Giáo án Thực hành Tiếng Việt trang 24 Ngữ văn 8 (Kết nối tri thức)

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu tới quý Thầy/Cô bộ Giáo án Ngữ văn 8 sách Kết nối tri thức chuẩn theo mẫu Bộ GD & ĐT nhằm hỗ trợ quý Thầy/Cô trong quá trình lập kế hoạch giảng dạy và biên soạn giáo án môn Ngữ văn lớp 8

 Rất mong nhận được những đóng góp ý kiến và sự đón nhận của quý Thầy/Cô.

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 8 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

B1: Gửi phí vào tài khoản  0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Thực hành Tiếng Việt trang 24 Ngữ văn 8 (Kết nối tri thức)

I. MỤC TIÊU

1. Về mức độ/ yêu cầu cần đạt

- Nhận biết được các từ ngữ địa phương trong các văn bản văn học.

- Biết giải nghĩa các từ ngữ địa phương.

- Biết cách sử dụng các từ ngữ địa phương.

- Biết nhận xét về việc sử dụng các từ ngữ địa phương của người nói và người viết.

2. Về năng lực

a. Năng lực chung

- Hình thành năng lực làm việc nhóm, năng lực gợi mở,…

- Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà.

- Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động tạo lập văn bản.

b. Năng lực đặc thù

- Năng lực nhận biết, phân tích các biệt từ ngữ địa phương với biệt ngữ xã hội.

- Vận dụng từ ngữ địa phương đúng ngữ cảnh.

3. Về phẩm chất

- Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

- Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy

- Phiếu học tập, trả lời câu hỏi

- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV đặt cho HS trả lời những câu hỏi mang tính gợi mở vấn đề.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc và chỉ ra những tiếng địa phương có trong văn bản:

Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát

Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồngbát ngát mênh mông

Thân em như chẽn lúa đòng đòng

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS nghe GV nêu yêu cầu, hoàn thành bài tập thân để trình bày trước lớp.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời.

- Dự kiến sản phẩm: Các tiếng địa phương như ni, tê.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, khen ngợi các HS đã làm đúng, nhắc nhở HS làm chưa đúng.

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Các tiếng mà chúng ta chỉ ra trên gồm từ ni (này), tê (kia) là ngôn ngữ địa phương miền Trung. Vậy tại sao dân gian không sử dụng các từ toàn dân phổ biến mà sử dụng các từ địa phương trong văn bản? Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về từ ngữ địa phương.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Khám phá

a. Mục tiêu: HS tìm hiểu, tiếp thu kiến thức về từ ngữ địa phương. Vận dụng kiến thức giảu bài tập trong SGK.

b. Nội dung: HS vận dụng kiến thức trong SGK để thực hiện nhiệm vụ.

c. Sản phẩm: HS nắm rõ kiến thức về biệt ngữ xã hội.

d. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS thực hiện các bài tập trong SGk.

1. Chỉ ra từ ngữ địa phương và tác dụng của việc sự dụng những từ ngữ đó trong các trường hợp sau:

a. Ai đi vô nơi đây

Xin dừng chân xứ Nghệ

(Huy Cận, Ai vô xứ Nghệ)

b. Đến bờ ni anh bảo:

- “Ruộng mình quên cày xáo

Nên lúa chín không đều.

Nhớ lấy để mùa sau

Nhà cô làm cho tốt”.

(Trân Hữu Thung, Thăm lúa)

c. Chứ đây Huế, Huế ơi! Xiềng gông xưa đã gãy

Hãy bay lên! Sông núi của ta rồi!

(Tố Hữu, Huế tháng Tám)

 

 

 

Câu 1.

Các từ ngữ địa phương:

a. vô

b. ni

c. chừ

d. chi

e. má, tánh

Tác dụng: Việc sử dụng từ ngữ địa phương nhằm tô đậm sắc thái vùng miền, ta có thể dễ dàng cảm thấy sự gần gũi, thân thương qua từng lời văn, hình ảnh trong bài. Đồng thời, nó giúp truyền tải đúng ý nghĩa mà tác giả muốn gửi gắm đến người đọc, người nghe.

 

 

................................................

................................................

................................................

Tài liệu có 6 trang, trên đây là tóm tắt 3 trang đầu của Giáo án Ngữ văn 8 Thực hành Tiếng Việt trang 24 Kết nối tri thức

Để mua Giáo án Ngữ văn 8 Thực hành Tiếng Việt trang 24 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ:

Link tài liệu

Xem thêm Giáo án Ngữ văn 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 16

Giáo án Quang Trung đại phá quân Thanh

Giáo án Ta đi tới

Giáo án Viết bài văn kể lại một chuyến đi (tham quan một di tích lịch sử, văn hóa)

Giáo án Trình bày bài giới thiệu ngắn về một cuốn sách (cuốn truyện lịch sử)

Đánh giá

0

0 đánh giá