Hai Bà Trưng trang 69, 70 SGK Tiếng Việt 3 Tập 2 - Cánh diều

1.6 K

Trả lời các câu hỏi phần Hai Bà Trưng trang 69, 70 SGK Tiếng Việt 3 Tập 2 Cánh diều giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 3 từ đó học tốt môn Tiếng Việt lớp 3.

Giải bài tập Hai Bà Trưng trang 69, 70

Bài đọc

Hai Bà Trưng

Thuở xưa, nước ta bị giặc ngoại xâm đô hộ. Chúng thẳng tay chém giết dân lành, cướp hết ruộng nương màu mỡ. Chúng bắt dân ta lên rừng săn thú lạ, xuống biển mò ngọc trai, khiến bao nhiêu người thiệt mạng vì hổ báo, cá sấu, thuồng luồng,... Lòng dân oán hận ngút trời, chỉ chờ dịp vùng lên đánh đuổi quân xâm lược.

Bấy giờ, ở huyện Mê Linh có hai người con gái tài giỏi là Trưng Trắc và Trưng Nhị. Cha mất sớm, nhờ mẹ dạy dỗ, hai chị em đều giỏi võ nghệ và nuôi chí giành lại non sông. Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách cũng cùng chí hướng với vợ. Tướng giặc Tô Định biết vậy, lập mưu giết chết Thi Sách.

Nhận được tin dữ, Hai Bà Trưng liền kéo quân về thành Luy Lâu hỏi tội kẻ thù. Trước lúc trẩy quân, có người xin nữ chủ tướng cho mặc đồ tang. Trưng Trắc trả lời:

- Không! Ta sẽ mặc giáp phục thật đẹp để dân chúng thêm phấn khích, còn giặc trông thấy thì kinh hồn.

Hai Bà Trưng bước lên bành voi. Đoàn quân rùng rùng lên đường. Giáo lao, cung nỏ, rìu búa, khiên mộc cuồn cuộn tràn theo bóng voi ẩn hiện của Hai Bà. Tiếng trống đồng dội lên vòm cây, đập vào sườn đồi, theo suốt đường hành quân. 

Hai Bà Trưng trang 69, 70 SGK Tiếng Việt 3 Tập 2 - Cánh diều (ảnh 1)

Thành trì quân giặc lần lượt sụp đổ dưới chân của đoàn quân khởi nghĩa. Tô Định ôm đầu chạy về nước. Đất nước ta sạch bóng quân thù. Hai Bà Trưng trở thành hai vị anh hùng chống ngoại xâm đầu tiên trong lịch sử nước nhà. 

Đọc hiểu

Tiếng Việt lớp 3 trang 69, 70 Câu 1: Tìm đoạn văn ứng với mỗi ý sau:

a) Tội ác của giặc ngoại xâm.

b) Nuôi chí lớn giành lại non sông.

c) Khí thế của nghĩa quân.

d) Khởi nghĩa thắng lợi. 

Phương pháp giải:

Em đọc bài đọc để hoàn thành bài tập.  

Lời giải:

a) Tội ác của giặc ngoại xâm: Từ “Thuở xưa,...” đến “đánh đuổi quân xâm lược.”.

b) Nuôi chí lớn giành lại non sông: Từ “Bấy giờ,...” đến “lập mưu giết chết Thi Sách.”.

c) Khí thế của nghĩa quân: Từ “Nhận được tin dữ” đến “theo suốt đường hành quân.”.

d) Khởi nghĩa thắng lợi: Từ “Thành trì...” đến hết. 

Tiếng Việt lớp 3 trang 69, 70 Câu 2: Giặc ngoại xâm gây ra những tội ác như thế nào đối với dân ta? 

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn 1 của bài đọc.  

Lời giải:

Giặc ngoại xâm gây ra những tội ác đối với dân ta là:

- Chúng thẳng tay chém giết dân lành, cướp hết ruộng nương màu mỡ.

- Chúng bắt dân ta lên rừng săn thú lạ, xuống biển mò ngọc trai, khiến bao nhiêu người thiệt mạng vì hổ báo, cá sấu, thuồng luồng,... 

Tiếng Việt lớp 3 trang 69, 70 Câu 3: Tìm những chi tiết thể hiện:

a) Tài năng và chí lớn của Hai Bà Trưng.

b) Khí phách hiên ngang của Hai Bà Trưng. 

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn 2 và đoạn 3 của bài đọc. 

Lời giải chi tiết:

Những chi tiết thể hiện:

a) Tài năng và chí lớn của Hai Bà Trưng: Cha mất sớm, nhờ mẹ dạy dỗ, hai chị em đều giỏi võ nghệ và nuôi chí giành lại non sông.

b) Khí phách hiên ngang của Hai Bà Trưng: 

Hai Bà Trưng liền kéo quân về thành Luy Lâu hỏi tội kẻ thù. Trước lúc trẩy quân, có người xin nữ chủ tướng cho mặc đồ tang. Trưng Trắc trả lời:

- Không! Ta sẽ mặc giáp phục thật đẹp để dân chúng thêm phấn khích, còn giặc trông thấy thì kinh hồn.

Tiếng Việt lớp 3 trang 69, 70 Câu 4: Những hình ảnh nào nói lên khí thế oai hùng và thắng lợi vang dội của đoàn quân khởi nghĩa? 

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn 4 của bài đọc.  

Lời giải: 

Những hình ảnh nói lên khí thế oai hùng và thắng lợi vang dội của đoàn quân khởi nghĩa:

- Hai Bà Trưng bước lên bành voi. Đoàn quân rùng rùng lên đường. Giáo lao, cung nỏ, rìu búa, khiên mộc cuồn cuộn tràn theo bóng voi ẩn hiện của Hai Bà. Tiếng trống đồng dội lên vòm cây, đập vào sườn đồi, theo suốt đường hành quân.

- Thành trì quân giặc lần lượt sụp đổ dưới chân của đoàn quân khởi nghĩa.

Luyện tập

Tiếng Việt lớp 3 trang 69, 70 Câu 1: Tìm các tên người, tên địa lí trong bài. 

Phương pháp giải:

Em đọc bài đọc để hoàn thành bài tập.   

Lời giải:

- Tên người: Trưng Trắc, Trưng Nhị, Thi Sách, Tô Định.

- Tên địa lí: Mê Linh, Luy Lâu. 

Tiếng Việt lớp 3 trang 69, 70 Câu 2: Các tên người, tên địa lí nói trên được viết hoa như thế nào? 

Phương pháp giải:

Em dựa vào các tên người đã tìm để trả lời câu hỏi. 

Lời giải:

Các tên người, tên địa lí nói trên được viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng trong tên. 

Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Tiếng Việt lớp 3 trang 68 Ôn chữ viết hoa U, Ư...

Tiếng Việt lớp 3 trang 66, 67 Chú hải quân...

Tiếng Việt lớp 3 trang 68 Đọc sách báo viết về bảo vệ Tổ quốc...

Tiếng Việt lớp 3 trang 69 Kể chuyện: Chàng trai làng Phù Ủng...

Tiếng Việt lớp 3 trang 71 Viết về người anh hùng...

Tiếng Việt lớp 3 trang 72, 73 Trận đánh trên không...

Tiếng Việt lớp 3 trang 74 Trần Bình Trọng...

Tiếng Việt lớp 3 trang 75 Trao đổi: Em đọc sách báo...

Tiếng Việt lớp 3 trang 76, 77 Ở lại với chiến khu...

Tiếng Việt lớp 3 trang 78 Người chiến sĩ...

 

 
Đánh giá

0

0 đánh giá