Bạn cần đăng nhập để đánh giá tài liệu

Phương pháp giải Công thức tính pH trong dung dịch axit mạnh/bazơ mạnh (50 bài tập minh họa)

219

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu Phương pháp giải Công thức tính pH trong dung dịch axit mạnh/bazơ mạnh (50 bài tập minh họa) hay, chi tiết nhất, từ cơ bản đến nâng cao giúp học sinh nắm vững kiến thức, từ đó học tốt môn Hóa học 11.

Phương pháp giải Công thức tính pH trong dung dịch axit mạnh/bazơ mạnh (50 bài tập minh họa)

Ta đã biết, có thể đánh giá độ axit và độ kiềm của dung dịch bằng pH. Vậy pH của dung dịch axit mạnh và bazơ mạnh được xác định như thế nào? Để giải quyết thắc mắc trên các em hãy đọc bài viết bên dưới để có câu trả lời cho mình nhé.

1.Công thức tính pH trong dung dịch axit mạnh/bazơ mạnh

Nếu nồng độ axit hay bazơ khá lớn thì bỏ qua sự điện li của nước.

Dung dịch axit mạnh có pH là : pH=lgH+

Dung dịch bazơ mạnh có pH là: pH=14+lgOH

2. Bạn nên biết

- Dựa vào nồng độ H+ trong dung dịch nước có thể đánh giá được độ axit và độ kiềm của dung dịch. Nhưng dung dịch thường dùng có nồng độ H+  nhỏ, để tránh ghi nồng độ H+  với số mũ âm, người ta dùng giá trị pH.

- Giá trị pH có ý nghĩa to lớn trong thực tế.

+ pH của máu người và động vật có giá trị gần như không đổi.

+ Thực vật có thể sinh trưởng bình thường chỉ khi giá trị pH của dung dịch trong đất ở trong khoảng xác định đặc trưng cho mỗi loại cây.

+ Tốc độ ăn mòn kim loại trong nước tự nhiên phụ thuộc rất nhiều vào pH của nước mà kim loại tiếp xúc.

- Dung dịch axit dù loãng đến đâu thì pH<7.

- Dung dịch bazơ dù có loãng đến đâu thì pH>7.

3. Mở rộng

Nếu nồng độ của axit hoặc bazơ rất loãng ( ) cần chú ý đến sự phân li của nước.

H2OH++OH

Ta có: H+.OH=1014

4. Bài tập minh họa

Bài 1: Tính pH của dung dịch HCl 0,01M?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Hướng dẫn

Phương trình điện li:  HClH++Cl

H+=HCl=0,01MpH=lgH+=2

Đáp án B

Bài 2: Tính pH của 200ml dung dịch Ba(OH)2 biết để trung hòa dung dịch trên cần 0,02 mol HCl?

A. 12

B. 13

C. 11

D. 10

Hướng dẫn

Phương trình :

Ba(OH)2Ba2++2OHHClH++ClOH+H+H2O

Ta có :

nOH=nH+=0,02molOH=0,020,2=0,1MpH=14+lgOH=13

Đáp án B

Câu 3: pH của dung dịch HCl 10-7 M là:

A. 7,00

B. 6,50

C. 6,79

D. 6, 86

Hướng dẫn

Do nồng độ của axit rất loãng nên phải xét đến sự phân li của nước

Phương trình điện li:

HClH++Cl

Ta có:

H+=Cl+OH=107+1014H+H+=1,62.107MpH=lgH+=6,79

Đáp án C

Xem thêm các dạng Hóa học 11 hay, chọn lọc khác:

Công thức liên hệ giữa hằng số điện li và độ điện li

Công thức tính hằng số phân li bazơ

Công thức tính hằng số phân li axit

Công thức pH của dung dịch

Công thức tính pH trong dung dịch axit mạnh/bazơ mạnh

Đánh giá

0

0 đánh giá