Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu lời giải Sách bài tập GDCD 8 Bài 3 (Cánh diều): Lao động cần cù, sáng tạo | Giải SBT Giáo dục công dân 8 Cánh diều hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi sách bài tập Giáo dục công dân 8 Bài 3 từ đó học tốt môn Giáo dục công dân 8.
Sách bài tập GDCD 8 Bài 3 (Cánh diều): Lao động cần cù, sáng tạo | Giải SBT Giáo dục công dân 8 Cánh diều
Câu 1 trang 20 sách bài tập GDCD 8: Hành vi nào dưới đây thể hiện sự cần cù trong học tập, lao động?
A. Không giơ tay phát biểu mà chờ giáo viên gọi.
B. Chăm học, chăm làm ở trường và ở nhà.
C. Dám làm mọi việc để đạt mục đích của mình.
E. Chỉ làm việc khi có người khác nhắc nhở.
G. Chỉ chăm học bài khi đến kì thi.
Trả lời:
- Những hành vi thể hiện sự cần cù trong học tập, lao động là:
B. Chăm học, chăm làm ở trường và ở nhà.
D. Dậy sớm tập thể dục mỗi sáng.
A. Yêu cầu cao.
B. Khó khăn, gian khổ.
C. Phong ba, bão táp.
D. Mưa, nắng thất thường.
Trả lời:
Chọn đáp án B
Cần cù trong lao động là sự chăm chỉ một cách thường xuyên, không quản ngại khó khăn, gian khổ.
A. Tích cực tham gia các hoạt động tình nguyện.
B. Chép lời giải cho các bài tập khó từ sách/mạng Internet.
C. Tìm cách giải quyết tối ưu để nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc.
D. Có ý kiến riêng và tìm mọi cách bảo vệ quan điểm cá nhân của mình.
Trả lời:
Chọn đáp án B
Hành vi chép lời giải cho các bài tập khó từ sách/mạng Internet không thể hiện sự sáng tạo trong học tập, lao động
A. Luôn có ý tưởng mới trong công việc.
B. Luôn thay đổi kế hoạch.
C. Luôn tìm nhiều cách để giải một bài tập khó.
E. Luôn học theo cách làm của người khác.
G. Tích cực thảo luận nhóm với các bạn.
Trả lời:
- Những hành vi thể hiện sự cần cù, sáng tạo trong học tập, lao động là:
A. Luôn có ý tưởng mới trong công việc.
C. Luôn tìm nhiều cách để giải một bài tập khó.
D. Linh hoạt xử lí tình huống để đạt hiệu quả tối ưu.
G. Tích cực thảo luận nhóm với các bạn.
A. Hăng hái phát biểu xây dựng bài.
B. Giúp bố mẹ làm việc nhà.
C. Tích cực hợp tác làm việc nhóm.
D. Tự bằng lòng với cuộc sống của mình.
Trả lời:
Chọn đáp án D
Tự bằng lòng với cuộc sống của mình không phải là biểu hiện trong lao động cần cù, sáng tạo
Câu 6 trang 21 sách bài tập GDCD 8: Lao động cần cù, sáng tạo giúp chúng ta đạt được điều gì?
A. Được đi du lịch nhiều nơi.
B. Được quan tâm, ngưỡng mộ.
C. Được tăng lương, thăng chức.
D. Được yêu quý, tôn trọng.
Trả lời:
Chọn đáp án D
Lao động cần cù, sáng tạo giúp chúng ta nhận được sự yêu quý, tôn trọng của mọi người.
Câu 7 trang 21 sách bài tập GDCD 8: Học tập cần cù, sáng tạo giúp chúng ta đạt được điều gì?
A. Được bố mẹ thưởng.
B. Được bạn bè yêu quý.
C. Để họ hàng tự hào.
Trả lời:
Chọn đáp án B
Học tập cần cù, sáng tạo giúp chúng ta được bạn bè yêu quý.
Câu 8 trang 21 sách bài tập GDCD 8: Nội dung nào dưới đây nói về sự sáng tạo trong lao động?
A. Chỉ làm theo hướng dẫn của cấp trên để thực hiện đúng yêu cầu về sản phẩm.
B. Chủ động suy nghĩ để cải tiến, đổi mới trong quá trình lao động nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc.
C. Luôn tìm cách nâng cao năng suất lao động, nhưng không quan tâm đến chất lượng sản phẩm.
Trả lời:
Chọn đáp án B
Sự sáng tạo trong lao động được hiểu là: luôn chủ động suy nghĩ để cải tiến, đổi mới trong quá trình lao động nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc.
A. Chủ động phát biểu, tìm hiểu những điều mình chưa biết.
B. Tích cực học tập, giúp bố mẹ việc nhà.
C. Thực hiện đúng theo thời gian biểu hằng ngày.
D. Đợi bố mẹ nhắc nhở mới làm việc nhà.
Trả lời:
Chọn đáp án D
Để rèn luyện sự cần cù, sáng tạo trong học tập và lao động, em cần tránh việc: đợi bố mẹ nhắc nhở mới làm việc nhà.
A. Trăm hay không bằng tay quen.
B. Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh.
C. Muốn nghề chớ nề học hỏi.
Trả lời:
Chọn đáp án C
Câu tục ngữ Muốn nghề chớ nề học hỏi nói về sự cần cù, sáng tạo trong học tập, lao động
Câu 11 trang 22 sách bài tập GDCD 8: Đọc thông tin:
1. Làm giàu cho gia đình là làm giàu cho đất nước
Dân tộc Êđê cũng như các dân tộc khác đều rất anh dũng trong đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, chăm chỉ và sáng tạo trong lao động sản xuất. Phát huy những truyền thống tốt đẹp đó, đồng bào Êđê ngày càng nhận thức được vai trò, trách nhiệm của mỗi người dân trong việc xây dựng kinh tế, phát triển sản xuất. Chính nhận thức đó đã thôi thúc Y Thi Mlô mạnh dạn tìm cách chuyển đổi cây trồng và bỏ tập quán canh tác cũ. Y Thi Mlô đã động viên các thành viên trong gia đình không ngại khó khăn, vất vả, cố gắng lao động, tận dụng điều kiện đất đai, nguồn nước sẵn có để chuyển diện tích đất nương rẫy sang khai hoang, cải tạo thành ruộng nước để sản xuất ổn định, thâm canh và dần tăng vụ, đảm bảo được lương thực cho gia đình. Lúc đầu gia đình gặp rất nhiều khó khăn về vốn, về tiến bộ khoa học kĩ thuật, nhưng nhờ sự cố gắng, kiên trì và thường xuyên nghiên cứu sách, báo, học hỏi cán bộ khuyến nông, đặc biệt là thường xuyên trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm với các hộ gia đình khác trong quá trình đưa khoa học kĩ thuật vào chăn nuôi, trồng trọt nên đã đem lại hiệu quả đáng kể cho gia đình.
Khi đã có được những kinh nghiệm nhất định trong sản xuất để phát triển kinh tế hộ gia đình, Y Thi Mlô thường xuyên giúp đỡ những hộ khác trong buôn còn gặp nhiều khó khăn về vốn, về con giống và đặc biệt thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm để giúp nhau thoát nghèo.
Đến nay, cuộc sống các hộ trong buôn Choăh đã có nhiều thay đổi, nhiều hộ đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu, xây dựng nhà cửa ngày càng khang trang, sạch đẹp. Về phần gia đình Y Thi Mlô, kinh tế ngày một tăng lên, thu nhập hằng năm trừ chi phí đạt từ 150 đến 200 triệu đồng từ việc khai hoang trồng 4 héc-ta cà phê; chăn nuôi 20 con lợn, hơn 100 con gia cầm lấy thịt và để lấy trứng; trồng 1 héc-ta ngô, với thu nhập 6 tấn/héc-ta.
Trả lời:
- Những việc làm thể hiện sự cần cù, sáng tạo của Y Thi Mlô:
+ Tìm cách chuyển đổi cây trồng và bỏ tập quán canh tác cũ.
+ Động viên các thành viên trong gia đình cố gắng lao động, tận dụng điều kiện đất đai, nguồn nước sẵn có để chuyển diện tích đất nương rẫy sang khai hoang, cải tạo thành ruộng nước để sản xuất ổn định, thâm canh và dần tăng vụ.
+ Học hỏi cán bộ khuyến nông; thường xuyên trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm với các hộ gia đình khác.
- Kết quả:
+ Hiệu quả trồng trọt, chăn nuôi của gia đình Y Thi Mlô được cải thiện đáng kể.
+ Cuộc sống các hộ trong buôn Choăh đã có nhiều thay đổi, nhiều hộ đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu, xây dựng nhà cửa ngày càng khang trang, sạch đẹp
b) trang 22 sách bài tập GDCD 8: Theo em, cần cù, sáng tạo trong lao động có ý nghĩa như thế nào?
Trả lời:
Ý nghĩa của cần cù, sáng tạo trong lao động:
+ Giúp con người hoàn thiện và phát triển phẩm chất, năng lực để nâng cao hiệu quả lao động, góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
+ Người có tinh thần cần cù, sáng tạo trong lao động luôn nhận được sự yêu quý, tôn trọng của mọi người xung quanh.
2. Đôi bạn thân sáng tạo phần mềm giúp nhận diện hơn 12000 loài dược thảo thực vật
Trong quá trình thực hiện phần mềm, hai bạn gặp phải không ít khó khăn. “Trở ngại lớn nhất của chúng mình là việc tìm kiếm nguồn dược liệu để phân tích. Ngoài những loài cây thuốc có sẵn đang được trồng trong khuôn viên nhà trường, chúng mình phải chủ động tìm kiếm và nhờ sự hỗ trợ từ thầy giáo hướng dẫn để có thêm nhiều loài thực vật khác nhau ở bên ngoài, giúp việc thử nghiệm phần mềm được chính xác hơn”, Thái bày tỏ.
Gần 6 tháng tìm hiểu, với sự hỗ trợ từ thầy giáo dạy môn Sinh học, hai bạn đã thiết lập sơ đồ về các loài thực vật, tìm tòi, trích xuất dữ liệu các loại cây, đọc nhiều tài liệu trong và ngoài nước, nghiên cứu để củng cố thêm kiến thức và lựa chọn những thông tin hữu ích đưa vào phần mềm. Đến nay, phần mềm The Plantae trên Android có khoảng 4.000 người cài đặt, sử dụng. Thái nói: “Ứng dụng hỗ trợ người dùng nhận biết hơn 12.000 loài dược thảo, thực vật và cung cấp thêm nhiều thông tin về loài thực vật có đặc tính hướng chữa bệnh cho một số loài,...”.
Trả lời:
Biểu hiện của sự cần cù, sáng tạo trong học tập: hai bạn Thái và Ngân đã nỗ lực tự tìm tòi, học hỏi để thiết lập sơ đồ về các loài thực vật, tìm tòi, trích xuất dữ liệu các loại cây, đọc nhiều tài liệu trong và ngoài nước, nghiên cứu để củng cố thêm kiến thức và lựa chọn những thông tin hữu ích đưa vào phần mềm.
Trả lời:
Biểu hiện khác của cần cù, sáng tạo trong học tập:
+ Chăm chú nghe thầy, cô giáo giảng bài.
+ Hăng hái phát biểu, xây dựng bài.
+ Tìm tòi các cách giải bài tập/ phương pháp học tập mới,…
Câu 12 trang 24 sách bài tập GDCD 8: Mẹ đi công tác 2 ngày cuối tuần, dặn M lấy đồ ăn mẹ đã chuẩn bị sẵn trong tủ lạnh để nấu cho cả nhà. Đang học lớp 8, có nhiều bài tập cần hoàn thành, M đã sử dụng dịch vụ giao đồ ăn tận nhà, không cần phải nấu nướng mất thời gian. M rất vui vì nghĩ mình thật sáng tạo khi thực hiện nhiệm vụ mẹ giao.
a) trang 24 sách bài tập GDCD 8: Theo em, việc làm của M có đúng không? Vì sao?
Trả lời:
Việc làm của M là không đúng, vì: việc M sử dụng dịch vụ giao đồ ăn tận nhà sẽ khiến cho: số đồ ăn mà mẹ đã mua bị bỏ phí; đồng thời tiêu tốn thêm một khoản phí dịch vụ. Mặt khác, hành động này của M cũng cho thấy bạn chưa biết cách sắp xếp, quản lí thời gian
b) trang 24 sách bài tập GDCD 8: Nếu là bạn của M, em sẽ nói gì với M?
Trả lời:
Nếu là bạn của M, em sẽ khuyên M:
+ Nên sắp xếp thời gian một cách hợp lí, khoa học để có thể nấu ăn cho gia đình.
+ Việc tự tay chuẩn bị bữa cơm gia đình sẽ giúp gắn kết tình cảm giữa các thành viên; mặt khác cũng tiết kiệm tiền và đảm bảo sức khỏe.
Câu 13 trang 24 sách bài tập GDCD 8: Trong bài tập về nhà môn Địa lí, thầy giáo yêu cầu các bạn vẽ bản đồ khu phố nơi em ở. Bạn N mở máy vi tính, tìm trên mạng rồi in ra nộp. Bạn H cũng tìm bản đồ trên mạng Internet, sử dụng phần mềm vẽ sơ đồ trên máy tính để vẽ lại bản đồ nơi mình ở, bổ sung thêm các kí hiệu, biểu tượng để dễ nhìn, dễ nhớ hơn.
a) trang 24 sách bài tập GDCD 8: Em đồng tình với cách làm của bạn nào? Vì sao?
Trả lời:
Em đồng tình với cách làm của bạn H, vì hành động này cho thấy bạn N có thái độ chăm chỉ, sáng tạo trong học tập. Mặt khác, việc H bổ sung thêm các kí hiệu, biểu tượng sẽ giúp cho bản đồ sát với đời sống thực tế, dễ nhớ và có khả năng ứng dụng cao hơn.
b) trang 24 sách bài tập GDCD 8: Nếu là em, em sẽ thực hiện bài tập này như thế nào?
Trả lời:
Để thực hiện bài tập này, em sẽ làm theo cách của bạn H: tìm bản đồ trên mạng Internet, sử dụng phần mềm vẽ sơ đồ trên máy tính để vẽ lại bản đồ nơi mình ở, bổ sung thêm các kí hiệu, biểu tượng để dễ nhìn, dễ nhớ hơn.
Câu 14 trang 24 sách bài tập GDCD 8: Đi học về, thấy trong bếp còn một chồng bát đĩa chưa rửa, Yến nghĩ cứ để đó lát mẹ đi làm về sẽ dọn, vì mình có nhiệm vụ quan trọng hơn là chăm chỉ học tập để đạt kết quả cao cho bố mẹ vui lòng.
a) trang 24 sách bài tập GDCD 8: Theo em, bạn Yến suy nghĩ như thế có đúng không?
Trả lời:
Bạn Yến suy nghĩ như vậy là không đúng.
b) trang 24 sách bài tập GDCD 8: Em có đồng tình với suy nghĩ của bạn Yến không? Vì sao?
Trả lời:
Không đồng tình với suy nghĩ của bạn Yến, vì suy nghĩ và hành động đó cho thấy Yến chưa chăm chỉ, chưa biết giúp đỡ bố mẹ.
Câu 15 trang 24 sách bài tập GDCD 8: Để chuẩn bị cho kì thi cuối học kì I, giáo viên lớp 8E yêu cầu học sinh làm đề ôn tập và chuẩn bị trước đáp án cho các câu hỏi trong bộ đề soạn sẵn. Thấy vậy, Hoài nói với các bạn cùng bàn chia nhau mỗi bạn làm một môn sau đó tổng hợp lại nộp cho giáo viên, làm như vậy vừa nhanh mà bạn nào cũng có sản phẩm nộp.
a) trang 24 sách bài tập GDCD 8: Em nhận xét thế nào về việc làm của bạn Hoài?
Trả lời:
Việc làm của bạn Hoài là không đúng, thể hiện thái độ lười biếng, thiếu chăm chỉ trong học tập.
b) trang 24 sách bài tập GDCD 8: Nếu ngồi cùng bàn, em sẽ làm gì khi nghe Hoài nói như vậy?
Trả lời:
Nếu ngồi cùng bàn với Hoài, em sẽ khuyên các bạn: tự làm đề cương ôn tập, đối với các câu hỏi/ bài tập khó, mọi người trong nhóm có thể cùng thảo luận để đưa ra phương án giải quyết. Việc tự làm đề cương ôn tập sẽ giúp chúng ta ghi nhớ kiến thức lâu hơn, hiểu bài kĩ hơn, từ đó có thể tự tin làm bài thi cuối học kì I
Em nhận xét thế nào về việc làm của ông An?
Trả lời:
- Việc làm của ông An thể hiện thái độ chăm chỉ và sáng tạo trong lao động. Việc làm này không chỉ giúp ông An có thêm một phần thu nhập (từ những đơn hàng xuất khẩu ra nước ngoài) mà còn góp phần gìn giữ và phát huy nghề điêu khắc gỗ truyền thống của địa phương.
Nêu suy nghĩ của em về câu nói trên.
Trả lời:
(*) Tham khảo:
Con người khi sinh ra không ai tự nhiên mà có cho mình thành tựu, tài sản của riêng mình. Tất cả là nhờ quá trình lao động, cố gắng, nỗ lực mà thành. Có thể thấy, ý kiến “Lao động là đôi cánh của ước mơ, là cội nguồn của niềm vui và sáng tạo” là hoàn toàn đúng đắn.
Lao động là quá trình làm việc tạo ra của cải vật chất phục vụ cuộc sống của mỗi con người và góp phần làm cho xã hội thêm giàu đẹp hơn. Câu nói mang ý nghĩa khuyên nhủ con người hãy tích cực lao động, làm việc chăm chỉ để thực hiện những ước mơ, mục tiêu mà bản thân mình đề ra. Có lao động, con người ta mới có niềm vui, thúc đẩy sự sáng tạo.
Con người không thể sống mà cứ ngồi im một chỗ và không làm gì. Chỉ khi chúng ta làm việc, lao động mới tạo ra tiền của phục vụ đời sống và những nhu cầu của bản thân. Bên cạnh đó, lao động còn giúp cho xã hội này phát triển hơn, hiện đại hơn và đời sống của con người trở nên dễ dàng và nhàn hạ hơn. Khi lao động, con người sẽ rút ra được những bài học cho riêng bản thân mình từ đó sẽ có sự sáng tạo, tư duy mới mẻ hơn, mở mang tầm hiểu biết. Ngoài ra, việc tích cực lao động sẽ tạo ra thành quả riêng cho mỗi con người đồng thời cũng là thước đo đánh giá con người vô cùng chính xác.
Tuy nhiên, trong xã hội vẫn còn có những người lười biếng, chỉ biết dựa dẫm, ỷ lại vào người khác mà không tích cực lao động. Lại có những người quá an phận với công việc của mình mà không biết phấn đấu vươn lên tạo ra thành tựu cho bản thân,… những người này đáng bị chỉ trích, phê phán.
Đứng trước những thử thách, mỗi con người được lựa chọn cho mình một tinh thần để vượt qua, hãy luôn giữ lấy sự lạc quan và hướng về phía trước, đến những điều tốt đẹp, cố gắng lao động tạo thành tựu, giá trị riêng cho bản thân. Không một ai là hoàn hảo, nhưng khi ta biết cố gắng hoàn thiện bản thân và vươn lên phía trước, chúng ta sẽ đạt được những thành quả xứng đáng với công sức bỏ ra.
Câu 18 trang 25 sách bài tập GDCD 8: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của chúng ta. Trong xã hội ta, không có nghề nào là thấp kém, chỉ những kẻ lười biếng, ỷ lại mới đáng xấu hổ. Người nấu bếp, người quét rác cũng như thầy giáo, kĩ sư,... nếu làm trọn trách nhiệm thì vẻ vang như nhau”.
a) trang 25 sách bài tập GDCD 8: Em suy nghĩ thế nào về câu nói trên?
Trả lời:
Câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh là hoàn toàn đúng đắn, thể hiện sâu sắc vai trò của lao động đối với mỗi người đối với toàn xã hội.
Trả lời:
Để rèn luyện sự cần cù, sáng tạo, công dân - học sinh cần:
- Yêu quý lao động, khiêm tốn tìm hiểu, học hỏi những tấm gương cần cù, sáng tạo trong học tập, lao động.
- Phê phán những biểu hiện lười biếng, ỷ lại trong học tập, lao động.
Xem thêm các bài giải sách bài tập Giáo dục công dân 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 2: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc
Bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.