Soạn bài Ôn tập lớp 8 trang 130 Tập 1 (Chân trời sáng tạo)

553

Với soạn bài Ôn tập lớp 8 trang 130 Tập 1 Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó học tốt văn 8.

Soạn bài Ôn tập lớp 8 trang 130 Tập 1 (Chân trời sáng tạo)

Câu 1 trang 130 SGK Ngữ văn 8 tập 1: Nêu và giải thích đặc điểm chính của hài kịch. Minh họa một trong những đặc điểm ấy bằng cách dẫn chứng rút ra từ một trong ba văn bản hài kịch đã học.

Trả lời: 

Đặc điểm chính của hài kịch

Khái niệm

Là một thể loại dùng biện pháp gây cười để chế giễu các tính cách và hành động xấu xa, lố bịch, lỗi thời của con người

Nhân vật

Là đối tượng của tiếng cười, gồm những hạng người hiện thân cho các thói tật xấu hay những gì thấp kém trong xã hội

Hành động

Là toàn bộ hoạt động của các nhân vật (gồm lời thoại, điệu bộ, cử chỉ,…) tạo nên nội dung của tác phẩm hài kịch

Xung đột kịch

Thường nảy sinh dựa trên sự đối lập, mâu thuẫn tạo nên tác động qua lại giữa các nhân vật hay các thế lực

Lời thoại

Là lời của các nhân vật hài kịch nói với nhau (đối thoại), nói với bản thân (độc thoại) hay nói với khán giả (bàng thoại)

Lời chỉ dẫn sân khấu

Là những lời chú thích ngắn gọn của tác giả biên kịch (thường để trong ngoặc đơn) nhằm hướng dẫn, gợi ý về cách bài trí, xử lí âm thanh, ánh sáng, việc vào – ra sân khấu của diễn viên thủ vai nhân vật cùng trang phục, hành động, cử chỉ, cách nói năng của họ…

Thủ pháp trào phúng

Thường sử dụng các thủ pháp như phóng đại tính phi lô-gic, tính không hợp tình thế trong hành động của nhân vật; các thủ pháp tăng tiến, giễu nhại, mỉa mai; lối nói hóm hỉnh, lối chơi chữ, lối nói nghịch lí…

Ví dụ

Ông Giuốc-đanh:  - Đôi bít tất lụa bác gửi đến cho tôi chật quá, tôi khổ sở vô cùng mới xỏ chân vào được và đã đứt mất hai mắt rồi.

Phó may:               - Rồi nó giãn ra thì lại rộng quá ấy chứ.

Ông Giuốc-đanh:  - Phải, nếu tôi cứ làm đứt mãi các mắt thì

  sẽ rộng thật. Lại đôi giày bác bảo đóng cho tôi làm tôi đau chân ghê gớm.

Phó may:                - Thưa ngài, đâu có.

Ông Giuốc-đanh:   - Đâu có là thế nào.

Phó may:                - Ngài tưởng tượng ra thế.

Ông Giuốc-đanh:   - Tôi tưởng tượng ra thế vì tôi thấy thế. Bác này lí luận hay nhỉ!

Phó may:                - Thưa, đây là bộ lễ phục đẹp nhất triều đình và may vừa mắt nhất. Sáng chế ra được một bộ lễ phục trang nghiêm mà không phải màu đen thật là tuyệt tác. Tôi thách các thợ giỏi nhất mà làm được đấy.

Câu 2 trang 130 SGK Ngữ văn 8 tập 1: Nêu chủ đề, thủ pháp gây cười được sử dụng trong ba văn bản Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục, Cái chúc thư, “Thuyền trưởng tàu viễn dương”.

Trả lời: 

Văn bản

Chủ đề

Thủ pháp gây cười

Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục

Văn bản khắc họa tài tình tính cách lố lăng của một tên trưởng giả muốn học làm sang, tạo nên tiếng cười sảng khoái cho khán giả.

- Ngôn ngữ trào phúng, mỉa mai, đả kích, phê phán thói ngu dốt học đòi làm sang

- Nghệ thuật tăng cấp khắc họa rõ nét tính cách nhân vật.

Cái chúc thư

Văn bản khắc họa tính cách tham lam của những con người hám của, hám vật chất vì tiền mà có thể làm tất cả.

Những lời nói của nhân vật thể hiện rõ tính cách tham lam của các nhân vật, lại càng làm tăng thêm bộ mặt giả nhân giả nghĩa. Các hành động giả vờ cũng được thể hiện một cách rất mỉa mai, làm nổi bật được sự tương phản sâu sắc.

Thuyền trưởng tàu viễn dương

Văn bản khắc họa bệnh sĩ của một người kém hiểu biết nhưng lại mắc bệnh sĩ.

Tình huống truyện về “bệnh sĩ” vừa mỉa mai, vừa hài hước, thể hiện nét châm biếm của tác giả.

Trả lời: 

- Đặt câu có chứa trợ từ: “Cậu ấy chính là người đạt giải Nhất cuộc thi Học sin giỏi Quốc gia môn Văn.”

=> Tác dụng: đánh giá, xác định về người được nhắc đến

- Đặt câu có chứa thán từ: “Chao ôi! Mọi thứ ở nơi đây mới lung linh làm sao.”

=> Tác dụng: bộc lộ cảm xúc, tình cảm

Câu 4 trang 130 SGK Ngữ văn 8 tập 1: Theo em, vì sao khi viết một văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống, người viết không được để thiếu bất kì phần nào trong các phần: phần mở đầu, phần nội dung, phần kết thúc?

Trả lời: 

Khi viết một văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống, người viết không được để thiếu bất kì phần nào trong các phần: phần mở đầu, phần nội dung, phần kết thúc vì phần mở đầu giúp khái quát nội dung kiến nghị, phần nội dung giúp triển khai nội dung kiến nghị, phần cuối khẳng định lại nguyên vọng. Mỗi phần trong văn bản sẽ đảm nhiệm một vai trò khác nhau, nếu thiếu một trong ba phần bài viết sẽ thiếu tính mạch lạc, logic.

Câu 5 trang 130 SGK Ngữ văn 8 tập 1: Em rút ra được lưu ý gì khi trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội?

Trả lời: 

a. Chuẩn bị nội dung trình bày

- Lựa chọn một vấn đề đời sống

- Thu thập tư liệu cho nội dung trình bày

+ Tìm ý tưởng cho bài trình bày

+ Tìm thêm thông tin liên quan

- Lập đề cương bài nói

b. Tập luyện

- Tập nói một mình để nắm chắc nội dung trình bày.

- Nắm rõ các tiêu chí đánh giá bài nói

Câu 6 trang 130 SGK Ngữ văn 8 tập 1: Tiếng cười trong hài kịch có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống của con người?

Trả lời: 

Tiếng cười trong hài kịch có ý nghĩa lớn đối với đời sống của con người bởi tiếng cười trong hài kịch là lấy từ những câu chuyện của cuộc sống. Hài kịch phê phán những cái “thấp kém” trong xã hội, đả kích thói xấu từ đó giúp thay đổi nhận thức, tư tưởng con người, giúp chúng ta  thay đổi và hướng đến cái cao cả.

Xem thêm các bài soạn văn Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá