Lý thuyết Hình thoi (Cánh diều) hay, chi tiết | Lý thuyết Toán 8

405

Toptailieu.vn xin giới thiệu Lý thuyết Hình thoi (Cánh diều) hay, chi tiết | Lý thuyết Toán 8. Bài viết gồm phần lý thuyết trọng tâm nhất được trình bày một cách dễ hiểu, dễ nhớ bên cạnh đó là bộ câu hỏi trắc nghiệm có hướng dẫn giải chi tiết để học sinh có thể vận dụng ngay lý thuyết, nắm bài một cách hiệu quả nhất. Mời các bạn đón xem:

Lý thuyết Hình thoi (Cánh diều) hay, chi tiết | Lý thuyết Toán 8

Bài giải Bài 6: Hình thoi

A. Lý thuyết Hình thoi

1. Khái niệm

 Hình thoi là tứ giác có bốn cạnh bằng nhau.

Lý thuyết Hình thoi (Cánh diều) Toán 8 (ảnh 1)

2. Tính chất

- Các cạnh đối song song

- Các góc đối bằng nhau

- Hai đường chéo vuông góc với nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường

- Hai đường chéo là các đường phân giác của các góc ở đỉnh.

Dấu hiệu nhận biết hình thoi

- Hình bình hành có hai cạnh kề bằng nhau là hình thoi.

- Hình bình hành có hai đường chéo vuông góc với nhau là hình thoi.

- Hình bình hành có một đường chéo là đường phân giác của một góc là hình thoi.

Ví dụ:

Lý thuyết Hình thoi (Cánh diều) Toán 8 (ảnh 2) 

Hình a, d là hình thoi.

B. Bài tập Hình thoi

Bài 1. Cho hình thoi có độ dài hai đường chéo là 24 cm và 10 cm. Tính độ dài cạnh hình thoi.

Hướng dẫn giải

Lý thuyết Toán 8 Cánh diều Bài 6: Hình thoi

Giả sử hình thoi có hai đường chéo cắt nhau tại H và AC = 10 cm, BD = 24 cm.

Do ABCD là hình thoi nên:

AC ⊥ BD

AH=12AC=12  .  10=5 (cm)

HB=12BD=12.24 =12 (cm)

Xét tam giác AHB vuông tại H:

AB2 = AH2 + HB2 = 52 + 122 = 169

Do đó AB = 13 cm.

Bài 2. Cho tam giác ABC vuông ở A, trung tuyến AM. Gọi D là trung điểm của AB, M’ là điểm đối xứng với M qua D. Tứ giác AMBM’ là hình gì?

Hướng dẫn giải

 

Lý thuyết Toán 8 Cánh diều Bài 6: Hình thoi

Vì M’ đối xứng M qua D nên DM = DM’

M là trung điểm BC

D là trung điểm AB

Suy ra MD là đường trung bình của ΔABC.

Suy ra MD // AC.

Mặt khác ΔABC vuông ở A nên AB ⊥ AC.

Do đó AB ⊥ DM hay AB ⊥ MM’.

Vì D là trung điểm của AB và MM’ nên tứ giác AMBM’ là hình bình hành.

Mà AB ⊥ MM’ nên AMBM’ là hình thoi.

Vậy AMBM’ là hình thoi.

Xem thêm các bài lý thuyết Toán 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 5: Hình chữ nhật

Bài 7: Hình vuông

Bài 1: Đơn thức nhiều biến. Đa thức nhiều biến

Bài 2: Các phép tính với đa thức nhiều biến

Bài 3: Hằng đẳng thức đáng nhớ

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá