Tóm tắt ba văn bản đã học (Sơn Đoòng thế giới chỉ có một; Đồ gốm gia dụng của người Việt

289

Với soạn bài Ôn tập trang 109 Tập 1 Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó học tốt Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

Tóm tắt ba văn bản đã học (Sơn Đoòng thế giới chỉ có một; Đồ gốm gia dụng của người Việt

Câu 2 (trang 109 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Tóm tắt ba văn bản đã học (Sơn Đoòng thế giới chỉ có một; Đồ gốm gia dụng của người Việt; Cung đường của kí ức, hiện tại và tương lai) theo các phương diện sa đề tài; thông tin cơ bản và một số thông tin chi tiết thể hiện thông tin cơ bản; cách trình bày dữ liệu, thông tin và hiệu quả của cách trình bày; đặc trưng về yếu tố hình thức và vai trò của các yếu tố ấy đối với việc thể hiện thông tin chính của văn bản; thái độ, quan điểm của người viết; phương tiện phi ngôn ngữ.

Trả lời:

Phương diện

Sơn Đoòng - thế giới chỉ có một

Đồ gốm gia dụng của người Việt

Cung đường của kí ức, hiện tại và tương lai

Đề tài

Thông tin, hình thức khai thác du lịch hợp lí và giải pháp bảo vệ Sơn Đoòng

Quá trình hình thành và phát triển của đồ gốm gia dụng Việt Nam

Tàu điện thời Pháp thuộc và những mong ước, kì vọng vào tương lai

Thông tin cơ bản và một số thông tin chi tiết thể hiện thông tin cơ bản

- Sơn Đoòng -đệ nhất kì quan.

+ Sự ra đời và hình thành, phát triển của Sơn Đoòng.

+ Điều kì lạ của Sơn Đoòng.

- Sơn Đoòng - Hang động lớn nhất thế giới.

+ Sơn Đoòng được thế giới đánh giá cao.

+ Khuyến cáo bảo vệ Sơn Đoòng.

+ Hình thức khai thác phù hợp với Sơn Đoòng.

 

- Tiền thân của chiếc bát

+ Cái bát thuyền trong các mộ thời Hán

+ Những chiếc bát men đen và men ngọc thời Lý và chiếc bát đàn thời Hậu Lê.

+ Sự kết hợp giữa bát hình nón và bát chân cao

- Đặc điểm của đồ gốm thời Lý- Trần

+ Quá thanh nhã

+ Cổ vật quý hiếm ngày nay

- Xu thế riêng của đồ gốm gia dụng

+ Sự phân biệt giữa đồ dân gian và đồ cung đình. Dân thành thị và nông thôn.

- Giới thiệu về ký ức một thời đã qua

+ Với người Hà Nội xưa

+ Hình ảnh những toa tàu và chuyến tàu điện

- Lí do hệ thống tàu điện từ thời pháp thuộc lại tạo dấu ấn sâu đậm trong lòng người Hà Nội

+ Dưới góc độ nghiên cứu lịch sử

+ Mạng lưới tàu điện theo mô hình hướng tâm

+ Mạng lưới tàu hướng ra ngoại ô

+ Hệ thống tàu điện thời Pháp thuộc là một bài học quý giá

- Cung đường của ký ức, hiện tại và tương lai

 

Cách trình bày dữ liệu, thông tin và hiệu quả của cách trình bày

Trích dẫn thông tin

→ Đảm bảo tính xác thực, độ tin cậy, minh bạch của văn bản. Đồng thời giúp người đọc có được những thông tin, số liệu cụ thể về Sơn Đoòng và tìm được nguồn trích dẫn gốc.

 

Lối viết diễn dịch

→ Đưa người đọc tìm hiểu thông tin từ xưa đến nay, từ thuở sơ khai tới thời phát triển nhất. Từ đó giúp người đọc biết được tiền thân lịch sửa của đồ gốm gia dụng một cách tự nhiên, đầy đủ nhất.

 

Lối viết diễn dịch

→ Chủ đề là đoạn đầu, các đoạn và các câu còn lại triển khai cụ thể ý của chủ đề, bổ sung, làm rõ cho câu chủ đề. Các đoạn và các câu triển khai được thực hiện bằng các thao tác giải thích, chứng minh, kèm theo nhận xét, đánh giá và bộc lộ cảm nhận của người viết từ đó người đọc có thể hiểu được lí do vì sao tàu điện lại có dấu ấn sâu đậm trong lòng người Hà Nội.

Đặc trưng về yếu tố hình thức và vai trò của các yếu tố ấy đối với việc thể hiện thông tin chính của văn bản

- Hỗ trợ chứng minh và giải thích, nêu được ý và nội dung cho việc biểu đạt nội dung chính

- Các ý chính là các thông tin quan trọng nhất mà người đọc muốn truyền tải qua văn bản. Các thông tin cơ bản lại được hỗ trợ và làm rõ ý bởi các thông tin chi tiết từ đó chứng minh được nội dung của văn bản.

- Các hình ảnh xuyên suốt bài, mỗi phần đều có các yếu tố hình thức là các hình ảnh minh họa.

→ Giúp cho các ý tưởng và thông tin sinh động, hấp dẫn, sinh động hơn, người đọc dễ hiểu và hình dung các đồ gia dụng gốm hơn.

 

- Sơ đồ các tuyến tàu điện Hà Nội năm 1985 và hình ảnh trong văn bản.

→ Giúp người đọc hình dung được quá trình vận chuyển và hình ảnh chân thực về chiếc tàu giúp người đọc dễ hình dung ra khung cảnh ấy.

 

Thái độ, quan điểm của người viết

Niềm tự hào và trân trọng vẻ đẹp của Sơn Đoòng

- Ngạc nhiên, trầm trồ về sự thanh nhã của đồ gốm thời Lý- Trần.

- Tự hào và trung thực với lịch sử phát triển của đồ gốm gia dụng Việt.

- Hoài niệm, nhung nhớ về ký ức một thời đã qua.

- Tự hào về Hà Nội, đất nước, lịch sử và niềm hi vọng về một cung đường tương lai.

 

Phương tiện phi ngôn ngữ

- Hình ảnh

- Hình ảnh

- Hình ảnh

Đánh giá

0

0 đánh giá