Công thức về mệnh đề và mệnh đề phủ định (50 bài tập minh họa) HAY NHẤT 2024

249

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu Công thức về mệnh đề và mệnh đề phủ định (50 bài tập minh họa) HAY NHẤT 2024 gồm đầy đủ các phần: Lý thuyết, phương pháp giải, bài tập minh họa có lời giải chi tiết giúp học sinh làm tốt bài tập Toán 10 từ đó học tốt môn Toán. Mời các bạn đón xem:

Công thức về mệnh đề và mệnh đề phủ định (50 bài tập minh họa) HAY NHẤT 2024

I. Lý thuyết tổng hợp.

- Mệnh đề: Là câu khẳng định có thể xác định được tính đúng hoặc sai của nó. Một mệnh đề không thể vừa đúng, vừa sai.

- Mệnh đề chứa biến: Là câu khẳng định mà sự đúng đắn, hay sai của nó còn tùy thuộc vào một hay nhiều yếu tố biến đổi.

- Mệnh đề phủ định: Mệnh đề phủ định của mệnh đề P là mệnh đề trái ngược với P, kí hiệu là P¯. Nếu P đúng thì P¯ sai, nếu P sai thì P¯ đúng.

- Mệnh đề kéo theo: Có dạng "Nếu A thì B" (A và B là hai mệnh đề ), kí hiệu là AB. Tính đúng, sai của mệnh đề kéo theo: Mệnh đề AB chỉ sai khi A đúng và B sai.

- Mệnh đề đảo: Mệnh đề BAlà mệnh đề đảo của mệnh đề .

- Mệnh đề tương đương: Nếu AB là một mệnh đề đúng và mệnh đề BA cũng là một mệnh đề đúng thì ta nói A tương đương với B, kí hiệu: . Khi AB, ta cũng nói A là điều kiện cần và đủ để có B hoặc A khi và chỉ khi B hay A nếu và chỉ nếu B.

- Kí hiệu : Đọc là “ với mọi ” .

- Kí hiệu  : Đọc là “có một” (“tồn tại một”) hoặc “có ít nhất một” (“tồn tại ít nhất một”).

II. Các công thức.

- Với mệnh đề P¯ là mệnh đề phủ định của P thì:

+ P sai P¯ đúng

+ P đúng P¯ sai

- Mệnh đề ABchỉ sai khi A đúng và B sai.

- Mệnh đề đảo của mệnh đề AB là mệnh đề BA

- Nếu AB và BAđồng thời là hai mệnh đề đúng thì AB.

- Cho P(x) là mệnh đề chứa biến, x thuộc tập hợp X. Với bất kì x thì P(x) là mệnh đề đúng, tức là: xX:P(x)

-  Cho P(x) là mệnh đề chứa biến, x thuộc tập hợp X. Có ít nhất một giá trị x để P(x) là mệnh đề đúng , tức là:xX:P(x)

- Mệnh đề phủ định của mệnh đề xX:P(x) là xX:P(x)¯

III. Ví dụ minh họa.

Bài 1: Cho mệnh đề A: “Phương trình  x24x+3=0có hai nghiệm trái dấu”. Xét tính đúng sai của mệnh đề A¯.

Lời giải:

Xét mệnh đề A: “Phương trình x24x+3=0 có hai nghiệm trái dấu”.

Xét phương trình x24x+3=0 có : 1 – 4 + 3 = 0  Phương trình có hai nghiệm: x1=1;x2=3 (cùng dấu )

 Mệnh đề A là mệnh đề sai.

Mà mệnh đề A¯ là mệnh đề phủ định của A nên khi A là mệnh đề sai thì A¯ là mệnh đề đúng.

Vậy mệnh đề A¯ là mệnh đề đúng.

Bài 2: Cho mệnh đề A: “ Biểu thức A lớn hơn không ”, mệnh đề B: “ Biểu thức A nhỏ hơn không ” và mệnh đề C: “ Biểu thức A + 1 lớn hơn 1 ”. Với A = 1, hãy xét tính đúng sai của mệnh đề AB và chứng minh rằng AC.

Lời giải:

Dễ thấy mệnh đề B: “ Biểu thức A nhỏ hơn không ”  là mệnh đề phủ định của mệnh đề A: “ Biểu thức A lớn hơn không ”. Mà theo đề bài, ta có: mệnh đề A  với A = 1 > 0 là đúng  mệnh đề B sai.

Khi đó, mệnh đề AB là mệnh đề sai vì A là mệnh đề đúng và B là mệnh đề sai.

Ta có:  A = 1  A > 0  A + 1  > 0 + 1  A + 1 > 1.

Từ đó ta thấy AC là mệnh đề đúng. (1)

Ta có: A = 1  A + 1 >  1 A + 1 – 1 > 1 – 1  A > 0  

Từ đó ta thấy CA là mệnh đề đúng. (2)

Từ (1) và (2) ta có: AC

Bài 3: Cho mệnh đề chứa biến x:x2>0. Xét tính đúng sai và viết mệnh đề phủ định của nó.

Lời giải:

Ta có: x = 0  x2=0 nên x:x2>0 là mệnh đề sai.

Mệnh đề phủ định của mệnh đề x:x2>0 là x:x20

IV. Bài tập tự luyện.

Bài 1: Cho mệnh đề A: “4 + 5 = 9 ”. Xét tính đúng sai của mệnh đề A¯.

Bài 2: Cho mệnh đề xR:x+535. Xét tính đúng sai của mệnh đề phủ định của nó.

Bài 3: Nêu mệnh đề phủ định của mệnh đề: “∀n ∈ N, n2 + 1 không chia hết cho 3”

Bài 4: Xét các mệnh đề sau đúng hay sai, lập mệnh đề phủ định của mệnh đề:

a. ∀x ∈ R, x2 - x + 1 > 0.

b. ∃x ∈ N, (n + 2)(n + 1) = 0.

c. ∃x ∈ Q, x2 = 3.

Bài 5Nêu mệnh đề phủ định của mệnh đề: “∀n ∈ N, n2 + 1 không chia hết cho 3

Bài 6: Trong các câu dưới đây, câu nào là mệnh đề, câu nào không phải là mệnh đề. Nếu là mệnh đề thì hãy xét xem nó đúng hay sai:

a) x2 + x + 1 > 0

b) 26 chia hết cho 2 và cho 13

c) x2 + y2 > 9

 

d) x – 2y và 2 xy

Bài 7:

Các mệnh đề dưới đây thuộc mệnh đề gì và hãy nói nó đúng hay sai:

a) Nếu số a chia hết cho 3 thì a chia hết cho 6.

b) Nếu Δ ABC cân tại A thìΔABC có AB = AC.

c) Tứ giác ABCD là hình vuông khi và chỉ khi ABCD là hình chữ nhật và có AC vuông góc với BD.

Bài 8: Cho tứ giác ABCD, xét hai mệnh đề:

P: " ABCD có tổng hai góc đối bằng 180°"

Q: " ABCD là tứ giác nội tiếp."

Phát biểu mệnh đề P ⇒ Q và cho biết tính đúng, sai của mệnh đề.

Bài 9: Cho ΔABC, xét hai mệnh đề:

P: "ΔABC vuông cân tại A"

Q: "ΔABC là tam giác vuông có AB =AC"

Phát biểu mệnh đề P ⇔ Q bằng hai cách và cho biết mệnh đề này đúng hay sai.

Bài 10: Xét xem các mệnh đề sau đây đúng hay sai và nêu mệnh đề phủ định của mỗi mệnh đề đó:

a)∀n ∈ N* , n (n2 - 1 ) là bội số của 3.

b)∀x ∈ R, x2 - 6x + 15 > 0

c) ∃x ∈ R: x2 - 6x + 5 = 0

d)∀x ∈ R ,∃y ∈ R:y = x + 3

e)∀x ∈ R ;∀y ∈ R: Toán lớp 10 | Chuyên đề: Lý thuyết và Bài tập Toán 10 có đáp án

f) ∃n ∈ N ,2n - 1 là số nguyên tố.

Bài 11: Phát biểu dưới dạng "điều kiện cần" đối với các mệnh đề sau:

a) Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau.

b) Hai tam giác có hai cặp cạnh bằng nhau kèm giữa một cặp góc bằng nhau thì bằng nhau.

c) Hai tam giác có hai cặp góc bằng nhau thì bằng nhau.d) Một số chia hết cho 3 khi và chỉ khi tổng các chữ số chia hết cho 3.

Bài 12: Cho biết tính đúng, sai của các mệnh đề sau. Nếu sai, hãy sửa lại cho đúng:

a) ΔABC đều ⇔ Tam giác có ít nhất một góc bằng 600 .

b) Toán lớp 10 | Chuyên đề: Lý thuyết và Bài tập Toán 10 có đáp án có nghiệm kép

⇔Δ=b2-4ac=0.

c) ΔABC cân tại A ⇔ Hai đường cao BE và CF bằng nhau.

d) ∀a,b,c ∈ R: Toán lớp 10 | Chuyên đề: Lý thuyết và Bài tập Toán 10 có đáp án

e) ∀a,b ∈ R: Toán lớp 10 | Chuyên đề: Lý thuyết và Bài tập Toán 10 có đáp án.

Xem thêm các dạng Toán 10 hay, chọn lọc khác:

Các phép toán trên tập hợp và cách giải bài tập

Các bài toán về các tập hợp số và cách giải

Các bài toán về Số gần đúng và sai số và cách giải

Công thức về tập hợp

Công thức về mối liên hệ các tập hợp số

Đánh giá

0

0 đánh giá