Bạn cần đăng nhập để đánh giá tài liệu

Phương pháp giải Tất tần tật về Hệ thức Vi-et (50 bài tập minh họa) HAY NHẤT 2024

381

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu Phương pháp giải Tất tần tật về Hệ thức Vi-et (50 bài tập minh họa) HAY NHẤT 2024 gồm đầy đủ các phần: Lý thuyết, phương pháp giải, bài tập minh họa có lời giải chi tiết giúp học sinh làm tốt bài tập Toán 10 từ đó học tốt môn Toán. Mời các bạn đón xem:

Phương pháp giải Tất tần tật về Hệ thức Vi-et (50 bài tập minh họa) HAY NHẤT 2024

I. Lí thuyết tổng hợp

- Định lí Vi- ét:

+ Phương trình bậc hai có dạng ax2+bx+c=0 (a0) có hai nghiệm x1,x2 , khi đó ta có: x1+x2=bax1.x2=ca

+ Cho hai số u và v có tổng u + v = S và có tích u.v = P thì u và v là các nghiệm của phương trình: x2Sx+P=0

II. Các công thức

- Định lí Vi-ét:

+) ax2+bx+c=0 (a0) có Δ0 (Δ'0)x1+x2=bax1.x2=ca

+) u+v=Su.v=P

x2Sx+P=0x=ux=v

- Dấu của nghiệm phương trình bậc hai:

+) Hai nghiệm phân biệt cùng dấu Δ>0x1.x2>0

+) Hai nghiệm phân biệt dương Δ>0x1+x2>0x1.x2>0

+) Hai nghiệm phân biệt âm Δ>0x1+x2<0x1.x2>0

+) Hai nghiệm phân biệt trái dấu a.c<0

III. Ví dụ minh họa

Bài 1: Cho phương trình x2+2mx+2m1=0. Tìm m để phương trình có hai nghiệm phân biệt x1x2 thỏa mãn: x12+x22=6.

Lời giải:

Xét phương trình:x2+2mx+2m1=0

Δ'=m21.(2m1).=m22m+1=(m1)20m

 Phương trình có hai nghiệm phân biệt x1,  x2 m1

Áp dụng định lí Vi-ét ta có:

x1+x2=2m1=2mx1.x2=2m11=2m1

Ta có:  

x12+x22=6x12+2x1x2+x222x1x2=6(x1+x2)22x1x2=6(2m)22.(2m1)=64m24m+2=64m24m4=0m2m1=0

Xét phương trình m2m1=0 có Δ=(1)24.1.(1)=5 > 0

 Phương trình m2m1=0 có hai nghiệm phân biệt

m1=(1)+52.1=1+52 (t/m)

m2=(1)52.1=152 (t/m)

Vậy với m=1+52 hoặc m=152 thì phương trình có hai nghiệm x1x2 thỏa mãn: x12+x22=6.

Bài 2: Cho phương trình x2+4x+2=0. Tìm giá trị biểu thức 1x1+1x2 mà không cần phải tìm nghiệm của phương trình với x1; x2 là hai nghiệm của phương trình đã cho.

Lời giải:

Xét phương trình x2+4x+2=0

Δ'=221.2=2>0

 Phương trình có hai nghiệm phân biệt x1; x2

Áp dụng định lí Vi-ét ta có: x1+x2=41=4x1.x2=21=2

Ta có:

1x1+1x2=x2+x1x1.x2=42=2

Vậy 1x1+1x2=2.

Bài 3: Tìm m thỏa mãn các điều kiện sau:

a) x2+4x2m=0 có hai nghiệm phân biệt trái dấu.

b) x2+mxm1=0 có hai nghiệm phân biệt cùng dấu.

c) x2+mxm1=0 có hai nghiệm phân biệt dương.

d) 2x2+3mx2=0 có hai nghiệm phân biệt âm.

Lời giải:

a)

Xét phương trình x2+4x2m=0

Để phương trình có hai nghiệm phân biệt trái dấu thì 1.(2m)<0m>0

Vậy m > 0 thì phương trình đã cho có hai nghiệm phân biệt trái dấu.

b)

Xét phương trình x2+mxm1=0

Để phương trình có hai nghiệm phân biệt thì

Δ=m24.1.(m1)=m2+4m+4=(m+2)2>0m2 (1)

Áp dụng định lí Vi-ét ta có:

x1.x2=m11=m1

Để phương trình có hai nghiệm phân biệt cùng dấu:

m1>0m<1 (2)

Kết hợp hai điều kiện (1), (2) ta có m < -1 và m2 thì phương trình x2+mxm1=0 có hai nghiệm phân biệt cùng dấu.

c)

Xét phương trình x2+mxm1=0

Để phương trình có hai nghiệm phân biệt thì

Δ=m24.1.(m1)=m2+4m+4=(m+2)2>0m2 (1)

Áp dụng định lí Vi-ét ta có:

x1+x2=m1=mx1.x2=m11=m1

Để phương trình có hai nghiệm phân biệt dương:

m>0m1>0m<0m<1m<1 (2)

Kết hợp hai điều kiện (1), (2) ta có m < -1 và m2 thì phương trình x2+mxm1=0 có hai nghiệm phân biệt dương.

d)

Xét phương trình  2x2+3mx2=0

Để phương trình có hai nghiệm phân biệt thì

Δ=(3m)24.2.(2)=9m2+16>0m

Áp dụng định lí Vi-ét ta có:

x1+x2=3m2x1.x2=22=1

Để phương trình có hai nghiệm phân biệt âm:

3m2<01>0 (vô lý vì – 1 < 0)

Vậy phương trình không thể có hai nghiệm phân biệt âm.

IV. Bài tập vận dụng 

Bài 1: Cho phương trình 4x24mx2m=0. Tìm m để phương trình có hai nghiệm dương phân biệt.

Bài 2: Cho phương trình x22(m+1)x+3m=0. Tìm m để phương trình có hai nghiệm phân biệt thỏa mãn x1=2x2.

Bài 3: Cho phương trình

x^2-2(m+2)x+4m=0 (1)

a) Chứng minh rằng phương trình (1) luôn có hai nghiệm phân biệt với mọi giá trị của m;

b) Tính theo tham số m giá trị của biểu thức

A=\frac{1}{x_1^2}+\frac{1}{x_2^2};

Bài 4: Cho phương trình bậc hai {x^2} - 2\left( {m - 1} \right)x + 2m - 5 = 0 (x là ẩn số, m là tham số)

a) Chứng minh phương trình trên luôn có 2 nghiệm phân biệt x1, x2 với mọi m,

b) Tìm m để hai nghiệm x1, x2 của phương trình có tổng hai nghiệm bằng 6

Bài 5: Cho phương trình {x^2} - \left( {2m + 3} \right)x + m = 0 (x là ẩn số, m là tham số)

a, Chứng minh phương trình luôn có hai nghiệm phân biệt với mọi m.

b, Tìm m để hai nghiệm phân biệt của phương trình thỏa mãn x_1^2 + x_2^2 có giá trị nhỏ nhất.

Bài 6: Tìm m để phương trình {x^2} + 2\left( {m + 1} \right)x - 2 = 0 có hai nghiệm phân biệt thỏa mãn 3{x_1} + 2{x_2} = 4.

Bài 7: Cho phương trình {x^2} - 5x + m = 0. Tìm m để phương trình có hai nghiệm phân biệt x1, x2 thỏa mãn \left| {{x_1} - {x_2}} \right| = 3

V. Bài tập tự luyện 

Bài 1: Tìm các giá trị của tham số m để phương trình x22x+m1=0 (m là tham số) có hai nghiệm phân biệt x1,x2 thỏa mãn x12+x223x1x2=2m2+m3

Bài 2: Tìm các giá trị của tham số m để phương trình x2+4x+3m2=0 (m là tham số) có hai nghiệm phân biệt x1,x2 thỏa mãn x1+2x2=1

Bài 3: Tìm các giá trị của tham số m để phương trình x22(m+1)x+m2+3=0 (m là tham số) có hai nghiệm phân biệt x1,x2 thỏa mãn |x1|+|x2|=10

Bài 4: Cho phương trình 2x2+(2m1)x+m1=0 (m là tham số). Tìm một hệ thức liên hệ giữa hai nghiệm của phương trình đã cho mà không phụ thuộc vào m.

Bài 5: Cho phương trình x22(2m+1)x+34m=0 (m là tham số). Tìm một hệ thức liên hệ giữa hai nghiệm của phương trình đã cho mà không phụ thuộc vào m.

Bài 6: Áp dụng hệ thức Vi-ét để nhẩm nghiệm phương trình sau: 3x212x+9=0

Bài 7: Áp dụng hệ thức Vi-ét để nhẩm nghiệm phương trình sau: 2021x22022x+1=0

Bài 8: Tìm hai số thực biết tổng của chúng là 14 và tích của chúng là 13.

Bài 9: Cho hai số có tổng bằng 6 và tích bằng 5. Tìm hai số đó.

Bài 10: Cho hai số có tổng bằng 17 và tích bằng 180. Tìm hai số đó.

Bài 11: Cho phương trình x2+7x4=0 có hai nghiệm phân biệt x1,x2. Không giải phương trình, tính giá trị của biểu thức 1x1+1x2.

Xem các Phương pháp giải bài tập hay, chi tiết khác: 

Công thức giải phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối chi tiết

Công thức giải phương trình chứa dấu căn chi tiết

Công thức giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn, ba ẩn chi tiết

Bất đẳng thức lớp 10 và cách giải bài tập

Bất phương trình bậc nhất và cách giải bài tập

 

Đánh giá

0

0 đánh giá