Hormone thyroxine tồn tại ở hai dạng là T3 và T4. Bảng dưới đây thể hiện nồng độ hormone kích thích tuyến giáp TSH

209

Với giải chi tiết Bài 3.57 trang 47 sách bài tập Sinh học 11 trong Chủ đề 3 : Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật Sinh học 11 giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Sinh học 11. Mời các bạn đón xem:

  Hormone thyroxine tồn tại ở hai dạng là T3 và T4. Bảng dưới đây thể hiện nồng độ hormone kích thích tuyến giáp TSH

Bài 3.57 trang 47 sách bài tập Sinh học 11: Hormone thyroxine tồn tại ở hai dạng là T3 và T4. Bảng dưới đây thể hiện nồng độ hormone kích thích tuyến giáp TSH (Thyroid-stimulating hormone) và hormone tuyến giáp toàn phân (T3 và T4) của 3 bệnh nhân.

SBT Sinh học 11 (Cánh diều) Chủ đề 3 : Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật (ảnh 1)

a) Một bệnh nhân được bác sĩ chẩn đoán mắc suy giáp nguyên phát do viêm tuyến giáp (Hashimoto). Bệnh nhân đó là người nào trong 3 bệnh nhân trên?Giải thích.

b) Một bệnh nhân được bác sĩ chẩn đoán mắc cường giáp (basedow, tuyến giáp tăng hoạt động). Bệnh nhân đó là người nào trong 3 bệnh nhân trên? Giải thích.

Lời giải:

a) Bệnh nhân C có nguy cơ mắc suy giáp nguyên phát do viêm tuyến giáp (Hashimoto). Giải thích: Người mắc bị bệnh suy giáp nguyên phát do viêm tuyến giáp tức là tuyến giáp hoạt động kém, dẫn đến chỉ số hormoneT3, T4do tuyến giáp tiết ra giảm. Do hormone tuyến giáp thấpnên tuyến yên tăng tiết TSH dẫn đến nồng độ TSH cao.

b) Bệnh nhân A có nguy cơ mắc cường giáp (basedow, tuyến giáp tăng hoạt động). Giải thích: Chỉ số T4 tăng, TSH thấp cho thấy bệnh nhân bị cường giáp (Basedow). Khi đó, tuyến giáp tăng tiết hormone T3, T4. Hai hormone này ức chế tuyên yên tiết TSH nên TSH thấp.

Đánh giá

0

0 đánh giá