Với giải Bài 9.11 trang 38 SBT Hóa 11 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 9: Phương pháp tách và tinh chế hợp chất hữu cơ giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Hoá học 11. Mời các bạn đón xem:
Để thực hiện tách sắc tố từ lá cây và tách các nhóm sắc tố bằng phương pháp hoá học
Bài 9.11 trang 38 SBT Hóa học 11: Để thực hiện tách sắc tố từ lá cây và tách các nhóm sắc tố bằng phương pháp hoá học, người ta làm như sau:
– Giai đoạn 1: Sử dụng lá tươi đã loại bỏ cuống lá và gân chính. Sau đó cắt nhỏ cho vào cối sứ, nghiền nát thật nhuyễn với một ít acetone, sau đó tiếp tục thêm acetone, khuấy đều, lọc qua phễu lọc vào một bình chứa, thu được một hỗn hợp sắc tố màu xanh lục.
– Giai đoạn 2: Lấy một lượng benzene gấp đôi lượng dịch vừa thu được, cho vào bình, lắc đều, rồi để yên. Vài phút sau quan sát thấy dung dịch màu phân thành 2 lớp:
• Lớp dưới có màu vàng là màu của carotenoid hoà tan trong benzene.
• Lớp trên có màu xanh lục là màu của diệp lục hoà tan trong acetone.
Hãy cho biết trong 2 giai đoạn của quy trình trên, người ta đã sử dụng phương pháp tách nào.
Phương pháp giải:
Phương pháp chiết:
- Nguyên tắc: Chiết là phương pháp tách và tinh chế các chất từ hỗn hợp dựa trên độ hoà tan khác nhau của các chất đó trong hai môi trường không hoà tan vào nhau.
- Cách tiến hành:
+ Chiết lỏng – lỏng:
Bước 1: Cho hỗn hợp có chất cần chiết vào phễu chiết, thêm dung môi vào (dung môi phải có khả năng hoà tan tốt chất cần chiết và không trộn lẫn với hỗn hợp ban đầu).
Bước 2: Lắc đều phễu chiết rồi để yên, hỗn hợp trong phễu sẽ tách thành 2 lớp.
Bước 3: Sau đó từ từ mở khoá phễu chiết để lần lượt thu từng lớp chất lỏng.
Bước 4: Làm bay hơi dung môi của dịch chiết để thu được chất cần tách.
+ Chiết lỏng - rắn:
Bước 1: Hoà tan chất hữu cơ bằng cách ngâm hoặc đun hỗn hợp chất rắn với dung môi thích hợp.
Bước 2: Lọc bỏ phần chất rắn không tan, thu được dịch chiết chứa chất cần tách.
Bước 3: Làm bay hơi dung môi của dịch chiết để thu được chất cần tách.
Lời giải:
Trong 2 giai đoạn của quy trình trên, người ta đã sử dụng phương pháp chiết, cụ thể:
- Giai đoạn 1: chiết lỏng – rắn.
- Giai đoạn 2: chiết lỏng – lỏng.
Xem thêm lời giải Sách bài tập Hóa học lớp 11 bộ sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 9.1 trang 37 SBT Hóa học 11: Phương pháp chưng cất dùng để tách các chất
Bài 9.2 trang 37 SBT Hóa học 11: Phương pháp chiết là sự tách chất dựa vào sự khác nhau
Bài 9.3 trang 37 SBT Hóa học 11: Phương pháp kết tinh dùng để tách các chất
Bài 9.4 trang 37 SBT Hóa học 11: Phương pháp nào không dùng để tách và tinh chế các chất hữu cơ?
Bài 9.6 trang 38 SBT Hóa học 11: Phương pháp chiết được dùng để tách chất trong hỗn hợp nào sau đây?
Bài 9.7 trang 38 SBT Hóa học 11: Cho hỗn hợp các alkane có mạch carbon thẳng sau: pentane...
Bài 9.8 trang 38 SBT Hóa học 11: Để tách benzene (nhiệt độ sôi là 80 °C) và acetic acid...
Bài 9.9 trang 38 SBT Hóa học 11: Phương pháp kết tinh được ứng dụng trong trường hợp nào dưới đây?
Bài 9.11 trang 38 SBT Hóa học 11: Để thực hiện tách sắc tố từ lá cây và tách các nhóm sắc tố...
Bài 9.13 trang 39 SBT Hóa học 11: Cho quy trình thực hiện thí nghiệm sau:
Bài 9.14 trang 39 SBT Hóa học 11: Quan sát hình mô phỏng thí nghiệm sắc kí cột sau:
Xem thêm lời giải Sách bài tập Hóa học lớp 11 bộ sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 8: Hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ
Bài 10: Công thức phân tử hợp chất hữu cơ
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.