SBT Toán 8 Bài 4: Diện tích hình thang | Giải SBT Toán lớp 8

457

Toptailieu.vn giới thiệu Giải sách bài tập Toán lớp 8 Bài 4: Diện tích hình thang chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Toán 8. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Toán 8 Bài 4: Diện tích hình thang

Bài 32 Trang 161 SBT Toán 8 Tập 1 Tính x, biết đa giác ở hình 188 có diện tích là 3375m2

Phương pháp giải:

Áp dụng công thức tính diện tích tam giác: S=12ah với a;h lần lượt là độ dài cạnh đáy và chiều cao tương ứng.

Công thức tính diện tích hình thang: S=a+b2.h với a;b là độ dài hai đáy và h là độ dài chiều cao hình thang.

Lời giải:

Hình đa giác đã cho gồm một hình thang và một hình tam giác.

Diện tích phần hình thang là S1, diện tích hình tam giác là S2

S1=50+702.30=1800 (m2)

S2=SS1=33751800=1575 (m2)

Lại có: S2=12h.70

Nên chiều cao h của tam giác là:

h=2S270=2.157570=45 (m)

Độ dài x=45+30=75(m)

Bài 33 Trang 161 SBT Toán 8 Tập 1 Cho hình chữ nhật ABCD có cạnh AB=5cm,BC=3cm. Vẽ hình bình hành ABEF có cạnh AB=5cm và có diện tích bằng diện tích của hình chữ nhật ABCD. Vẽ được bao nhiêu hình ABEF như vậy?

Phương pháp giải:

Áp dụng công thức tính diện tích hình chữ nhật: S=ab với a;b là chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật.

Diện tích hình bình hành: S=ah với a;h lần lượt là cạnh đáy và chiều cao tương ứng.

Lời giải:

Trên CD ta lấy điểm E bất kì (E khác C và D). Từ A kẻ đường thẳng song song với BE cắt đường thẳng CD tại F.

Tứ giác ABEF có các cạnh đối song song với nhau nên ABEF là hình bình hành

Ta có diện tích hình chữ nhật ABCD bằng: SABCD=AB.AD

Diện tích hình bình hành ABEF bằng: SABEF=AD.EF=AB.AD (vì EF=AB do ABEF là hình bình hành)

Suy ra: SABCD=SABEF 

Vậy với mỗi điểm E bất kì trên CD, ta dựng được hình bình hành ABEF thỏa mãn SABCD=SABEF 

Ta có thể vẽ được vô số hình như vậy.

Bài 34 Trang 161 SBT Toán 8 Tập 1 Cho hình chữ nhật ABCD có cạnh AB=5cm,BC=3cm. Vẽ hình bình hành ABEF có các cạnh AB=5cm,BE=5cm và có diện tích bằng diện tích của hình chữ nhật ABCD. Vẽ được mấy hình ABEF như vậy ?

Phương pháp giải:

Áp dụng công thức tính diện tích hình chữ nhật: S=ab với a;b là chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật.

Diện tích hình bình hành: S=ah với a;h lần lượt là cạnh đáy và chiều cao tương ứng.

Lời giải:

Vẽ cung tròn tâm B bán kính 5cm cắt Đường thẳng CD tại hai điểm E và E (vì ta có BA>BC)

Nối BE, từ A kẻ đường thẳng song song với BE cắt đường thẳng CD tại F

Nối BE, từ A kẻ đường thẳng song song với BE cắt đường thẳng CD tại F

Ta có hình bình hành ABEF và hình bình hành ABEF có cạnh AB=5cm,BE=5cm,BE=5cm, có diện tích bằng AD.AB=3.5=15cm2 và bằng diện tích hình chữ nhật ABCD.

Có thể vẽ được hai hình như vậy.

Bài 35 Trang 161 SBT Toán 8 Tập 1 Tính diện tích của một hình thang vuông, biết hai đáy có độ dài là 2cm và 4cm, góc tạo bởi một cạnh bên và đáy lớn có số đo bằng 450.

Phương pháp giải:

Áp dụng công thức tính diện tích hình thang: S=a+b2.h với a;b là độ dài hai đáy và h là chiều cao của hình thang.

Lời giải:

Xét hình thang vuông ABCD có:

A^=D^=900;C^=450

Kẻ BECD

Trong tam giác vuông BEC có BEC^=900

C^=45BEC vuông cân tại E

BE=EC

Tứ giác ABED có ba góc vuông A^=D^=BED^=900 nên ABED là hình chữ nhật.

DE=AB=2cm

EC=DCDE=42=2(cm) BE=2cm

SABCD=12.BE(AB+CD) =12.2.(2+4)=6(cm2)

Bài 36 Trang 161 SBT Toán 8 Tập 1 Tính diện tích hình thang, biết các đáy có độ dài là 7cm và 9cm, một trong các cạnh bên dài 8cm và tạo với đáy một góc có số đo bằng 30°

Phương pháp giải:

Áp dụng công thức tính diện tích hình thang: S=a+b2h với a;b là độ dài hai đáy và h là chiều cao hình thang.

Trong tam giác vuông có 1 góc nhọn bằng 300 thì cạnh đối diện với góc 300 bằng một nửa cạnh huyền.

Lời giải:

Xét hình thang ABCD có đáy AB=7cm và CD=9cm, cạnh bên BC=8cm, C^=30

Kẻ BECD. Tam giác vuông CBE có E^=90 và C^=30

BE=12CB=4(cm) (trong tam giác vuông, cạnh đối diện với góc 300 bằng một nửa cạnh huyền) 

SABCD=AB+CD2.BE =7+92.4=32(cm2)

Bài 37 Trang 162 SBT Toán 8 Tập 1 Chứng minh rằng mọi đường thẳng đi qua trung điểm của đường trung bình của hình thang và cắt hai đáy hình thang sẽ chia hình thang đó thành hai hình thang có diện tích bằng nhau.

Phương pháp giải:

Áp dụng tính chất đường trung bình của hình thang bằng nửa tổng hai đáy.

Công thức tính diện tích hình thang: S=a+b2.h

Lời giải:

Giả sử hình thang ABCD có AB//CD, đường trung bình là MN. Gọi I là trung điểm của MN, đường thẳng bất kỳ đi qua I cắt AB tại P và CD tại Q

Ta có hai hình thang APQD và BPQC có chung đường cao.

MI là đường trung bình của hình thang APQD:

MI=12(AP+QD)

IN là đường trung bình của hình thang BPQC:

IN=12(BP+QC)

SAPQD=12 (AP+QD).AH =MI.AH (1)

SBPQC=12 (BP+QC).AH =NI.AH (2)

IM=IN (gt) (3)

Từ (1),(2) và (3) suy ra : SAPQD=SBPQC không phụ thuộc vào P và Q

Bài 38 Trang 162 SBT Toán 8 Tập 1 Diện tích hình bình hành bằng 24 cm2. Khoảng cách từ giao điểm hai đường chéo đến các cạnh hình bình hành bằng 2cm và 3cm. Tính chu vi của hình bình hành đó.

Phương pháp giải:

Diện tích hình bình hành bằng tích giữa chiều cao và cạnh đáy: S=a.h

Chu vi hình bình hành: P=(a+b).2 với a;b là độ dài hai cạnh kề nhau của hình bình hành.

Lời giải:

Gọi O là giao điểm hai đường chéo hình bình hành ABCD, khoảng cách từ O đến cạnh AB là OH=2cm, đến cạnh BC là OK=3cm.

Kéo dài OH cắt cạnh CD tại H

OHABOHCD (do AB//DC) và OH=2cm

nên HH bằng đường cao của hình bình hành

SABCD=HH.ABAB=SABCDHH=244=6(cm)

Kéo dài OK cắt AD tại K

OKBCOKAD (do AD//BC) và OK=3(cm)

nên KK là đường cao của hình bình hành

SABCD=KK.BCBC=SABCDKK=246=4(cm)

Chu vi hình bình hành ABCD là:

(6+4).2=20 (cm)

Bài 39 Trang 162 SBT Toán 8 Tập 1 Một hình chữ nhật có các kích thước a và b. Một hình bình hành cùng có hai cạnh là a và b. Tính góc nhọn của hình bình hành nếu diện tích của nó bằng một nửa diện tích của hình chữ nhật (a và b có cùng đơn vị đo)

Phương pháp giải:

Áp dụng công thức tính diện tích hình chữ nhật bằng tích chiều dài với chiều rộng: S=ab

Công thức tính diện tích hình bình hành bằng tích cạnh đáy với chiều cao tương ứng: S=ah

Lời giải:

Xét hình chữ nhật ABCD có chiều dài AB=a, chiều rộng AD=b.

SABCD=ab

Hình bình hành MNPQ có góc M là góc tù, MN=a, cạnh MQ=b

Kẻ đường cao MH

SMNPQ=MH.a

Theo bài ra ta có : MH.a=12a.b

MH=12b hay MH=MQ2

MHQ vuông tại H và MH=MQ2

Cạnh đối diện góc nhọn bằng một nửa cạnh huyền nên MQH^=30

Vậy góc nhọn của hình bình hành bằng 30

Bài 40 Trang 162 SBT Toán 8 Tập 1 Hai cạnh của một hình bình hành có độ dài là 6cm và 8cm. Một trong các đường cao có độ dài là 5cm. Tính độ dài đường cao thứ hai. Hỏi bài toán có mấy đáp số ?

Phương pháp giải:

Áp dụng công thức tính diện tích hình bình hành bằng tích cạnh đáy với chiều cao tương ứng: S=ah 

Lời giải:

Giả sử hình bình hành ABCD có AB=8cm,AD=6cm.

Kẻ AHCD,AKBC 

Ta có 5cm<6cm;5cm<8cm

Đường cao là cạnh góc vuông nhỏ hơn cạnh huyền thỏa mãn có hai trường hợp:

+) Nếu AK=5cm, khi đó

SABCD=AK.BC=5.6=30(cm2)SABCD=AH.AD=8.AH8.AH=30AH=308=154(cm)

+) Nếu AH=5cm

SABCD=AH.CD=5.8=40(cm2)SABCD=AK.BC=6.AK6.AK=40AK=406=203(cm)

Vậy đường cao thứ hai có độ dài là 154(cm) cm hoặc 203 (cm)

Bài 41 Trang 162 SBT Toán 8 Tập 1 Một hình chữ nhật và một hình bình hành đều có hai cạnh là a và b. Hỏi hình nào có diện tích lớn hơn (a và b có cùng đơn vị đo) ?

Phương pháp giải:

Áp dụng công thức tính diện tích hình chữ nhật bằng tích chiều dài với chiều rộng: S=ab

Công thức tính diện tích hình bình hành bằng tích cạnh đáy và chiều cao tương ứng: S=ah

Lời giải:

Hình chữ nhật có hai cạnh là a và b thì diện tích hình chữ nhật: S=ab

Hình bình hành có hai cạnh là a và b thì có diện tích hình bình hành: S=ah với h là đường cao ứng với cạnh a.

Do đường vuông góc phải ngắn hơn đường xiên nên h<b. Khi đó S=ah<ab=S 

Trong hình bình hành, nếu h là đường cao ứng với cạnh b thì h<a (đường vuông góc phải ngắn hơn đường xiên). Khi đó, diện tích hình bình hành là: S=h.b<a.b=S

Vậy S<S hay diện tích hình bình hành nhỏ hơn diện tích hình chữ nhật.

Bài 4.1 Trang 162 SBT Toán 8 Tập 1 a) Hình thang ABCD, đáy lớn AB=10cm, đáy nhỏ CD=6cm và đường cao DE=5cm.

b) Hình thang cân ABCD, đáy nhỏ CD=6cm, đường cao DH=4cm và cạnh bên AD=5cm.

Phương pháp giải:

Áp dụng công thức tính diện tích hình thang bằng tích của nửa tổng hai đáy với chiều cao: S=a+b2.h

Lời giải:

a) Áp dụng công thức tính diện tích hình thang.

S=a+b2.h=10+62.5 =40(cm2)

b)Xét hình thang cân ABCD có AB//CD

Đáy nhỏ CD=6cm, cạnh bên AD=5cm

Đường cao DH=4cm. Kẻ CKAB

Ta có tứ giác CDHK là hình chữ nhật (vì có DC//HK,DH//CK (cùng vuông với AB) và DHHK)

Suy ra HK=CD=6cm

AHD vuông tại H. Theo định lý Pi-ta-go ta có: AD2=AH2+DH2

AH2=AD2DH2=5242=2516=9AH=3cm

Xét hai tam giác vuông DHA và CKB:

DHA^=CKB^=90

AD=BC (tính chất hình thang cân)

A^=B^  (do ABCD là hình thang cân)

Do đó: DHA=CKB (cạnh huyền, góc nhọn)

KB=AH=3(cm)

AB=AH+HK+KB =3+6+3=12(cm)

SABCD=AB+CD2.DH =12+62.4=36(cm2)

Bài 4.2 Trang 162 SBT Toán 8 Tập 1 Cho hình thang ABCD có đáy nhỏ CD và đáy lớn AB

a) Hãy vé tam giác ADE mà diện tích của nó bằng diện tích hình thang đã cho. Từ đó suy ra cách tính diện tích hình thang dựa vào độ dài hai cạnh đáy và độ dài đường cao của hình thang.

b) Hãy chia hình thang đã cho thành hai phần có diện tích bằng nhau bằng một đường thẳng đi qua đỉnh D của nó.

Phương pháp giải:

a) Chứng minh DFC=EFB(g.c.g)

b) Gọi K là trung điểm của AE, nối K với D. Từ đó chia hình hợp lí để hình thang đã cho chia thành hai phần có diện tích bằng nhau.

Lời giải:

a) Từ điểm C kẻ đường thẳng k song song với BD và k cắt đường thẳng AB tại E.

Khi đó ta có DC//BE và BD//CE nên DCEB là hình bình hành

Gọi F là giao điểm của DE và BC, suy ra F là trung điểm của DE và BC (tính chất) 

Hay FD=FE,FC=FB 

Suy ra DFC=EFB(c.g.c)

Do đó SDFC=SEFB (*)

Ta có: 

SABCD=SADEB+SDFCSADE=SADEB+SFBE

Kết hợp với (*) suy ra: SABCD=SADE

Vì DCEB là hình bình hành DC=BE

AE=AB+BE=AB+DC

SADE=12DH.AE=12DH.(AB+CD)

Vậy : SABCD=12DH.(AB+CD)

b) 

Dựa trên hình vẽ câu a ta chọn điểm K là trung điểm AE.

Ta nối DK cắt hình thang theo đường DK ta có hai phần diện tích bằng nhau:

Một phần là ADK có AK=AB+CD2

Một phần là hình thang BCDK có hai đáy CD+BK=AB+CD2

Và có chiều cao bằng nhau nên có diện tích bằng nhau.

Bài 4.3 Trang 162 SBT Toán 8 Tập 1 Cho hình bình hành ABCD có diện tích S. Trên cạnh BC lấy hai điểm M,N sao cho BM=MN=NC= 13BC

a) Tính diện tích của tứ giác ABMD theo S

b) Từ điểm N kẻ NT song song với AB (T thuộc AC). Tính diện tích của tứ giác ABNT theo S

Phương pháp giải:

Áp dụng công thức tính diện tích hình bình hành bằng tích cạnh đáy và chiều cao tương ứng: S=ah

Công thức tính diện tích hình tam giác bằng nửa tích cạnh đáy và chiều cao tương ứng: S=12ah

Lời giải:

a) DMC có CM=23BC

Hình bình hành ABCD và DMC có chung đường cao kẻ từ đỉnh D đến BC.

Gọi độ dài đường cao là h,BC=a

Ta có diện tích hình bình hành ABCD là S=a.h

SDMC=12h.23a=13ah=13SSABMD=SABCDSDMC=S13S=23S

b) SABC=12SABCD=S2 (do ABCD là hình bình hành nên đường chéo AC chia ABCD thành 2 tam giác có diện tích bằng nhau)

CN=13BC, NT//AB.

Theo tính chất đường thẳng song song cách đều CT=13AC

ABC và BTC có chung chiều cao kẻ từ đỉnh B, đáy CT=13AC

SBTC=13SABC=13.S2=S6

BTC và TNC có chung chiều cao kẻ từ đỉnh T, cạnh đáy CN=13CB

STNC=13SBTC=13.S6=S18SABNT=SABCSTNC=S2S18=4S9

Đánh giá

0

0 đánh giá