Để xác định độ tan của KCl ở nhiệt độ phòng, người ta làm như sau: Bước 1: Đun khoảng 60 mL nước đến 80 °C

230

Với giải Bài 4.18 trang 14 Sách bài tập KHTN 8 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 4: Dung dịch và nồng độ giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Khoa học tự nhiên lớp 8. Mời các bạn đón xem:

 Để xác định độ tan của KCl ở nhiệt độ phòng, người ta làm như sau: Bước 1: Đun khoảng 60 mL nước đến 80 °C

Bài 4.18 trang 14 Sách bài tập KHTN 8: Để xác định độ tan của KCl ở nhiệt độ phòng, người ta làm như sau:

Bước 1: Đun khoảng 60 mL nước đến 80 °C, thêm khoảng 40 g KCl vào nước nóng, khuấy đều.

Bước 2: Cân 1 đĩa thuỷ tinh, thấy khối lượng 9,8 g.

Bước 3: Chờ hỗn hợp hạ xuống nhiệt độ phòng, sau đó hút một lượng dung dịch, cho vào đĩa thuỷ tinh và cân, thấy khối lượng (đĩa thuỷ tinh + dung dịch) là 19,6 g.

Bước 4: Cho đĩa thuỷ tinh vào tủ sấy ở 90 °C, làm khô, cân lại được khối lượng 12,6g.

a) Hãy tính độ tan của KCl ở nhiệt độ phòng.

b) Nếu ở bước 1 lấy nhiều hơn 40 g KCl thì có được không?

Lời giải:

a) Khối lượng dung dịch bão hoà đã lấy:

mdd = 19,6 - 9,8 = 9,8 (g).

Khối lượng KCl trong lượng dung dịch này:

mKCl = 12,6 - 9,8 = 2,8 (g).

Khối lượng nước trong dung dịch bão hoà:

mnước = 9,8 - 2,8 = 7,0 (g).

Vậy độ tan của KCl ở nhiệt độ phòng:

S=mKClmH2O.100=2,87,0.100=40(g/100gH2O)

b) Ban đầu lấy hơn 40 g KCl cũng được (cần lấy lượng chất tan và dung môi để đảm bảo tạo được dung dịch bão hoà ở nhiệt độ phòng).

Đánh giá

0

0 đánh giá