Trộn 100 g dung dịch đường glucose nồng độ 10% (dung dịch A) với 150 g dung dịch đường glucose nồng độ 15%

284

Với giải Bài 4.6 trang 12 Sách bài tập KHTN 8 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 4: Dung dịch và nồng độ giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Khoa học tự nhiên lớp 8. Mời các bạn đón xem:

Trộn 100 g dung dịch đường glucose nồng độ 10% (dung dịch A) với 150 g dung dịch đường glucose nồng độ 15%

Bài 4.6 trang 12 Sách bài tập KHTN 8: Trộn 100 g dung dịch đường glucose nồng độ 10% (dung dịch A) với 150 g dung dịch đường glucose nồng độ 15% (dung dịch B) thu được dung dịch C.

a) Tính khối lượng đường glucose trong dung dịch A, B và C.

b) Tính nồng độ phẩn trăm của dung dịch C. Nhận xét về giá trị nồng độ phần trăm của dung dịch C so với nồng độ phẩn trăm của dung dịch A, B.

Lời giải:

a) Khối lượng đường glucose trong dung dịch A:

m1=mdd.C%100%=100.10100= 10 (gam).

Khối lượng đường glucose trong dung dịch B:

m2=mdd.C%100=150.15%100%= 22,5 (gam).

Khối lượng đường glucose trong dung dịch C:

m3 = m1 + m2 = 10 + 22,5 = 32,5 (gam).

b) Nồng độ phần trăm dung dịch C:

C%=mctmdd.100%=32,5100+150.100% = 13%.

Giá trị nồng độ dung dịch sau khi trộn nằm giữa giá trị nồng độ hai dung dịch ban đầu.

Đánh giá

0

0 đánh giá