Giáo án Chùm truyện cười dân gian Việt Nam (Lợn cưới áo mới; Treo biển; Nói dóc gặp nhau) Ngữ văn 8 (Kết nối tri thức)

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu tới quý Thầy/Cô bộ Giáo án Ngữ văn 8 sách Kết nối tri thức chuẩn theo mẫu Bộ GD & ĐT nhằm hỗ trợ quý Thầy/Cô trong quá trình lập kế hoạch giảng dạy và biên soạn giáo án môn Ngữ văn lớp 8

 Rất mong nhận được những đóng góp ý kiến và sự đón nhận của quý Thầy/Cô.

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 8 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

B1: Gửi phí vào tài khoản  0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Chùm truyện cười dân gian Việt Nam (Lợn cưới áo mới; Treo biển; Nói dóc gặp nhau) Ngữ văn 8 (Kết nối tri thức)

I. MỤC TIÊU

1. Về mức độ/ yêu cầu cần đạt

- Nhận biết được đối tượng của tiếng cười trong truyện.

- Hiểu được nguyên nhân, ý nghĩa của tiếng cười và những nét đặc sắc của nghệ thuật gây cười trong các truyện cười được học.

- Rút ra được bài học cho bản thân qua các truyện cười.

2. Về năng lực

a. Năng lực chung

- Hình thành năng lực làm việc nhóm, năng lực gợi mở,…

- Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà.

- Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động tạo lập văn bản.

b. Năng lực đặc thù

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến thể loại truyện cười và các truyện cười được học.

- Năng lực nhận biết, phân tích một số yếu tố của truyện cười.

3. Về phẩm chất

- Có ý thức tránh những việc làm kệch cỡm, lố lăng; hướng đến cách ứng xử phù hợp.

- Chăm chỉ, tự giác học tập, tìm tòi và sáng tạo

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy

- Phiếu học tập, trả lời câu hỏi

- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, sự hứng khởi cho HS vào học bài, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV đặt cho HS trả lời những câu hỏi mang tính gợi mở vấn đề.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV đặt câu hỏi gợi dẫn: Hãy nêu tên những truyện cười mà em biết. Chọn kể một truyện cười em cho là thú vị.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS hoạt động cá nhân, kết nối với thực tế, trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo thảo luận

- Yêu cầu khoảng 4 HS trả lời.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét.

- GV khơi gợi những vấn đề để nêu nhiệm vụ cho bài học mới: Truyện cười là những truyện gây cười hàm chứa một ý nghĩa nào đó. Có loại hài hước, có loại châm biếm sâu cay. Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu chùm truyện cười dân gian Việt Nam để thấy được nghệ thuật trào lộng dân gian, phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc – hiểu văn bản

I. TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN

a. Mục tiêu: Giúp HS chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đọc hiểu văn bản, hướng dẫn đọc và rèn luyện các chiến thuật đọc.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến tác giả và văn bản.

c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV tổ chức cho HS tìm hiểu về truyện cười:

+ Nêu hiểu biết của em về thể loại truyện cười.

+ Khi đọc hiểu văn bản truyện cười cần lưu ý điều gì?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi.

Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm

- HS trình bày sản phẩm thảo luận.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

- Truyện cười là những truyện dân gian ngắn, có kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ, kể về những sự việc, hành vi trái tự nhiên của con người, có tác dụng gây cười, nhằm mục đích giải trí và phê phán xã hội.

- Đặc điểm:

+ Truyện cười thường khai thác những mâu thuẫn trái tự nhiên những hành động kệch cỡm, rởm đời hay dốt nát trong cuộc sống.

+ Truyện thường ngắn nhưng chặt chẽ, ít các chi tiết rườm rà, mâu thuẫn phát triển nhanh và kết thúc bất ngờ.

+ Truyện cười mang ý nghĩa giải trí và giáo dục.

+ Ngoài tiếng cười, nó tập trung phê phán những thói hư tật xấu trong nội bộ nhân dân, vì thế mới có ý kiến cho rằng, truyện cười không chỉ là sản phẩm của óc khôi hài mà còn là một thứ vũ khí đấu tranh đắc dụng của nhân dân ta.

- Khi đọc hiểu văn bản truyện cười cần lưu ý về đối tượng, nguyên nhân, ý nghĩa của tiếng cười và nghệ thuật gây cười của truyện.

II. SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI

a. Mục tiêu: Nắm được nội dung, phân tích được đặc điểm, đối tượng, nguyên nhân và nghệ thuật gây cười của truyện.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

................................................

................................................

................................................

Tài liệu có 10 trang, trên đây là tóm tắt 4 trang đầu của Giáo án Ngữ văn 8 Chùm truyện cười dân gian Việt Nam (Lợn cưới áo mới; Treo biển; Nói dóc gặp nhau)Kết nối tri thức

Để mua Giáo án Chùm truyện cười dân gian Việt Nam (Lợn cưới áo mới; Treo biển; Nói dóc gặp nhau) Ngữ văn 8 (Kết nối tri thức) năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ:

Link tài liệu

Xem thêm Giáo án Ngữ văn 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá