Tác giả tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ – Ngữ văn 7 (Kết nối tri thức)

366

Toptailieu.vn xin giới thiệu Tóm tắt kiến thức trọng tâm về tác giả tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ Ngữ văn 7 (Kết nối tri thức) với đầy đủ các phần quan trọng như: tác giả tác phẩm, bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... Sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức Ngữ văn, từ đó học tốt môn Ngữ văn 7. Mời các bạn đón xem:

Tác giả tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ – Ngữ văn 7 (Kết nối tri thức)

I. Tác giả

Mùa xuân nho nhỏ - Ngữ văn lớp 7 - Kết nối tri thức (ảnh 1) 

- Thanh Hải (1930-1980)

- Quê quán: Thừa Thiên Huê

 

- Phong cách sáng tác: trong thời kì đất nước còn bị chia cắt, ông đã viết nhiều bài thơ thể hiện tình cảm yêu quê hương, khát vọng thống nhất đất nước

- Tác phẩm chính: Những đồng chí trung kiên(1962), Dấu võng Trường Sơn (1977), Mưa xuân đất này(1982)..

II. Tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ

1. Thể loạiThơ 5 chữ

2. Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ tác phẩm

- Tác phẩm được ra đời vào tháng 11/ 1980 trong lúc đất nước đang hồi sinh nhưng cũng vào lúc này nhà thơ mắc bệnh hiểm nghèo, ông đã sáng tác bài Mùa xuân nho nhỏ khi đang nằm trên giường bệnh.

3. Phương thức biểu đạt :biểu cảm

4. Bố cục tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ

Phần 1: Khổ thơ đầu:  Cảm nhận về mùa xuân thiên nhiên đất trời.

Phần 2: Khổ 2 và 3: mùa xuân đất nước, con người.

Phần 3: Khổ thơ 4 và 5: Khát vọng cống hiến của nhà thơ.

Phần 4: Còn lại: ca ngợi quê hương đất nước qua điệu ca Huế.

5. Tóm tắt tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ

Tấm lòng yêu da diết của tác giả với mùa xuân thiên nhiên đất trời, cùng với đó là ước nguyện chân thành muốn công hiến cho đất nước. Công hiến một mù xuân nhỏ bé của mình vào mùa xuân to đẹp của đất nước

6. Giá trị nội dung tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ

- Ca ngợi vẻ đẹp mùa xuân của thiên nhiên, đất trời, và suy tư về tuổi trẻ của đời người. Khát vọng muốn cống hiến những gì đẹp nhất cho đời

7. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ

- Thể thơ năm chữ

- Nhạc điệu trong sáng, vui tươi

- Sử dụng bút pháp so sánh, ẩn dụ

- Sử dụng phép điệp từ ngữ

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ

1. Mùa xuân của đất trời

- Bức tranh mùa xuân của thiên nhiên với những hình ảnh gần gũi, bình dị nhất

+ Màu xanh của dòng sông

+ Màu tím của hoa

+ Màu tím của hoa như điểm tô thêm vẻ đẹp của ông

+ Sắc tím mang đậm chất Huế

mọc” sức sống, trỗi dậy tươi mới của mùa xuân

- Âm thanh của mùa xuân

+ Tiếng chim chiền chiện hót

giọt long lanh rơi có thể là mưa hoặc sương

+ đưa tay hứng

- Tâm trạng say đắm của tác giả trước vẻ đẹp mùa xuân

 Bức tranh mùa xuân thiên nhiên của xứ Huế đầy chất thi vị, thơ mọng làm đắm say lòng người

2. Mùa xuân của đất nước

- Mùa xuân gắn liền với những hoạt động thường ngày

+ “Cầm súng”bảo vệ tổ quốc

+ “Ra đồng” lao động xây dựng đât nước

- Hai hình ảnh găn liền với nhau,song hành với nhau là 2 nhiệm vụ quan trọng của đất nước

-“ lộc’, “mùa xuân” , “ người’ trải rộng trong không gian gắn liền với cuộc sống nhân dân

-“ hối hả” , “ xôn xao” không khí lao động nhộn nhịp, đầy phấn khởi

- Hình ảnh mùa xuân còn gắn liền với hình ảnh đát nước trải qua bốn ngàn năm lịch sử

- Ý chí kiên cường, không chịu khuất  phục của dân tộc

 mùa xuân của đất nước gắn liền với hoạt động thường nhật, không khí lao động hăng say

3. Khát vọng cống hiến của tuổi trẻ

- Tác giả muốn là “ một mùa xuân nho nhỏ’ để hiến dâng cho cuộc đời bằng những gì đẹp nhất, bình dị nhất

- Mùa xuân của thiên nhiên, đất trời là vô hạn của con người là hữu hạn

- Những nguyện ước của tác giả hóa thân thành những vật thân thuộc nhất để điẻm tô cho đời

+ “con chim hót” góp tiếng ca cho đời thêm vui tươi

+ “ nhành hoa” khoe sắc, góp hương cho đời

+ “ nốt trầm” để tạo điểm nhấn cho đời

 Tác giả không ước mơ lớn lao, mà muốn hoa thân thành những điều gần gũi, chân thật nhất để làm đẹp cho đời bằng tất cả lòng chân thành, nhiệt huyết nhất

4. Ca ngợi vẻ đẹp đất nước qua những điệu dân ca Huế

- Những điệu hát thân thương của xứ Huế

+ “ta xin hát” giọng đầy tự hào, về lối sống nghĩa tình của cha ông

+ “Nam ai, Nam bình” là 2 điệu hát truyền thống đầy ngọt ngào của Huế

+ Dụng cụ dân tộc ‘phách tiền”

Đánh giá

0

0 đánh giá