SBT Toán 8 Bài 4: Đường trung bình của tam giác, hình thang | Giải SBT Toán lớp 8

532

Toptailieu.vn giới thiệu Giải sách bài tập Toán lớp 8 Bài 4: Đường trung bình của tam giác, hình thang chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Toán 8. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Toán 8 Bài 4: Đường trung bình của tam giác, hình thang

Bài 34 Trang 84 SBT Toán 8 Tập 1 Cho tam giác ABC, điểm D thuộc cạnh AC sao cho AD=12DC. Gọi M là trung điểm của BC, I là giao điểm của BD và AM. Chứng minh rằng AI=IM.

Phương pháp giải:

Sử dụng định nghĩa, tính chất đường trung bình của tam giác:

+) Đường trung bình của tam giác là đoạn thẳng nối trung điểm hai cạnh của tam giác.

+) Đường trung bình của tam giác thì song song với cạnh thứ ba và bằng nửa cạnh ấy.

+) Đường thẳng đi qua trung điểm một cạnh của tam giác và song song với cạnh thứ hai thì đi qua trung điểm cạnh thứ ba.

Lời giải:

Gọi E là trung điểm của DC

Trong BDC ta có:

M là trung điểm của BC(gt)

E là trung điểm của CD

Nên ME là đường trung bình của BCD

ME//BD ( tính chất đường trung bình của tam giác)

Suy ra: DI//ME

AD=12DC  (gt)

DE=12DC (theo cách vẽ)

AD=DE nên D là trung điểm của AE. 

Trong ΔAME có:

+) DI//ME

 +) D là trung điểm của AE

 ID là đường trung bình của ΔAME.

I là trung điểm của AM.

Nên AI=IM

Bài 35 Trang 84 SBT Toán  Tập 1 Hình thang ABCD có đáy AB, CD. Gọi E,F,I theo thứ tự là trung điểm của AD, BC, AC. Chứng minh rằng ba điểm E,I,F thẳng hàng.

Phương pháp giải:

Sử dụng định nghĩa, tính chất đường trung bình của tam giác:

+) Đường trung bình của tam giác là đoạn thẳng nối trung điểm hai cạnh của tam giác.

+) Đường trung bình của tam giác thì song song với cạnh thứ ba và bằng nửa cạnh ấy.

Sử dụng tiên đề Ơ-clit: Qua một điểm ở ngoài một đường thẳng chỉ có một đường thẳng song song với đường thẳng đó.

Lời giải:

Hình thang ABCD có AB//CD

E là trung điểm của AD(gt)

F là trung điểm của BC(gt)

Nên EF là đường trung bình của hình thang ABCD

EF//CD (tính chất đường trung bình hình thang)  (1)

Trong ADC có:

E là trung điểm của AD(gt)

I là trung điểm của AC(gt)

Nên EI là đường trung bình của ADC

EI//CD (tính chất đường trung bình tam giác) (2)

Từ (1) và (2) theo tiên đề Ơclít ta có đường thẳng EF và EI trùng nhau

Vậy E,I,F thẳng hàng.

Bài 36 Tranh 84 SBT Toán 8 Tập 1 Cho tứ giác ABCD. Gọi E,F,I theo thứ tự là trung điểm của AD, BC, AC. Chứng minh rằng:

a) EI//CD, IF//AB.

b) EFAB+CD2

Phương pháp giải:

a) Sử dụng định nghĩa, tính chất đường trung bình của tam giác: 

+) Đường trung bình của tam giác là đoạn thẳng nối trung điểm hai cạnh của tam giác.

+) Đường trung bình của tam giác thì song song với cạnh thứ ba và bằng nửa cạnh ấy.

b)  Sử dụng bất đẳng thức tam giác: Trong một tam giác, tổng độ dài hai cạnh bất kì bao giờ cũng lớn hơn độ dài cạnh còn lại.

Lời giải:

a) Trong tam giác ADC, ta có:

E là trung điểm của AD(gt)

I là trung điểm của AC(gt)

Nên EI là đường trung bình của ADC

EI//CD (tính chất đường trung bình của tam giác) và EI=CD2

Trong tam giác ABC ta có:

I là trung điểm của AC

F là trung điểm của BC

Nên IF là đường trung bình của ABC

IF//AB (tính chất đường trung bình của tam giác) và IF=AB2

b) Trong EIF ta có: EFEI+IF (dấu = xảy ra khi E,I,F thẳng hàng)

Mà EI=CD2;IF=AB2 (chứng minh trên)

EFCD2+AB2 

Vậy EFAB+CD2 (dấu bằng xảy ra khi AB//CD)


Bài 37 Trang 84 sBT Toán 8 Tập 1
Cho hình thang ABCD (AB//CD), M là trung điểm của AD, N là trung điểm của BC. Gọi I,K theo thứ tự là giao điểm của MN với BD,AC. Cho biết AB=6cm, CD=14cm. Tính các độ dài MI,IK,KN.

Phương pháp giải: 

Sử dụng định nghĩa, tính chất đường trung bình của tam giác và hình thang:

+) Đường trung bình của tam giác là đoạn thẳng nối trung điểm hai cạnh của tam giác.

+) Đường trung bình của hình thang là đoạn thẳng nối trung điểm hai cạnh bên của hình thang.

+) Đường trung bình của tam giác thì song song với cạnh thứ ba và bằng nửa cạnh ấy.

+) Đường trung bình của hình thang thì song song với hai cạnh đáy và bằng nửa tổng hai đáy.

+) Đường thẳng đi qua trung điểm một cạnh của tam giác và song song với cạnh thứ hai thì đi qua trung điểm cạnh thứ ba.

Lời giải:

Hình thang ABCD có AB//CD

M là trung điểm của AD(gt)

N là trung điểm của BC(gt)

Nên MN là đường trung bình của hình thang ABCD

MN//AB//CD và MN=AB+CD2=6+142=10(cm)

Trong tam giác ADC ta có:

M là trung điểm của AD

MK//CD

AK=KC (đường thẳng đi qua trung điểm một cạnh của tam giác và song song với cạnh thứ hai thì đi qua trung điểm cạnh thứ ba)

Suy ra MK là đường trung bình của ADC.

MK=12CD=12.14=7(cm)

Vậy: KN=MNMK=107=3(cm)

Trong ADB ta có:

M là trung điểm của AD

MI//AB

Nên DI=IB (đường thẳng đi qua trung điểm một cạnh của tam giác và song song với cạnh thứ hai thì đi qua trung điểm cạnh thứ ba)

MI là đường trung bình của DAB

MI=12AB=12.6=3(cm)

IK=MKMI=73=4(cm)

Bài 38 Trang 84 SBT Toán 8 Tập 1 Cho tam giác ABC, các đường trung tuyến BD và CE cắt nhau ở G. Gọi I,K theo thứ tự là trung điểm của GB,GC. Chứng minh rằng DE//IK, DE=IK.

Phương pháp giải:

Sử dụng định nghĩa, tính chất đường trung bình của tam giác:

+) Đường trung bình của tam giác là đoạn thẳng nối trung điểm hai cạnh của tam giác.

+) Đường trung bình của tam giác thì song song với cạnh thứ ba và bằng nửa cạnh ấy.

Lời giải:

 

Trong tam giác ABC ta có:

E là trung điểm của AB(gt)

D là trung điểm của AC(gt)

Nên ED là đường trung bình của tam giác ABC

ED//BC và ED=BC2  (tính chất đường trung bình của tam giác) (1)

Trong tam giác GBC ta có:

I là trung điểm của BG(gt)

K là trung điểm của CG(gt)

Nên IK là đường trung bình của GBC

IK//BC và IK=BC2  (tính chất đường trung bình của tam giác) (2)

Từ (1) và (2) suy ra: IK//DE và IK=DE.

Bài 39 TRang 84 SBT Toán 8 Tập 1 Cho tam giác ABC, đường trung tuyến AM. Gọi D là trung điểm của AM, E là giao điểm của BD và AC. Chứng minh rằng AE=12EC.

Phương pháp giải:

Sử dụng định nghĩa, tính chất đường trung bình của tam giác:

+) Đường trung bình của tam giác là đoạn thẳng nối trung điểm hai cạnh của tam giác.

+) Đường trung bình của tam giác thì song song với cạnh thứ ba và bằng nửa cạnh ấy.

+) Đường thẳng đi qua trung điểm một cạnh của tam giác và song song với cạnh thứ hai thì đi qua trung điểm cạnh thứ ba.

Lời giải:

Gọi F là trung điểm của EC

Trong CBE ta có:

M là trung điểm của cạnh CB

F là trung điểm của cạnh CE

Nên MF là đường trung bình của CBE

MF//BE (tính chất đường trung bình của tam giác) hay DE//MF

Trong tam giác AMF ta có:

D là trung điểm của AM

DE//MF

Suy ra: AE=EF (tính chất đường trung bình của tam giác)

Mà EF=FC=EC2 nên AE=12EC.

Bài 40 Trang 84 SBT Toán 8 Tập 1 Cho tam giác ABC, các đường trung tuyến BD, CE. Gọi M,N theo thứ tự là trung điểm của BE,CD. Gọi I,K theo thứ tự là giao điểm của MN với BD,CE. Chứng minh rằng MI=IK=KN.

Phương pháp giải:

Sử dụng định nghĩa, tính chất đường trung bình của tam giác và hình thang:

+) Đường trung bình của tam giác là đoạn thẳng nối trung điểm hai cạnh của tam giác.

+) Đường trung bình của hình thang là đoạn thẳng nối trung điểm hai cạnh bên của hình thang.

+) Đường trung bình của tam giác thì song song với cạnh thứ ba và bằng nửa cạnh ấy.

+) Đường trung bình của hình thang thì song song với hai cạnh đáy và bằng nửa tổng hai đáy.

+) Đường thẳng đi qua trung điểm một cạnh của tam giác và song song với cạnh thứ hai thì đi qua trung điểm cạnh thứ ba.

Lời giải:

Trong tam giác ABC ta có:

E là trung điểm của cạnh AB

D là trung điểm của cạnh AC

Nên ED là đường trung bình của ABC

ED//BC và ED=12BC (tính chất đường trung bình của tam giác)

Vì ED//BC nên tứ giác BCDE là hình thang. 

Trong hình thang BCDE, ta có: BC//DE

M là trung điểm cạnh bên BE

N là trung điểm cạnh bên CD

Nên MN là đường trung bình hình thang BCDEMN//DE

MN=DE+BC2=BC2+BC2=3BC4 (tính chất đường trung bình hình thang)

Trong tam giác BED ta có:

M là trung điểm của BE

MI//DE

Suy ra: MI là đường trung bình của BED

MI=12DE=12.12BC=14BC (tính chất đường trung bình tam giác)

Trong tam giác CED ta có:

N là trung điểm của CD

NK//DE

Suy ra: NK là đường trung bình của CED

NK=12DE=12.12BC=14BC (tính chất đường trung bình tam giác)

IK=MN(MI+NK)=34BC(14BC+14BC)=14BCMI=IK=KN=14BC

Bài 41 Trang 84 SBT Toán 8 Tập 1 Chứng minh rằng đường thẳng đi qua trung điểm một cạnh bên của hình thang và song song với hai đáy thì đi qua trung điểm của hai đường chéo và đi qua trung điểm của cạnh bên thứ hai.

Phương pháp giải:

+) Đường thẳng đi qua trung điểm một cạnh bên của hình thang và song song với hai đáy thì đi qua trung điểm cạnh bên thứ hai.

+) Đường thẳng đi qua trung điểm một cạnh của tam giác và song song với cạnh thứ hai thì đi qua trung điểm cạnh thứ ba.

Lời giải:

Xét hình thang ABCD có: AB//CD.

E là trung điểm của AD, đường thẳng đi qua E song song với AB cắt BC tại F, AC tại K, BD tại I.

Vì E là trung điểm của AD

EF//AB

Suy ra: BF=FC (tính chất đường trung bình hình thang)

+) Ta có EK//AB và AB//CD nên EK//DC

Trong tam giác ADC ta có:

E là trung điểm của AD

EK//DC

Suy ra: AK=KC (tính chất đường trung bình tam giác)

Trong tam giác ABD ta có:

E là trung điểm cạnh AD
EI//AB

Suy ra: BI=ID (tính chất đường trung bình của tam giác)

Vậy đường thẳng đi qua trung điểm E của cạnh bên AD của hình thang ABCD thì đi qua trung điểm cạnh bên BC và trung điểm hai đường chéo AC,BD.

Bài 42 Trang 84 SBT Toán 8 Tập 1 Chứng minh rằng trong hình thang mà hai đáy không bằng nhau, đoạn thẳng nối trung điểm của hai đường chéo bằng nửa hiệu hai đáy.

Phương pháp giải:

Sử dụng định nghĩa, tính chất đường trung bình của tam giác:

+) Đường trung bình của tam giác là đoạn thẳng nối trung điểm hai cạnh của tam giác.

+) Đường trung bình của tam giác thì song song với cạnh thứ ba và bằng nửa cạnh ấy.

Sử dụng tiên đề Ơ-clit: Qua một điểm nằm ngoài một đường thẳng chỉ có một đường thẳng song song với đường thẳng đó.

Lời giải:

Giả sử hình thang ABCD có AB//CD, AB<CD.

I,K lần lượt là trung điểm hai đường chéo BD,AC

Gọi F là trung điểm của BC

Trong tam giác ACB ta có:

K là trung điểm của cạnh AC

F là trung điểm của cạnh BC

Nên KF là đường trung bình của ABC

KF//AB và KF=12AB (tính chất đường trung bình của tam giác)

Trong tam giác BDC ta có:

I là trung điểm của cạnh BD

F là trung điểm của cạnh BC

Nên IF là đường trung bình của BDC

IF//CD và IF=12CD (tính chất đường trung bình của tam giác)

FK//AB mà AB//CD nên FK//CD

FI//CD (chứng minh trên)

Suy ra hai đường thẳng FI và FK trùng nhau.

I,K,F thẳng hàng

Lại có AB<CDAB2<CD2FK<FI nên K nằm giữa I và F

IF=IK+KF

IK=IFKF=12CD12AB=CDAB2


Bài 43 Trang 84 SBT Toán 8 Tập 1
Hình thang ABCD có AB//CD, AB=a, BC=b, CD=c, DA=d. Các đường phân giác của các góc ngoài đỉnh A và D cắt nhau tại M, các đường phân giác của các góc ngoài đỉnh B và C cắt nhau tại N.

a) Chứng ninh rằng MN//CD.

b) Tính độ dài MN theo a,b,c,d (a,b,c,d có cùng đơn vị đo)

Phương pháp giải:

+) Trong tam giác cân, đường phân giác ứng với cạnh đáy cũng là đường trung tuyến.

+) Đường trung bình của hình thang là đoạn thẳng nối trung điểm hai cạnh bên của hình thang.

+) Đường trung bình của hình thang thì song song với hai cạnh đáy và bằng nửa tổng hai đáy.

Lời giải:

 

a) Gọi M và N là giao điểm của tia AM và BN với CD.

Vì ABCD là hình thang nên AB//CD hay AB//MN

Suy ra ABNM cũng là hình thang.

Ta có:

Vì AB//MN nên M^=A^2 (hai góc so le trong)

A^1=A^2 (do AM' là phân giác góc ngoài tại đỉnh A)

Suy ra: M^=A^1 

Nên ADM cân tại D

Có DM là phân giác của ADM^ 

Suy ra: DM là đường trung tuyến (tính chất tam giác cân)

AM=MM (1)

Vì AB//MN nên N^=B^2 (hai góc so le trong)

B^1=B^2 (do BN' là phân giác góc ngoài tại đỉnh B)

Suy ra: N^=B^1 

Nên BCN cân tại C

Có CN là phân giác của BCN^

Suy ra: CN là đường trung tuyến (tính chất tam giác cân)

BN=NN (2)

Từ (1) và (2) suy ra: MN là đường trung bình của hình thang ABNM

MN//MN (tính chất đường trung bình hình thang)

Hay MN//CD

b) MN=AB+MN2 (tính chất đường trung bình của hình thang)

MN=AB+MD+CD+CN2()

Mà MD=AD (vì ADM cân tại D) và CN=BC (vì BCN cân tại C)

Thay vào () ta được: 

MN=AB+AD+CD+BC2=a+d+c+b2

Bài 44 Trang 85 SBT Toán 8 Tập 1 Cho tam giác ABC, đường trung tuyến AM. Gọi O là trung điểm của AM. Qua O kẻ đường thẳng d cắt các cạnh AB và AC. Gọi AA,BB,CC là các đường vuông góc kẻ từ A,B,C đến đường thẳng d. Chứng minh rằng: AA=BB+CC2

Phương pháp giải:

+) Đường thẳng đi qua trung điểm một cạnh bên của hình thang và song song với hai đáy thì đi qua trung điểm cạnh bên thứ hai.

+) Đường trung bình của hình thang thì song song với hai cạnh đáy và bằng nửa tổng hai đáy.

Lời giải:

Ta có: BBd(gt)

            CCd(gt)

Suy ra: BB//CC

Tứ giác BBCC là hình thang

Kẻ MMd

MM//BB//CC

Ta lại có: M là trung điểm của BC (do AM là đường trung tuyến của tam giác ABC)

Nên MM là đường trung bình của hình thang BBCC

MM=BB+CC2(1)

Xét tam giác vuông AAO và tam giác vuông MMO:

OAA^=OMM^=900

AO=MO(gt)

AOA^=MOM^ (đối đỉnh)

Do đó: AAO=MMO (cạnh huyền, góc nhọn)

AA=MM(2)

Từ (1) và (2) suy ra: AA=BB+CC2.


Bài 4.1 Trang 85 SBT Toán 8 Tập 1
Trên hình bs.1, ta có AB//CD//EF//GH và AC=CE=EG. Biết CD=9, GH=13. Các độ dài AB và EF bằng:

(A) 8 và 10              (B) 6 và 12

(C) 7 và 11               (D) 7 và 12

Phương pháp giải:

+) Đường thẳng đi qua trung điểm một cạnh bên của hình thang và song song với hai đáy thì đi qua trung điểm cạnh bên thứ hai.

+) Đường trung bình của hình thang thì song song với hai cạnh đáy và bằng nửa tổng hai đáy.

Lời giải:

Ta có CD//GH nên tứ giác CDHG là hình thang.

CE=EG E là trung điểm của CG

EF//CD//GH

F là trung điểm của DH

EF là đường trung bình của hình thang CDHG 

EF=CD+GH2=9+132=11

Ta có AB//EF nên tứ giác ABFE là hình thang.

AC=CE C là trung điểm của AE

CD//AB//EF

D là trung điểm của BF

CD là đường trung bình của hình thang ABFE 

CD=AB+EF2

AB=2CDEF=2.911=7

Chọn (C) 7 và 11.

Bài 4.2 Trang 85 SBT Toán 8 Tập 1 Cho đường thẳng d và hai điểm A,B có khoảng cách đến đường thẳng d theo thứ tự là 20cm và 6cm. Gọi C là trung điểm của AB. Tính khoảng cách từ C đến đường thẳng d.

Phương pháp giải:

Chú ý: Chia hai trường hợp: A,B cùng phía với d và A,B khác phía với d.

Sử dụng định nghĩa, tính chất đường trung bình của tam giác và hình thang:

+) Đường thẳng đi qua trung điểm một cạnh bên của hình thang và song song với hai đáy thì đi qua trung điểm cạnh bên thứ hai.

+) Đường trung bình của hình thang thì song song với hai cạnh đáy và bằng nửa tổng hai đáy.

+) Đường thẳng đi qua trung điểm một cạnh của tam giác và song song với cạnh thứ hai thì đi qua trung điểm cạnh thứ ba.

+) Đường trung bình của tam giác thì song song với cạnh thứ ba và bằng nửa cạnh ấy.

Lời giải:

a) Trường hợp A và B nằm trên một nửa mặt phẳng bờ chứa đường thẳng d.

Gọi A,B là chân đường vuông góc kẻ từ A và B đến d

AAd; BBdAA//BB

Tứ giác ABBA là hình thang. Kẻ CHd

CH//AA//BB mà C là trung điểm của AB nên CH là đường trung bình của hình thang ABBA

CH=AA+BB2=20+62=13(cm)

b) Trường hợp A và B nằm trên hai nửa mặt phẳng đối bờ chứa đường thẳng d

Kẻ CHd cắt AB tại K

CH//AA//BB

Trong AAB ta có: AC=CB

Mà CK//AA nên AK=KB và CK là đường trung bình của tam giác AAB

CK=AA2  (tính chất đường trung bình của tam giác)

CK=202=10(cm)

Trong ABB có AK=KB và KH//BB

Nên KH là đường trung bình của ABB

KH=BB2 (tính chất đường trung bình của tam giác)

KH=62=3(cm)

CH=CKKH=103=7(cm)

Bài 4.3 Trang 85 SBT Toán 8 Tập 1 Cho tam giác ABC. Gọi M là trung điểm của BC. Trên tia đối của tia BA lấy điểm D sao cho BD=AB. Gọi K là giao điểm của DM và AC. Chứng minh rằng AK=2KC.

Phương pháp giải:

Sử dụng định nghĩa, tính chất đường trung bình của tam giác:

+) Đường trung bình của tam giác là đoạn thẳng nối trung điểm hai cạnh của tam giác.

+) Đường trung bình của tam giác thì song song với cạnh thứ ba và bằng nửa cạnh ấy.

+) Đường thẳng đi qua trung điểm một cạnh của tam giác và song song với cạnh thứ hai thì đi qua trung điểm cạnh thứ ba.

Lời giải:

Gọi H là trung điểm của AK

Trong ADK ta có:

     H là trung điểm của AK

     B là trung điểm của AD ( AB=BD)

BH là đường trung bình của ADK.

BH//DK (tính chất đường trung bình của tam giác)

Hay BH//MK

Trong BCH ta có M là trung điểm của BC

MK//BH

CK=HK

AK=AH+HK=2HK

Suy ra: AK=2CK (vì CK=HK)

Đánh giá

0

0 đánh giá