Cây thanh long ở miền Nam nước ta thường ra hoa, kết quả từ cuối tháng 3 đến tháng 9 dương lịch

247

Với giải chi tiết Bài 3.53 trang 47 sách bài tập Sinh học 11 trong Chủ đề 3 : Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật Sinh học 11 giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Sinh học 11. Mời các bạn đón xem:

 Cây thanh long ở miền Nam nước ta thường ra hoa, kết quả từ cuối tháng 3 đến tháng 9 dương lịch

Bài 3.53 trang 47 sách bài tập Sinh học 11Cây thanh long ở miền Nam nước ta thường ra hoa, kết quả từ cuối tháng 3 đến tháng 9 dương lịch. Vào khoảng đầu tháng 10 đến cuối tháng 1 năm sau, nôngdân ở một số địa phương miền Nam áp dụng biện pháp kĩ thuật “thắp đèn” ban đêmnhằm kích thích cây ra hoa để thu quả trái vụ. Hãy giải thích cơ sở khoa học của việc áp dụng biện pháp trên.

Lời giải:

Cây thanh long chịu ảnh hưởng của quang chu kì, ra hoa trong điều kiện ngày dài từ cuối tháng 3 đến tháng 9 dương lịch. Trong điều kiện ngày ngắn (từ tháng 10 đến cuối tháng 1) muốn cho ra hoa thì phải xử lí kĩ thuật “thắp đèn” để tạo ngày dàinhân tạo.

Phytochrome là sắc tố cảm nhận quang chu kì, tồn tại ở hai dạng có thể chuyển hoácho nhau:

+ Pr hấp thụ ánh sáng đỏ kích thích cây ngày dài ra hoa.

+ Pfr hấp thụ ánh sáng đỏ xa kích thích cây ngày ngắn ra hoa.

Trong điều kiện ngày dài, Pr được tạo ra đủ nên kích thích hình thành hormone ra hoa ở cây ngày dài. Trong điều kiện ngày ngắn, lượng Pr tạo ra không đủ để kích thích hình thành hormone chi phối sự ra hoa. Kĩ thuật “thắp đèn” tạo ngày dài nhân tạo làm Pfr chuyển thành Pr, nên lượng Pr đủ để kích thích sự ra hoa của cây thanh long.

Đánh giá

0

0 đánh giá