Giải Toán 11 trang 119 Tập 1 (Cánh Diều)

279

Với giải SGK Toán 11 Cánh Diều trang 119 chi tiết trong Bài 6: Phép chiếu song song. Hình biểu diễn của một hình không gian giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán 11. Mời các bạn đón xem:

Giải Toán 11 trang 119 Tập 1 (Cánh Diều)

Bài tập

Bài 1 trang 119 Toán 11 Tập 1: Trong các Hình 88a, 88b, 88c, hình nào là hình biểu diễn cho hình tứ diện?

Toán 11 (Cánh diều) Bài 6: Phép chiếu song song. Hình biểu diễn của một hình không gian (ảnh 8)

Lời giải:

Các Hình 88a, 88b, 88c đều là hình biểu diễn cho hình tứ diện.

Bài 2 trang 119 Toán 11 Tập 1: Cho hình hộp ABCD.A’B’C’D’. Xác định ảnh của tam giác A’C’D’ qua phép chiếu song song lên mặt phẳng (ABCD) theo phương A’B.

Lời giải:

Toán 11 (Cánh diều) Bài 6: Phép chiếu song song. Hình biểu diễn của một hình không gian (ảnh 9)

• Qua phép chiếu song song lên mặt phẳng (ABCD) theo phương A’B thì điểm B là hình chiếu của điểm A’.

• Ta có (ABB’A’) // (CDD’C’);

            (ABB’A’) ∩ (A’BCD’) = A’B;

            (CDD’C’) ∩ (A’BCD’) = D’C.

Do đó A’B // D’C.

Khi đó qua phép chiếu song song lên mặt phẳng (ABCD) theo phương A’B thì điểm C là hình chiếu của điểm D’.

• Trong mp(CDD’C’), qua điểm C’ vẽ đường thẳng song song với D’C, cắt DC tại E.

Khi đó qua phép chiếu song song lên mặt phẳng (ABCD) theo phương A’B thì điểm E là hình chiếu của điểm C’.

Vậy ảnh của tam giác A’C’D’ qua phép chiếu song song lên mặt phẳng (ABCD) theo phương A’B là tam giác BEC.

Bài 3 trang 119 Toán 11 Tập 1: Vẽ hình biểu diễn của các vật trong Hình 89 và Hình 90.

Toán 11 (Cánh diều) Bài 6: Phép chiếu song song. Hình biểu diễn của một hình không gian (ảnh 10)

Lời giải:

Hình biểu diễn khối gỗ trong Hình 89:

Toán 11 (Cánh diều) Bài 6: Phép chiếu song song. Hình biểu diễn của một hình không gian (ảnh 11)

Hình biểu diễn viên gạch trong Hình 90:

Toán 11 (Cánh diều) Bài 6: Phép chiếu song song. Hình biểu diễn của một hình không gian (ảnh 12)

Bài 4 trang 119 Toán 11 Tập 1: Vẽ hình biểu diễn của:

a) Một tam giác vuông nội tiếp trong một đường tròn;

b) Một lục giác đều.

Lời giải:

a) Hình biểu diễn tam giác vuông nội tiếp đường tròn: Hình a).

Tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O) nên có một góc vuông, cạnh đối diện với góc vuông là đường kính của đường tròn.

Toán 11 (Cánh diều) Bài 6: Phép chiếu song song. Hình biểu diễn của một hình không gian (ảnh 13)

b) Hình biểu diễn lục giác đều: Hình b).

Đánh giá

0

0 đánh giá