SBT Toán 8 Bài 5: Diện tích hình thoi | Giải SBT Toán lớp 8

523

Toptailieu.vn giới thiệu Giải sách bài tập Toán lớp 8 Bài 5: Diện tích hình thoi chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Toán 8. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Toán 8 Bài 5: Diện tích hình thoi

Bài 42 Trang 162 SBT Toán 8 Tập 1 Trong những hình thoi có chu vi bằng nhau, hãy tìm hình thoi có diện tích lớn nhất.

Phương pháp giải:

Diện tích hình thoi bằng tích của cạnh đáy với chiều cao: S=a.h

Lời giải:

 

Xét hình thoi ABCD. Kẻ DHAB

Ta có: SABCD=AB.DH

AHD vuông tại H DHAD

Suy ra: SABCDAB.AD, mà AB=AD (gt)

SABCDAB2

Vậy SABCD có giá trị lớn nhất khi bằng AB2

Khi đó ABCD là hình vuông

Vậy trong các hình thoi có chu vi bằng nhau thì hình vuông là hình có diện tích lớn nhất.

Bài 43 Trang 163 SBT Toán 8 Tập 1 Tính diện tích hình thoi, biết cạnh của nó dài 6,2cm và một trong các góc của nó có số đo bằng 30°

Phương pháp giải:

Diện tích hình thoi bằng tích của cạnh đáy với chiều cao: S=a.h

Lời giải:

Giả sử hình thoi ABCD có AD=6,2cm; A^=30

Từ D kẻ DHAB (HAB)

Tam giác vuông AHD là một nửa tam giác đều cạnh AD

DH=12AD=3,1(cm)SABCD=DH.AB

=3,1.6,2=19,22(cm2)

Bài 44 Trang 163 SBT Toán 8 Tập 1 Cho hình thoi ABCD, biết AB=5cm,AI=3cm (I là giao điểm của hai đường chéo). Hãy tính diện tích hình thoi đó.

Phương pháp giải:

Diện tích hình thoi bằng một nửa tích độ dài hai đường chéo: S=12d1.d2

Lời giải:

Vì ABCD là hình thoi nên ACBD và AC=2AI,BD=2BI (tính chất)

Trong tam giác vuông IAB, ta có:

AB2=AI2+IB2 (định lý Pi-ta-go)

IB2=AB2AI2=259=16IB=4(cm)AC=2AI=2.3=6(cm)BD=2IB=2.4=8(cm)SABCD=12AC.BD=126.8=24(cm2)

Bài 45 Trang 163 SBT Toán 8 Tập 1 a) Hãy vẽ một tứ giác có hai đường chéo vuông góc với nhau, biết độ dài hai đường chéo đó là a và 12a. Hỏi có thể vẽ được bao nhiêu hình như vậy ?

b) Có thể vẽ được mấy hình thoi, biết độ dài hai đường chéo là a và 12a ?

c) Hãy tính diện tích các hình vừa vẽ.

Phương pháp giải:

Diện tích hình thoi bằng một nửa tích độ dài hai đường chéo: S=12d1.d2

Lời giải:

a) Vẽ vô số hình tứ giác thỏa mãn yêu cầu.

b) Vẽ được duy nhất một hình thoi có hai đường chéo là a và 12a

c) Diện tích các hình vẽ đó là : S=12.a.12a=14a2 (đvdt)

Bài 46 Trang 163 SBT Toán 8 Tập 1 Hai đường chéo của một hình thoi có độ dài là 16cm và 12cm. Tính:

a) Diện tích hình thoi

b) Độ dài cạnh hình thoi

c) Độ dài đường cao hình thoi

Phương pháp giải:

Diện tích hình thoi bằng một nửa tích độ dài hai đường chéo: S=12d1.d2

Diện tích hình thoi bằng tích của cạnh đáy với chiều cao: S=a.h

Lời giải:

Giả sử ABCD là hình thoi có AC=12cm,BD=16cm và O là giao điểm hai đường chéo

Suy ra ACBD và O là trung điểm của AC, BD.

Do đó OA=AC2;OB=BD2

a. SABCD=AC.BD=12.12.16=96 (cm2)

b.Trong tam giác vuông OAB, theo định lý Pytago ta có:

AB2=OA2+OB2=(AC2)2+(BD2)2=62+82=100AB=10(cm)

Vậy cạnh hình thoi là 10cm.

c. Kẻ AHCD (HCD)

SABCD=AH.CDAH=SABCDCD=9610=9,6(cm)

Bài 5.1 Trang 163 SBT Toán 8 Tập 1 a) Sử dụng kéo cắt đúng hai lần, theo đường thẳng, chia một hình chữ nhật thành ba phần sao cho có thể ghép lại thành một hình thoi.

b) Sử dụng kéo cắt đúng hai lần, theo đường thẳng, chia một hình thoi thành ba phần sao cho có thể ghép lại thành một hình chữ nhật.

Từ đó suy ra công thức tính diện tích hình thoi dựa vào công thức tính diện tích hình chữ nhật.

Phương pháp giải:

Cắt ghép hình sao cho hợp lí.

Lời giải:

a) Giả sử có hình chữ nhật ABCD. Lấy điểm M là trung điểm của cạnh CD. 

Cắt theo cạnh AM và MB. Sau đó chuyển tam giác ADM đến vị trí của tam giác NOA, chuyển tam giác MBC đến vị trí của tam giác BNO ta được hình thoi ANBM

Khi đó diện tích của hình thoi ANBM bằng diện tích của hình chữ nhật ABCD.

b) Ta chỉ cần thao tác ngược lại, chẳng hạn ta có hình thoi AMBN tâm O, tiến hành cắt theo AB, cắt theo NO khi đó chia được hình thoi thành ba phần là tam giác AMB, tam giác NOA và tam giác NOB, sau đó ghép lại thành hình chữ nhật ABCD.

Từ đó suy ra: Diện tích hình thoi có số đo bằng một nửa tích độ dài hai đường chéo của nó.

 

Bài 5.2 Trang 163 SBT Toán 8 Tập 1 Cho tứ giác ABCD có hai đường chéo AC và BD vuông góc với nhau. Biết AC=6cm,BD=8cm. Gọi M,N,P,Q theo thứ tự là trung điểm các cạnh AB,BC,CD,DA. Gọi X,Y,Z,T theo thứ tự là trung điểm các cạnh MN,NP,PQ,QM.

a) Chứng minh rằng MNPQ là hình chữ nhật.

b) Tính diện tích của tứ giác XYZT.

Phương pháp giải:

Áp dụng tính chất đường trung bình của tam giác: Đường trung bình của tam giác thì song song với cạnh thứ ba và bằng nửa cạnh ấy.

Lời giải:

a) Trong ABD ta có:

M là trung điểm của AB

Q là trung điểm của AD

nên MQ là đường trung bình của ABD.

MQ//BD và MQ=12BD (tính chất đường trung bình của tam giác) (1)

Trong CBD ta có:

N là trung điểm của BC

P là trung điểm của CD 

nên NP là đường trung bình của CBD

NP//BD và NP=12BD (tính chất đường trung bình của tam giác) (2)

Từ (1) và (2) suy ra: MQ//NP và MQ=NP nên tứ giác MNPQ là hình bình hành

ACBD (gt)

MQ//BD (chứng minh trên)

Suy ra: ACMQ

Trong ABC có MN là đường trung bình MN//AC

Suy ra: MNMQ hay NMQ^=90

Vậy tứ giác MNPQ là hình chữ nhật.

b) Kẻ đường chéo MP và NQ

Trong MNP ta có:

X là trung điểm của MN

Y là trung điểm của NP

nên XY là đường trung bình của MNP

XY//MP và XY=12MP (tính chất đường trung bình của tam giác) (3)

Trong QMP ta có:

T là trung điểm của QM

Z là trung điểm của QP

nên TZ là đường trung bình của QMP

TZ//MP và TZ=12MP (tính chất đường trung bình của tam giác) (4)

Từ (3) và (4) suy ra: XY//TZ và XY=TZ nên tứ giác XYZT là hình bình hành.

Trong MNQ ta có XT là đường trung bình

XT=12QN (tính chất đường trung bình của tam giác)

Tứ giác MNPQ là hình chữ nhật MP=NQ

Suy ra: XT=XY. Vậy tứ giác XYZT là hình thoi

SXYZT=12XZ.TY

mà XZ=MQ=12BD=12.8=4 (cm);

TY=MN=12AC=12.6=3  (cm)

 

Vậy : SXYZT=12.3.4=6(cm2)

Bài 5.3 Trang 163 SBT Toán 8 Tập 1 Cho tam giác vuông ABC, có hai cạnh góc vuông là AC=6cm và AB=8cm. Trên cạnh AC lấy điểm D sao cho CD=5cm. Trên cạnh AB lấy điểm E sao cho EB=5cm. Gọi M,N,P,Q tương ứng là trung điểm của các đoạn thẳng DE,DB,BC và CE. Tính diện tích của tứ giác MNPQ.

Phương pháp giải:

Áp dụng tính chất đường trung bình của tam giác: Đường trung bình của tam giác thì song song với cạnh thứ ba và bằng nửa cạnh ấy.

Lời giải:

+) Trong EDC ta có:

M là trung điểm của ED

Q là trung điểm của EC

nên MQ là đường trung bình của EDC

MQ=12CD=2,5(cm) và MQ//CD

+) Trong BDC ta có:

N là trung điểm của BD

P là trung điểm của BC

nên NP là đường trung bình của BDC

NP=12CD=2,5(cm)

+) Trong DEB ta có:

M là trung điểm của DE

N là trung điểm của DB

nên MN là đường trung bình của DEB

MN=12BE=2,5(cm) và MN//BE

+) Trong CEB ta có:

Q là trung điểm của CE

P là trung điểm của CB

nên QP là đường trung bình của CEB

QP=12BE=2,5(cm)

Suy ra: MN=NP=PQ=QM (1)

MQ//CD hay MQ//AC

ACAB (do tam giác ABC vuông tại A)

MQAB

Lại có: MN//BE hay MN//AB

Suy ra: MQMN hay QMN^=90 (2)

Từ (1) và (2) suy ra tứ giác MNPQ là hình vuông

SMNPQ=MN2=(2,5)2=6,25 (cm2)

Đánh giá

0

0 đánh giá