Nếu p, m và q lập thành một cấp số nhân thì dễ thấy m^2 = p ∙ q. Số m được gọi là trung bình nhân của p và q

192

Với Giải Bài 2.30 trang 40 SBT Toán 11 Tập 1 trong Bài 7: Cấp số nhân Sách bài tập Toán lớp 11 Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Toán lớp 11.

Nếu p, m và q lập thành một cấp số nhân thì dễ thấy m^2 = p ∙ q. Số m được gọi là trung bình nhân của p và q

Bài 2.30 trang 40 SBT Toán 11 Tập 1Nếu p, m và q lập thành một cấp số nhân thì dễ thấy m2 = p ∙ q. Số m được gọi là trung bình nhân của p và q. Cho hai số p và q, nếu ta tìm được k số khác m1, m2, ..., mk sao cho p, m1, m2, ..., mk, q lập thành một cấp số nhân thì chúng ta nói rằng đã “chèn k trung bình nhân vào giữa p và q”. Hãy

a) Chèn hai trung bình nhân vào giữa 3 và 24;

b) Chèn ba trung bình nhân vào giữa 2,25 và 576.

Lời giải:

a) Theo định nghĩa, chèn hai trung bình nhân vào giữa 3 và 24 ta được cấp số nhân có số hạng đầu u1 = 3 và u2 + 2 = u4 = 24.

Do tính chất của cấp số nhân nên u4 = u1q3 = 3q3 = 24. Suy ra q = 2.

Khi đó u2 = 3 . 2 = 6, u3 = 6 . 12 = 12.

Vậy chèn hai trung bình nhân vào giữa 3 và 24 ta được cấp số nhân là: 3, 6, 12, 24.

b) Theo định nghĩa, chèn ba trung bình nhân vào giữa 2,25 và 576 ta được cấp số nhân có u1 = 2,25 và u2 + 3 = u5 = 576.

Do tính chất của cấp số nhân nên u5 = u1q4 = 2,25q4 = 576. Suy ra q = ± 4.

+ Với q = 4, ta có u2 = 2,25 . 4 = 9; u3 = 9 . 4 = 36; u4 = 36 . 4 = 144.

Khi đó chèn ba trung bình nhân vào giữa 2,25 và 576 ta được cấp số nhân 2,25; 9; 36; 144; 576.

+ Với q = − 4, ta có u2 = 2,25 . (− 4) = − 9; u3 = (− 9) . (− 4) = 36; u4 = 36 . (− 4) = − 144.

Khi đó chèn ba trung bình nhân vào giữa 2,25 và 576 ta được cấp số nhân 2,25; − 9; 36; − 144; 576.

Đánh giá

0

0 đánh giá