SBT Toán 8 Bài 6: Đối xứng trục | Giải SBT Toán lớp 8

521

Toptailieu.vn giới thiệu Giải sách bài tập Toán lớp 8 Bài 6: Đối xứng trục chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Toán 8. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Toán 8 Bài 6: Đối xứng trục

Bài 60 Trang 86 SBT Toán 8 Tập 1 Cho tam giác ABC có A^=700, điểm M thuộc cạnh BC. Vẽ điểm D đối xứng với M qua AB, vẽ điểm E đối xứng với M qua AC.

a) Chứng minh rằng AD=AE.

b) Tính số đo góc DAE.

Phương pháp giải:

+) Sử dụng định nghĩa: Hai điểm gọi là đối xứng với nhau qua đường thẳng d nếu d là đường trung trực của đoạn thẳng nối hai điểm đó.

+) Sử dụng tính chất đường trung trực: Điểm nằm trên đường trung trực của một đoạn thẳng thì cách đều hai đầu mút của đoạn thẳng đó.

+) Trong tam giác cân, đường trung tuyến ứng với cạnh đáy cũng là đường trung trực, đường phân giác.

Lời giải:

a) Vì D đối xứng với M qua trục AB

AB là đường trung trực của MD.

AD=AM (tính chất đường trung trực) (1)

Vì E đối xứng với M qua trục AC

AC là đường trung trực của ME

AM=AE ( tính chất đường trung trực) (2)

Từ (1) và (2) suy ra : AD=AE

b) AD=AM suy ra AMD cân tại A có  ABMD nên AB cũng là đường phân giác của góc MAD

A^1=A^2

AM=AE suy ra AME cân tại A có ACME nên AC cũng là đường phân giác của MAE^

A^3=A^4

DAE^=A^1+A^2+A^3+A^4

=2(A^2+A^3)=2BAC^=2.700=1400

Bài 61 Trang 87 SBT Toán 8 Tập 1 Cho tam giác nhọn ABC có A^=600, trực tâm H. Gọi M là điểm đối xứng với H qua BC.

a) Chứng minh BHC=BMC.

b) Tính BMC^

Phương pháp giải:

+) Sử dụng định nghĩa: Hai điểm gọi là đối xứng với nhau qua đường thẳng d nếu d là đường trung trực của đoạn thẳng nối hai điểm đó.

+) Sử dụng tính chất đường trung trực: Điểm nằm trên đường trung trực của một đoạn thẳng thì cách đều hai đầu mút của đoạn thẳng đó.

+) Tổng bốn góc của một tứ giác bằng 360o.

Lời giải:

a) Vì M đối xứng với H qua trục BC

  BC là đường trung trực của HM

  BH=BM ( tính chất đường trung trực)

      CH=CM ( tính chất đường trung trực)

+ Xét tam giác BHC và tam giác BMC có:

Cạnh BC chung

BH=BM ( chứng minh trên)

CH=CM (chứng minh trên) 

Suy ra: BHC=BMC(c.c.c)

b) Gọi giao điểm BH với AC là D, giao điểm của CH và AB là E

H là trực tâm của ABC

BDAC,CEAB

Xét tứ giác ADHE ta có:

 DHE^+A^+D^+E^=3600 (tổng 4 góc trong tứ giác bằng 3600) 

 DHE^=3600(A^+D^+E^)

=3600(600+900+900)=1200

BHC^=DHE^  (đối đỉnh)

BHC=BMC (chứng minh trên)

BMC^=BHC^

Suy ra: BMC^=DHE^=1200

Bài 62 Trang 87 SBT Toán 8 Tập 1 Cho hình thang vuông ABCD (A^=D^=900). Gọi điểm H là điểm đối xứng với B qua AD, I là giao điểm của CH và AD. Chứng minh rằng AIB^=DIC^

Phương pháp giải:

Nếu hai góc đối xứng với nhau qua một đường thẳng thì chúng bằng nhau.

Lời giải:

B và H đối xứng qua AD.

I và A đối xứng với chính nó qua AD

Nên AIB^ đối xứng với AIH^ qua AD

AIB^=AIH^

Mà AIH^=DIC^( 2 góc đối đỉnh)

Suy ra:  AIB^=DIC^

Bài 63 Trang 87 SBT Toán 8 Tập 1 Cho hai điểm A,B thuộc cùng một nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng xy (AB không vuông góc với xy). Gọi A là điểm đối xứng với A qua xy, C là giao điểm của AB và xy. Gọi M là điểm bất kì khác C thuộc đường thẳng xy. Chứng minh rằng AC+CB<AM+MB.

Phương pháp giải:

+) Sử dụng định nghĩa: Hai điểm gọi là đối xứng với nhau qua đường thẳng d nếu d là đường trung trực của đoạn thẳng nối hai điểm đó.

+) Sử dụng tính chất đường trung trực: Điểm nằm trên đường trung trực của một đoạn thẳng thì cách đều hai đầu mút của đoạn thẳng đó.

+) Sử dụng bất đẳng thức tam giác: Trong một tam giác, tổng độ dài hai cạnh bất kì bao giờ cũng lớn hơn độ dài cạnh còn lại.

Lời giải:

Vì A đối xứng với A qua xy

xy là đường trung trực của AA

CA=CA (tính chất đường trung trực)

MA=MA (tính chất đường trung trực)

AC+CB=AC+CB=AB(1)

MA+MB=MA+MB(2)

Trong MAB ta có:

AB<AM+MB (bất đẳng thức tam giác) (3)

Từ (1), (2) và (3) suy ra: AC+CB<AM+MB

Bài 64 Trang 87 SBT Toán 8 Tập 1 Cho tam giác ABC cân tại A, đường cao AH. Trên cạnh AB lấy điểm I, trên cạnh AC lấy điểm K sao cho AI=AK. Chứng minh rằng điểm I đối xứng với điểm K qua  AH.

Phương pháp giải:

+) Sử dụng định nghĩa: Hai điểm gọi là đối xứng với nhau qua đường thẳng d nếu d là đường trung trực của đoạn thẳng nối hai điểm đó.

+) Trong tam giác cân, đường trung tuyến ứng với cạnh đáy cũng là đường trung trực, đường phân giác.

Lời giải:

ABC cân tại A có AHBC(gt)

Suy ra AH là tia phân giác A^

Lại có AI=AK(gt)

AIK cân tại A

AIK cân tại A có AH là tia phân giác A^ nên AH cũng là đường trung trực của IK

Vậy I đối xứng với K qua AH.

Bài 65 Trang 87 SBT Toán 8 Tập 1 Tứ giác ABCD có AB=BC, CD=DA (hình cái diều). Chứng minh rằng điểm A đối xứng với điểm C qua đường thẳng BD.

Phương pháp giải:

+) Sử dụng định nghĩa: Hai điểm gọi là đối xứng với nhau qua đường thẳng d nếu d là đường trung trực của đoạn thẳng nối hai điểm đó.

+) Sử dụng tính chất đường trung trực: Điểm cách đều hai đầu mút của một đoạn thẳng thì nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng đó.

Lời giải:

Ta có: BA=BC(gt)

Suy ra B thuộc đường trung trực của AC

DC=DA(gt)

Suy ra D thuộc đường trung trực của AC

Mà BD nên BD là đường trung trực của AC

Do đó A đối xứng với C qua đường thẳng BD.

Bài 66 Trang 87 SBT Toán 8 Tập 1 Tam giác ABC có AB<AC. Gọi d là đường trung trực của BC. Vẽ điểm K đối xứng với điểm A qua đường thẳng d.

a) Tìm các đoạn thẳng đối xứng với đoạn thẳng AB qua d, đối xứng với đoạn thẳng AC qua d.

b) Tứ giác AKCB là hình gì ? Vì sao ?

Phương pháp giải:

+) Sử dụng định nghĩa: Hai điểm gọi là đối xứng với nhau qua đường thẳng d nếu d là đường trung trực của đoạn thẳng nối hai điểm đó.

+) Sử dụng định nghĩa: Hình thang là tứ giác có hai cạnh đối song song.

+) Hình thang có hai đường chéo bằng nhau là hình thang cân.

+) Nếu hai đoạn thẳng đối xứng với nhau qua một đường thẳng thì chúng bằng nhau.

Lời giải:

a) d là đường trung trực của BC nên B và C đối xứng qua d

K đối xứng với A qua d

Do đó:

Đoạn thẳng đối xứng với đoạn AB qua d là đoạn KC

Đoạn thẳng đối xứng với đoạn AC qua d là đoạn KB

b) d là đường trung trực của BC(gt)

dBC

A và K đối xứng qua d nên d là trung trực của AK

dAK

Suy ra: BC//AK. Tứ giác ABCK là hình thang 

AC và KB đối xứng qua d nên AC=BK.

Vậy hình thang ABCK là hình thang cân.

Bài 67 Trang 87 SBT Toán 8 Tập 1 Cho tam giác ABC. Điểm M nằm trên đường phân giác của góc ngoài đỉnh C (M khác C). Chứng minh rằng AC+CB<AM+MB.

Phương pháp giải:

+) Sử dụng tính chất đường trung trực: Điểm nằm trên đường trung trực của một đoạn thẳng thì cách đều hai đầu mút của đoạn thẳng đó.

+) Trong tam giác cân, đường trung tuyến ứng với cạnh đáy cũng là đường trung trực, đường phân giác.

+) Sử dụng bất đẳng thức tam giác: Trong một tam giác, tổng độ dài hai cạnh bất kì bao giờ cũng lớn hơn độ dài cạnh còn lại.

Lời giải:

Trên tia đối tia CB lấy điểm E sao cho CE=CA. Nối MA, ME nên ACE cân tại C có CM là đường phân giác nên CM cũng là đường trung trực (tính chất tam giác cân)

MA=ME ( tính chất đường trung trực)

Ta có:  AC+BC=BC+CE=BE(1) (vì CE=AC)

MA+MB=MB+ME(2)

Trong MBE ta có: BE<MB+ME ( bất đẳng thức tam giác) (3)

Từ (1),(2) và (3) suy ra:  AC+BC<MA+MB

Bài 68 Trang 87 SBT Toán 8 Tập 1 Trong các hình nét đậm vẽ trên giấy kẻ ô vuông ở hình 4, hình 5, hình nào có trục đối xứng ? 

Phương pháp giải:

Sử dụng định nghĩa: Đường thẳng d gọi là trục đối xứng của hình  nếu điểm đối xứng với mỗi điểm thuộc hình  qua đường thẳng d  cũng thuộc hình .

Lời giải:

Hình nét đậm ở hình 4 có trục đối xứng.

Bài 69 Trang 88 SBT Toán 8 Tập 1 Vẽ hình đối xứng qua đường thẳng d của hình đã vẽ (h.6). 

Phương pháp giải:

Sử dụng kiến thức: Hai hình được gọi là đối xứng với nhau qua đường thẳng d nếu mỗi điểm thuộc hình này đối xứng với một điểm thuộc hình kia qua đường thẳng d và ngược lại.

Lời giải:

Cách vẽ: 

+) Hình phía trên:

Gọi tên như hình vẽ dưới đây.

- Kéo dài AB, CD cắt d tại M, Q

- Trên tia AB lấy A', B' sao cho MB' = MB; MA' = MA

- Trên tia CD lấy C', D' sao cho QC' = QC; QD' = QD

- Trên tia EN lấy E' sao cho NE = NE'

- Trên tia FP lấy F' sao cho PF = PF'

Nối các điểm đã dựng ta được hình đối xứng qua d của hình đã cho.

+) Hình phía dưới:

Gọi tên như hình vẽ dưới đây.

- Vẽ A' đối xứng với A qua đường thẳng d, vẽ B' đối xứng với B qua đường thẳng d

- Nối A'B', A'G

- Vẽ E' đối xứng với E qua đường thẳng d, nối E'F

- Vẽ C' đối xứng với C qua đường thẳng d, vẽ D' đối xứng với D qua đường thẳng d

- Nối E'D', C'D', C'B' ta được hình đối xứng với hình đã cho qua d. 

Bài 70 Trang 88 SBT Toán 8 Tập 1 Điền dấu “x” vào ô thích hợp:

Câu khẳng định Đúng Sai
a. Tam giác có một trục đối xứng là tam giác cân     
b. Tứ giác có một trục đối xứng là hình thang cân     

 

 

 

 

 

Phương pháp giải:

Sử dụng định nghĩa: Đường thẳng d gọi là trục đối xứng của hình H nếu điểm đối xứng với mỗi điểm thuộc hình H qua đường thẳng d  cũng thuộc hình H.

Trong trường hợp này ta còn nói rằng hình H có trục đối xứng d. 

Lời giải:

Câu khẳng định Đúng Sai
a. Tam giác có một trục đối xứng là tam giác cân       x  
b. Tứ giác có một trục đối xứng là hình thang cân        x

Câu b sai vì: Hình ABCD dưới đây có 1 trục đối xứng là BD nhưng ABCD lại không phải hình thang cân.

Bài 71 Trang 88 SBT Toán 8 Tập 1 Chứng minh rằng giao điểm hai đường chéo của hình thang cân nằm trên trục đối xứng của hình thang cân.

Phương pháp giải:

+) Trong hình thang cân, hai cạnh bên bằng nhau.

+) Trong hình thang cân, hai đường chéo bằng nhau.

+) Đường thẳng đi qua trung điểm hai đáy của hình thang cân là trục đối xứng của hình thang cân đó.

Lời giải:

Hình thang cân ABCD có AB//CD. Gọi O là giao điểm của hai đường chéo AC và BD.

Xét ADC và BCD:

AD=BC ( tính chất hình thang cân)

AC=BD ( tính chất hình thang cân)

CD cạnh chung

Do đó ADC=BCD(c.c.c)

D^1=C^1  

OCD cân tại O

OC=OD nên O nằm trên đường trung trực của CD.

Trục đối xứng của hình thang cân là đường thẳng trung trực của hai đáy.

Vậy O thuộc trục đối xứng của hình thang cân.

Bài 72 Trang 88 SBT Toán 8 Tập 1 Cho góc nhọn xOy, điểm A nằm trong góc đó. Dựng điểm B thuộc tia Ox, điểm C thuộc tia Oy sao cho tam giác ABC có chu vi nhỏ nhất. 

Phương pháp giải:

+) Sử dụng định nghĩa: Hai điểm gọi là đối xứng với nhau qua đường thẳng d nếu d là đường trung trực của đoạn thẳng nối hai điểm đó.

+) Sử dụng tính chất đường trung trực: Điểm cách đều hai đầu mút của một đoạn thẳng thì nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng đó.

Lời giải: 

Cách dựng:

- Dựng điểm D đối xứng với A qua Ox

- Dựng điểm E đối xứng với A qua tia Oy

- Nối DE cắt Ox tại B,Oy tại C

Tam giác ABC là tam giác có chu vi nhỏ nhất.

Vì xOy^<900 nên DE luôn cắt Ox và Oy do đó ABC luôn dựng được.

Chứng minh:

Chu vi ABC bằng AB+BC+AC

Vì D đối xứng với A qua Ox nên Ox là đường trung trực của AD

AB=BD ( tính chất đường trung trực)

E đối xứng với A qua Oy nên Oy là đường trung trực của AE

AC=CE ( tính chất đường trung trực)

Suy ra: AB+BC+AC=BD+BC+CE=DE(1)

Lấy B bất kì trên Ox, C bất kì trên tia Oy. Nối CE, CA, BA, BD.

Ta có: BA=BD ( tính chất đường trung trực)

            CA=CE (tính chất đường trung trực)

Chu vi ABC bằng AB+AC+BC=BD+BC+CE(2)

Vì DEBD+BC+CE (dấu bằng sảy ra khi B trùng B, C trùng C)

nên chu vi của ABC chu vị của ABC

Vậy ABC có chu vi bé nhất.

Bài 6.1 Trang 88 SBT Toán 8 Tập 1 Hãy nối mỗi cột của ô bên trái với một ô của cột bên phải để được khẳng định đúng. 

1. Trục đối xứng của tam giác ABC(AB=BC) là

A. đường trung trực của AB.

2. Trục đối xứng của hình thang cân ABCD(AB//CD) là

B. đường trung trực của BC.

 

C. đường trung trực của AC.

Phương pháp giải:

+) Sử dụng định nghĩa: Đường thẳng d gọi là trục đối xứng của hình  nếu điểm đối xứng với mỗi điểm thuộc hình  qua đường thẳng d  cũng thuộc hình .

+) Đường thẳng đi qua trung điểm hai đáy của hình thang cân là trục đối xứng của hình thang cân đó.

Lời giải:

Nối 1. với C

Nối 2. với A

Bài 6.2 Trang 88 SBT Toán 8 Tập 1 Cho tam giác ABC cân tại A. Trên tia đối của tia AB lấy điểm D, trên tia đối của tia AC lấy điểm E sao cho AD=AE. Gọi M là trung điểm của BC. Chứng minh rằng D đối xứng với E qua AM.

Phương pháp giải:

+) Trong tam giác cân, đường trung tuyến ứng với cạnh đáy cũng là đường trung trực, đường phân giác.

+) Sử dụng định nghĩa: Hai điểm gọi là đối xứng với nhau qua đường thẳng d nếu d là đường trung trực của đoạn thẳng nối hai điểm đó.

Lời giải:

ABC cân tại A có AM là đường trung tuyến

AM là tia phân giác BAC^ (tính chất tam giác cân)

BAM^=MAC^ (1)

Kéo dài MA cắt DE tại N, ta có:

BAM^=DAN^ (đối đỉnh) (2)

MAC^=NAE^ (đối đỉnh) (3)

Từ (1), (2) và (3) suy ra: DAN^=NAE^

Hay AN là tia phân giác của góc DAE.

ADE cân tại A có AN là tia phân giác

AN là đường trung trực của DE

hay AM là đường trung trực của DE

Vậy D đối xứng với E qua AM.

Đánh giá

0

0 đánh giá