Lý thuyết Đồ thị hàm số bậc nhất y = ax + b (a ≠ 0) (Cánh diều) hay, chi tiết | Lý thuyết Toán 8

384

Toptailieu.vn xin giới thiệu Lý thuyết Đồ thị hàm số bậc nhất y = ax + b (a ≠ 0) (Cánh diều) hay, chi tiết | Lý thuyết Toán 8. Bài viết gồm phần lý thuyết trọng tâm nhất được trình bày một cách dễ hiểu, dễ nhớ bên cạnh đó là bộ câu hỏi trắc nghiệm có hướng dẫn giải chi tiết để học sinh có thể vận dụng ngay lý thuyết, nắm bài một cách hiệu quả nhất. Mời các bạn đón xem:

Lý thuyết Đồ thị hàm số bậc nhất y = ax + b (a ≠ 0) (Cánh diều) hay, chi tiết | Lý thuyết Toán 8

Bài giải Bài 4: Đồ thị hàm số bậc nhất y = ax + b (a ≠ 0)

A. Lý thuyết Đồ thị hàm số bậc nhất y = ax + b (a ≠ 0)

1. Đồ thị của hàm số bậc nhất

Đồ thị của hàm số y = ax + b (a ≠ 0) là một đường thẳng.

Chú ý: Đồ thị hàm số y = ax + b (a 0) còn gọi là đường thẳng y = ax + b (a 0).

Ví dụ: Cho hàm số y = 2x – 3 có hai điểm A(1, -1) và B(2; 1) thuộc đồ thị của hàm số y = 2x – 3.

 Lý thuyết Đồ thị hàm số bậc nhất y = ax + b (a ≠ 0) (Cánh diều) Toán 8 (ảnh 1)

2. Vẽ đồ thị của hàm số bậc nhất

Hàm số y = ax (a 0)

Để vẽ đồ thị của hàm số y = ax (a 0), ta có thể xác định điểm A(1; a) rồi vẽ đường thẳng đi qua hai điểm O và A.

Hàm số y = ax + b (a 0)

Để vẽ đồ thị của hàm số y = ax + b (a 0, b 0), ta có thể xác định hai điểm P(0; b) và Q(-Lý thuyết Đồ thị hàm số bậc nhất y = ax + b (a ≠ 0) (Cánh diều) Toán 8 (ảnh 2);0) rồi vẽ dường thẳng đi qua hai điểm đó.

Ví dụ: Cho hàm số y = -2x + 4

Với x = 0 thì y =  4, ta được điểm P(0;4)

Với y = 0 thì x = 22, ta được điểm Q(2;0)

Vậy đồ thị hàm số y = -2x + 4 là đường thẳng đi qua hai điểm P(0;4) và Q(2;0)

Lý thuyết Đồ thị hàm số bậc nhất y = ax + b (a ≠ 0) (Cánh diều) Toán 8 (ảnh 3)

3. Hệ số góc của đường thẳng y = ax + b (a ≠ 0)

Góc tạo bởi đường thẳng y = ax + b (a ≠ 0) và trục Ox.

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho đường thẳng y = ax + b (a 0). Gọi A là giao điểm của đường thẳng y = ax + b và trục Ox, T là một điểm thuộc đường thẳng y = ax + b và có tung độ dương.

Góc α tạo bởi hai tia Ax và AT gọi là góc tạo bởi đường thẳng y = ax + b và trục Ox (hoặc nói đường thẳng y = ax + b tạo với trục Ox một góc α)

Lý thuyết Đồ thị hàm số bậc nhất y = ax + b (a ≠ 0) (Cánh diều) Toán 8 (ảnh 4)

Hệ số góc

Trên mặt phẳng tọa độ Oxy, cho đường thẳng y = ax + b (a 0). Hệ số a gọi là hệ số góc của đường thẳng y = ax + b (a 0).

Nhận xét:

Khi hệ số góc a > 0 thì góc tạo bởi đường thẳng y = ax + b (a 0) và trục Ox là góc nhọn. Hệ số a càng lớn thì góc càng lớn.

Khi hệ số góc a < 0 thì góc tạo bởi đường thẳng y = ax + b (a 0) và trục Ox là góc tù. Hệ số a càng lớn thì góc càng lớn.

Ứng dụng của hệ số góc

Cho d: y = ax + b (a 0) và d’: y = a’x + b’ (a’ 0)

a. d // d’ ⇔ a = a’, b b’.

b.d ≡ d' ⇔ a = a’, b = b’

c. d cắt d’ ⇔ a ≠ a’ 

Ví dụ: y = 2x + 1, y = 2x + 3 là hai đường thẳng song song vì có hệ số góc bằng nhau và hệ số tự do khác nhau.

B. Bài tập Đồ thị hàm số bậc nhất y = ax + b (a ≠ 0)

Bài 1: a) Xác định đường thẳng y = ax + b (a ≠ 0) có hệ số góc bằng −1 và đi qua điểm M(1; 2)?

b) Xác định đường thẳng y = ax + b (a ≠ 0) đi qua điểm M(1; 3) và song song với đường thẳng y = 2x?

Hướng dẫn giải

a) Vì đường thẳng y = ax + b (a ≠ 0) có hệ số góc bằng −1 nên đường thẳng có dạng y = - x + b

y = −x + b.

Vì đường thẳng y = −x + b đi qua điểm M(1; 2) nên ta có: 2 = −1 + b  b = 3.

Vậy y = −x + 3.

b) Vì đường thẳng y = ax + b (a ≠ 0) song song với đường thẳng y = 2x nên đường thẳng có dạng: y = 2x + b.

Mà đường thẳng y = 2x + b đi qua điểm M(1; 3) nên 3 = 2.1 + b  b = 1.

Vậy y = 2x +1.

Bài 2: Vẽ đồ thị của các hàm số y = 3x; y = −x − 2 trên cùng một mặt phẳng tọa độ?

Hướng dẫn giải

+ Với x = 1 thì y = 3, ta được điểm A(1; 3) thuộc đồ thị hàm số y = 3x.

Vẽ đồ thị hàm số y = 3x là đường thẳng đi qua gốc tọa độ và điểm A.

+ Với x = 0 thì y = −2, ta được điểm P(0; −2) thuộc đồ thị hàm số y = −x − 2.

Với y = 0 thì x = −2, ta được điểm Q(−2; 0) thuộc đồ thị hàm số y = −x − 2.

Vẽ đồ thị hàm số y = −x – 2 là đường thẳng đi qua hai điểm P và Q.

Lý thuyết Toán 8 Cánh diều Bài 4: Đồ thị hàm số bậc nhất y = ax + b (a ≠ 0)

Bài 3: Chỉ ra các cặp đường thẳng cắt nhau và các cặp đường thẳng song song trong các đường thẳng sau: y = 3x + 1; y = 3x; y = −2x – 2.

Hướng dẫn giải

Cặp đường thẳng song song là: y = 3x + 1; y = 3x.

Cặp đường thẳng cắt nhau là: y = 3x + 1 và y = −2x – 2; y = 3x và y = −2x – 2.

Xem thêm các bài lý thuyết Toán 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 3: Hàm số bậc nhất y = ax + b (a ≠ 0)

Bài 1: Hình chóp tam giác đều

Bài 2: Hình chóp tứ giác đều

Bài 1: Định lí Pythagore

Bài 2: Tứ giác

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá