Trong văn học có rất nhiều câu thơ, bài thơ dùng hình tượng “sóng” và “biển” để nói về tình yêu

374

Với soạn bài Sóng trang 13 Ngữ văn 11 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó học tốt Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

Trong văn học có rất nhiều câu thơ, bài thơ dùng hình tượng “sóng” và “biển” để nói về tình yêu

Câu 7 trang 15 Ngữ văn 11 Tập 1: Trong văn học có rất nhiều câu thơ, bài thơ dùng hình tượng “sóng” và “biển” để nói về tình yêu. Hãy sưu tầm những câu thơ và bài thơ đó, đồng thời so sánh với bài Sóng để thấy được sự sáng tạo của Xuân Quỳnh. 

Trả lời:

- Các bài thơ: 

+ Biển (Xuân Diệu).

+ Khúc thơ tình người lính biển (Trần Đăng Khoa).

+ Chuyện tình biển và sóng (Trần Ngọc Tuấn).

+ Biển, núi, em và sóng (Đỗ Trung Quân).

- Điểm khác biệt: 

+ Nhân vật trữ tình: Trong hầu hết các bài thơ có hình tượng “sóng” và “biển” nói về tình yêu đều là lời của chàng trai nói với người mình yêu. Chàng trai bộc lộ hết nỗi lòng, tình cảm của mình với người con gái. Còn trong thơ Xuân Quỳnh đó là tâm trạng, nỗi nhớ của người con gái với người mình yêu.

→ Thể hiện sự chủ động trong tình yêu không nhất thiết phải từ phía con trai mà các cô gái cũng có thể chủ động tìm kiếm hạnh phúc của bản thân. 

+ Hình ảnh ẩn dụ: Nếu ở các bài thơ khác, hình tượng “sóng” là tượng trưng cho con trai – cuộc đời đầy những phiêu lưu, tìm kiếm đến tự do, khát vọng to lớn còn hình tượng “biển” là đại diện cho cô gái chung thủy, dịu dàng. Nhưng với Xuân Quỳnh thì vị trí được đảo ngược lại. Người con gái sẽ là những con sóng vươn mình từ sông ra biển để tìm đến tự do, đến với hạnh phúc, người con trai sẽ là biển, là tình yêu vĩnh cửu, là hạnh phúc mãi mãi. 

→ Thể hiện sự chủ động trong tình yêu không nhất thiết phải từ phía con trai mà các cô gái cũng có thể chủ động tìm kiếm hạnh phúc của bản thân, vươn mình đến những khát khao hạnh phúc, không còn bị bó hẹp trong không gian nhỏ bé. 

Đánh giá

0

0 đánh giá