Lý thuyết Mặt phẳng tọa độ. Đồ thị của hàm số (Cánh diều) hay, chi tiết | Lý thuyết Toán 8

376

Toptailieu.vn xin giới thiệu Lý thuyết Mặt phẳng tọa độ. Đồ thị của hàm số (Cánh diều) hay, chi tiết | Lý thuyết Toán 8. Bài viết gồm phần lý thuyết trọng tâm nhất được trình bày một cách dễ hiểu, dễ nhớ bên cạnh đó là bộ câu hỏi trắc nghiệm có hướng dẫn giải chi tiết để học sinh có thể vận dụng ngay lý thuyết, nắm bài một cách hiệu quả nhất. Mời các bạn đón xem:

Lý thuyết Mặt phẳng tọa độ. Đồ thị của hàm số (Cánh diều) hay, chi tiết | Lý thuyết Toán 8

Bài giải Bài 2: Mặt phẳng tọa độ. Đồ thị của hàm số

A. Lý thuyết Mặt phẳng tọa độ. Đồ thị của hàm số

1. Mặt phẳng tọa độ

Trên mặt phẳng, ta vẽ hai trục số Ox, Oy vuông góc với nhau và cắt nhau tại gốc O của mỗi trục. Khi đó ta có trục tọa độ Oxy.

Trục Ox, Oy gọi là các trục tọa độ. Ox là trục hoành, Oy là trục tung. O là gốc tọa độ.

Mặt phẳng có hệ trục tọa độ Oxy gọi là mặt phẳng Oxy.

Chú ý. Các đơn vị độ dài trên hai trục tọa độ được chọn bằng nhau.

2. Tọa độ của một điểm trong mặt phẳng tọa độ

Lý thuyết Mặt phẳng tọa độ. Đồ thị của hàm số (Cánh diều) Toán 8 (ảnh 1)

Cho điểm M nằm trong mặt phẳng tọa độ. 

Giả sử hình chiếu của điểm M lên Ox là điểm a, lên Oy là điểm b. Cặp số (a;b) gọi là tọa độ của điểm M, a là hoành độ, b là tung độ.

Điểm M có tọa độ (a; b) kí hiệu là M(a; b).

3. Độ thị của hàm số

Đồ thị của hàm số y = f(x) là tập hợp tất cả các điểm biểu diễn các cặp giá trị tương ứng (x;f(x)) trên mặt phẳng tọa độ.

Ví dụ: Xét hàm số y = 2x

Giá trị y1; y2 tương ứng với x1 = -1; x2 = 1 là: y= 2.(-1) = -2; y= 2.1 = 2

Hàm số y = 2x có đồ thị như sau:

 Lý thuyết Mặt phẳng tọa độ. Đồ thị của hàm số (Cánh diều) Toán 8 (ảnh 2)

B. Bài tập Mặt phẳng tọa độ. Đồ thị của hàm số

Bài 1: Vẽ mặt phẳng tọa độ Oxy và đánh dấu vị trí các điểm sau trên đó A(3; −0,5), B(−2; 1), C(2,5; 2,5), D(−3; −2).

Hướng dẫn giải

Cách xác định:

- Từ điểm biểu diễn hoành độ của điểm cho trước, kẻ một đường thẳng song song với trục tung.

- Tử điểm biểu diễn tung độ của điểm cho trước, kẻ một đường thẳng song song với trục hoành.

- Giao điểm của hai đường thẳng vừa dựng là điểm phải tìm.

Lý thuyết Toán 8 Cánh diều Bài 2: Mặt phẳng tọa độ. Đồ thị của hàm số

Bài 2: Viết tọa độ các điểm A, N, P, Q trong hình bên dưới.

Lý thuyết Toán 8 Cánh diều Bài 2: Mặt phẳng tọa độ. Đồ thị của hàm số

Hướng dẫn giải

Cách xác định:

- Từ điểm đã cho kẻ đường thẳng song song với trục tung, cắt trục hoành tại một điểm biểu diễn hoành độ của điểm đó.

- Từ điểm đã cho kẻ đường thẳng song song với trục hoành, cắt trục tung tại một điểm biểu diễn tung độ của điểm đó.

- Hoành độ và tung độ tìm được là tọa độ của điểm đã cho.

Từ đó, ta các định được tọa độ các điểm là: A(1; 1), N(3; 1), P(3; 2), Q(1; 2).

Xem thêm các bài lý thuyết Toán 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 1: Hàm số

Bài 3: Hàm số bậc nhất y = ax + b (a ≠ 0)

Bài 4: Đồ thị hàm số bậc nhất y = ax + b (a ≠ 0)

Bài 1: Hình chóp tam giác đều

Bài 2: Hình chóp tứ giác đều

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá