Với giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 8 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn đầy đủ Tập 1 và Tập 2 chương trình sách mới sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong sách SBT Ngữ Văn 8 từ đó học tốt môn Ngữ văn 8.
Giải SBT Ngữ Văn 8 Bài tập đọc hiểu (Cánh diều)
Trả lời:
- Nội dung chính của văn bản: kể lại những kỉ niệm in đậm trong tâm trí tác giả về ngày đầu tiên đi học.
- Cốt truyện của truyện ngắn này rất đặc biệt: ít sự việc và hành động; không có mâu thuẫn, xung đột gay gắt,... mà chủ yếu tập trung vào miêu tả diễn biến tâm trạng của nhân vật.
Trả lời:
Nhân vật chính trong truyện là “tôi” – một cậu bé trong buổi đầu tiên đến trường. Nhân vật ấy chủ yếu được khắc hoạ từ phương diện tâm lí, những suy nghĩ và tình cảm, cảm xúc,... Điều đó phù hợp với tính chất trữ tình, giàu chất thơ của truyện ngắn này.
Trả lời:
– Tâm trạng của nhân vật “tôi” trong ngày đầu tiên đến lớp diễn ra theo trình tự sau: Ban đầu là bâng khuâng, phấn chấn đi bên mẹ trên con đường đến trường chuyển sang bỡ ngỡ, rụt rè “đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ”, “như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ”. Tiếp đến là cảm thấy lúng túng, vụng về “thấy mình chơ vơ là lúc này”. Sau đó, giật mình khi nghe gọi đến tên. Cuối cùng là bật khóc: “Tôi bất giác quay lưng lại rồi dúi đầu vào lòng mẹ tôi nức nở khóc theo.”.
– Chỉ ra tác dụng của một số câu văn miêu tả và hình ảnh so sánh. Ví dụ, các so sánh trong hai câu sau đã diễn tả được cảm giác ngập ngừng, e sợ, hồi hộp đến căng thẳng của những cậu bé trong buổi đầu tiên đến trường:
+ “Họ như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muôn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ.”.
+ “Trong lúc ông đọc tên từng người, tôi cảm thấy như quả tim tôi ngừng đập.”.
Trả lời:
Đây là đặc điểm khá nổi trội của truyện ngắn này. Đặc điểm giàu chất thơ ấy được tạo nên từ nội dung và hình thức của văn bản.
Về nội dung: Tác giả tập trung miêu tả những cảm xúc và diễn biến tâm trạng vừa vui mừng, phấn chấn vừa ngỡ ngàng, lo sợ,... của nhân vật “tôi” trong buổi đầu tiên đến trường một cách chân thực và cảm động.
Về hình thức: Cốt truyện rất đơn giản, nhẹ nhàng; ngôn ngữ miêu tả (tả cảnh vật và tâm trạng) tinh tế, giàu hình ảnh sinh động với nhiều biện pháp tu tử, nhất là ví von, so sánh,...
Trả lời:
- Câu chuyện ghi lại cảm xúc của buổi đầu tiên đến trường – buổi học mà hầu hết mọi người đã từng trải qua, vì thế nói giúp được suy nghĩ, tình cảm và tâm trạng của rất nhiều người đọc.
- Những cảm xúc, suy nghĩ và tình cảm trong sáng, chân thực ấy vẫn có trong mỗi HS hôm nay. Với người lớn, dù đã trưởng thành nhưng mỗi khi nhớ về ngày đầu tiên đến trường của mình vẫn đồng cảm với những gì nhà văn Thanh Tịnh mô tả trong truyện Tôi đi học. Nhà văn đã nói giúp mọi người những suy nghĩ, tình cảm ấy.
Trả lời:
Truyện ngắn Tôi đi học sử dụng ngôi kể thứ nhất, xưng “tôi”. Truyện kể lại ấn tượng sâu đậm trong tâm hồn của nhân vật “tôi” khi lần đầu đến trường. Do đề tài và chủ đề của truyện chủ yếu tập trung diễn tả tâm trạng, tình cảm nên việc sử dụng ngôi kể thứ nhất đã giúp tác giả diễn tả được tất cả thế giới nội tâm tinh tế và phức tạp của chính người viết. Ngôi kể khác sẽ không thể hiện được điều đó.
Câu 7 trang 9 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.
Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.
Tôi không lội qua sông thả diều như thằng Quý và không đi ra đồng nô đùa như thằng Sơn nữa.
Trong chiếc áo vải dù đen dài tôi cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn. Dọc đường thấy mấy cậu nhỏ trạc bằng tuổi tôi áo quần tươm tất, nhí nhảnh gọi tên nhau hay trao sách vở cho nhau xem mà tôi thèm. Hai quyển vở mới đang ở trên tay tôi đã bắt đầu thấy nặng. Tôi bặm tay ghì thật chặt, nhưng một quyển vở cũng xệch ra và chênh đầu chúi xuống đất. Tôi xóc lên và nắm lại cẩn thận. Mấy cậu đi trước ôm sách vở nhiều lại kèm cả bút thước nữa. Nhưng mấy cậu không để lộ vẻ khó khăn gì hết.
Tôi muốn thử sức mình nên nhìn mẹ tôi:
- Mẹ đưa bút thước cho con cầm.
Mẹ tôi cúi đầu nhìn tôi với cặp mắt thật âu yếm:
- Thôi để mẹ cầm cũng được.
Tôi có ngay cái ý nghĩ vừa non nớt vừa ngây thơ này; chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước.
Ý nghĩ thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi.”
(Trích Tôi đi học — Thanh Tịnh)
a) Đoạn trích trên tập trung khắc hoạ nội dung gì? Bút pháp nghệ thuật nào được người viết sử dụng nổi bật trong đoạn trích ấy?
b) Vì sao nhân vật “tôi” cảm thấy: “Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ.”? Nhận xét diễn biến tâm lí của nhân vật “tôi” qua chi tiết này.
c) Trong đoạn trích trên, tại sao nhân vật “tôi” lại muốn cầm bút thước? Điều đó thể hiện nét tâm lí gì đang thay đổi trong nhân vật “tôi”?
d) Xác định trợ từ và ý nghĩa cụ thể của trợ từ ấy trong câu sau:
Tôi có ngay cái ý nghĩ vừa non nớt vừa ngây thơ này: chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước.
e) Dẫn ra ít nhất hai câu văn có sử dụng phép so sánh trong đoạn trích trên.
Trả lời:
a) Đoạn trích tập trung khắc hoạ tâm trạng “nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường” với diễn biến tâm lí vừa tự hào vừa e dè, non nớt, ngây thơ của nhân vật “tôi”. Bút pháp nghệ thuật được người viết sử dụng nổi bật trong đoạn trích này là miêu tả (tả cảnh và tả tâm trạng).
b) Nhân vật “tôi” cảm thấy: “Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ.” là do tâm trạng của ngày đầu tới trường, như tác giả đã viết: “Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.”.
Nhận xét: Tác giả đã thể hiện rất chính xác diễn biến tâm lí của nhân vật “tôi” qua chi tiết đó. Bởi vì cảnh vật ngoài đời thì chỉ có một nhưng sẽ thay đổi qua con mắt và tâm trạng của người ngắm nó. Nguyễn Du từng viết: “Người buồn cảnh có vui đâ bao giờ”. Vẫn cảnh vật ấy, con đường quen thuộc ấy... nhưng do tâm trạng hỏi hộp. vui sướng, lo âu... nên nhân vật “tôi” nhìn cảnh vật thấy “lạ”.
c) Trong đoạn trích, nhân vật “tôi” muốn cầm bút thước vị tâm lí muốn thủ sức, khi trông thấy: “Mấy cậu đi trước ôm sách vở nhiều lại kèm cả bút thước nữa. Nhưng mấy cậu không để lộ vẻ khó khăn gì hết.”. Điều đó thể hiện nét tâm lí muốn chứng minh với mẹ và mọi người rằng mình đã lớn, mình cũng có thể làm được như các bạn khác. Đó chính là diễn biến tâm lí rất tinh tế đang thay đổi trong nhân vật “tôi”.
d) Trợ từ trong câu đã trích là:
Chỉ (chắc chỉ người thạo..): nhấn mạnh vào chủ ngữ “người thạo”.
e) Hai câu văn có sử dụng biện pháp so sánh, chẳng hạn: “Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”.
“Ý nghĩ thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi.”.
A. Buổi sáng giữa mùa đông rét mướt; Sơn tung chăn ngồi dậy
B. Buổi sáng mùa đông đầu tiên; trời chuyển lạnh, mọi người đã mặc áo rét
C. Buổi chiều mùa đông; trời không u ám, toàn một màu trắng đục
D. Buổi trưa nắng ấm và hanh, cái nắng về cuối tháng Mười làm nứt nẻ đất ruộng
Trả lời:
Đáp án B. Buổi sáng mùa đông đầu tiên; trời chuyển lạnh, mọi người đã mặc áo rét
Trả lời:
- Tìm và chỉ ra đoạn văn thể hiện tâm lí của nhân vật Sơn trước và sau khi cho chiếc áo. Cụ thể là đoạn: “Sơn bây giờ mới chợt nhớ ra là mẹ cái Hiện rất nghèo,... đến “Với lòng ngây thơ của tuổi trẻ, chị Lan hăm hở chạy về nhà lấy áo. Sơn đứng lặng yên đợi, trong lòng tự nhiên thấy ấm áp vui vui.”. Đây là tâm trạng trước khi cho áo. Tâm trạng của Sơn sau khi cho áo được miêu tả ở phần (3) của văn bản.
- Nhận biết một số chi tiết nhà văn đã sử dụng để miêu tả diễn biến tâm trạng của nhân vật Sơn, từ “ấm áp vui vui” đến lo sợ như thế nào.
Trả lời:
- Thái độ và cách ứng xử của hai bà mẹ (mẹ Sơn và mẹ Hiên) trong phần cuối của truyện:
+ Mẹ Hiên: không cho con lấy đồ của người khác, đem trả lại món đồ cho chủ nhân dù biết món đồ ấy vô cùng cần. Qua đó, ta thấy được bà là người có tính cách chất phác, hiền hậu, sống thật thà, và giàu lòng tự trọng mặc dù sống trong hoàn cảnh nghèo túng nhưng không đánh mất phẩm giá của mình.
+ Mẹ Sơn: câu kết cuối bài "Hai con tôi quý quá, dám tự do lấy áo đem cho người ta không sợ mẹ mắng à?", với cử chỉ "âu yếm ôm con vào lòng" chứa đựng biết bao tình yêu thương. Người mẹ ấy hiểu và cảm thông cho hành động của hai con nên không hề trách mắng mà hơn thế còn hiểu và muốn giúp đỡ gia đình Hiên. Người mẹ ấy cũng không hề trách móc gì mẹ con Hiên hay có thái độ khó chịu, trịch thượng. Sự giúp đỡ của bà trong ngày đông chính là ngọn lửa tình người ấm áp.
- Theo em, mẹ Sơn lại không hài lòng khi chị em Sơn cho Hiên chiếc áo bông ấy là vì đó là kỉ vật thiêng liêng của người con đã mất nên không thể cho.
Trả lời:
- Em không đồng ý với ý kiến đó. Bởi ẩn sâu trong câu chuyện cho chiếc áo bông cũ thì đó là tình người với nhau trong cuộc sống. Câu chuyện đã để lại dư âm trong lòng độc giả, khiến độc giả vừa thấm thía nỗi khổ đau, bất hạnh, hoàn cảnh éo le của những con người nghèo khổ, vừa cảm nhận sâu sắc tình người ấm nồng, cao quý, thiêng liêng; từ đó thêm trân trọng cuộc sống này hơn.
- Ý nghĩa truyện Gió lạnh đầu mùa: Truyện cho thấy sự khác biệt giữa những đứa trẻ sống trong gia đình khá giả và nghèo khổ. Đồng thời, truyện còn ca ngợi tình yêu thương, tấm lòng nhân ái của con người. Truyện mãi mãi để lại trong lòng người sự ấm áp của tình người và tình đời.
Trả lời:
Đặc điểm truyện ngắn giàu chất thơ của văn bản Gió lạnh đầu mùa thể hiện ở một số phương diện sau:
- Nội dung truyện ngợi ca tấm lòng nhân hậu “Thương người như thể thương thân”; những tấm lòng thơm thảo, biết yêu thương, chia sẻ giữa con người với con người trong lúc khó khăn.
- Hình thức thể hiện tập trung miêu tả cảnh vật, tâm trạng, cảm xúc là chính, không có các sự việc, hành động, biến cố gay cấn, to tát,...
- Ngôn ngữ chọn lọc gợi tả do sử dụng nhiều hình ảnh sinh động, nhịp điệu câu
văn chậm rãi,..
Trả lời:
- Ngôi kể trong truyện Gió lạnh đầu mùa và truyện Tôi đi học khác nhau. Ở văn bản Tôi đi học, người kể ở ngôi thứ nhất, xưng “tôi” còn văn bản Gió lạnh đầu mùa sử dụng ngôi kể thứ ba – người kể không xuất hiện trong truyện nhưng biết mọi việc.
- Nội dung chính của truyện Gió lạnh đầu mùa là tập trung ngợi ca, biểu dương những tấm lòng thơm thảo, biết chia sẻ, yêu thương những người gặp cảnh ngộ khó khăn,… tức đối tượng được miêu tả, ngợi ca mang tính khách quan nói về người khác, không phải chỉ nói về tâm trạng của chính mình (Như truyện Tôi đi học), vì thế, cần dùng ngôi kể thứ ba để kể một cách linh hoạt.
Trả lời:
Thông tin về Thạch Lam có rất nhiều trên Intemet, tuy nhiên, các em cần dựa vào các trang web có địa chỉ đáng tin cậy. Ví dụ, truy cập vào trang web http hoinhavanvietnam.vn/nha-van-thach-lam, chúng ta sẽ có thông tin chính thức về nhà văn Thạch Lam.
Chẳng hạn, các thông tin sau:
– Nhà văn Thạch Lam được biết đến là một cây bút thiên về tình cảm, hay viết lại chính những cảm xúc của mình trước những số phận hẩm hiu, nghèo khổ của người nghèo, nhất là phụ nữ trong xã hội cũ.
– Những tác phẩm của nhà văn Thạch Lam có rất nhiều những yếu tố hiện thực. Tuy nhiên, nhân vật không dữ dội như Chí Phèo, Lão Hạc của Nam Cao, hay cuộc đời tăm tối không lối thoát như chị Dậu của Ngô Tất Tố,... Nét riêng, độc đáo, cái mạnh của Thạch Lam chính là lòng nhân ái và những vẻ đẹp tâm hồn trong mọi tác phẩm của ông.
Những nhân vật trong các tác phẩm của ông dù ở bất cứ hoàn cảnh nào đi chăng nữa nhưng trong tâm hồn của họ vẫn ánh lên cái chất lòng nhân ái của con người Việt Nam. Đọc truyện ngắn Thạch Lam, ta thấy được sự yêu thương và quý trọng con người với nhau hơn và cũng chính từ đó, ta cảm nhận được sự thương cảm trong mỗi con người.
Trả lời:
* Thông tin về tác giả Nguyễn Ngọc Tư:
- Nguyễn Ngọc Tư, sinh năm 1976
- Quê quán: Cà Mau
- Sáng tác thành công ở nhiều thể loại: truyện ngắn, tản văn, tiểu thuyết, …
- Giọng văn của Nguyễn Ngọc Tư đậm chất Nam Bộ, trong sáng, mộc mạc, thể hiện một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, giàu yêu thương.
- Tác phẩm tiêu biểu: Cánh đồng bất tận, Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (2005), Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư (2005), Không ai qua sông (2016), Biên sử nước (2020), …
* Thông tin quan trọng: Giọng văn của Nguyễn Ngọc Tư đậm chất Nam Bộ, trong sáng, mộc mạc, thể hiện một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, giàu yêu thương.
Câu 2 trang 11 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Theo em, cốt truyện Người mẹ vườn cau thuộc dạng nào dưới đây?
A. Kể lại sự việc khác thường, kì lạ
B. Kể lại sự việc giản dị, đời thường mà giàu ý nghĩa
C. Kể lại sự việc có nội dung trào phúng, châm biếm, hài hước
D. Kể lại sự việc có nội dung giàu tính triết lí
Trả lời:
Đáp án B. Kể lại sự việc giản dị, đời thường mà giàu ý nghĩa
Trả lời:
Người kê trong truyện là đứa bé, con của một cán bộ vốn là đồng đội với con của người mẹ vườn cau. Đứa bé kể về người mẹ ấy như kể về bà nội của mình. Ngôi thể hiện được câu chuyện một cách tự nhiên, trung thực; vừa nói được về sự giản dị, cao đẹp của người mẹ vườn cau luôn tràn đầy tình yêu thương dành cho đồng đội của những người con đã khuất vừa thể hiện được sức mạnh cảm hoá của tỉnh cảm ấy đối với người cha của đứa bé và nói được suy nghĩ, tình cảm của chính người kể.
Trả lời:
- Điều đáng chú ý về cốt truyện của truyện ngắn Người mẹ vườn cau là: Truyện kể về việc cô giáo yêu cầu viết bài văn về người mẹ nhưng nội dung chính lại kể về người bà, người mẹ của bố sống ở vườn cau. Kết thúc truyện quay lại bài văn của nhân vật kể chuyện bà, bị điểm kém với lời phê “nghèo ý” và lời chống chế tưởng đùa mà thật sâu sắc: “Làm sao viết về mẹ bằng mấy dòng được, phải không?”.
Trả lời:
- Hình ảnh “người mẹ vườn cau” đã được tái hiện với những chi tiết tiêu biểu:
+ Ba kể hồi trước, ba cùng hai chú ở trên bàn thờ là đồng chí của nhau, các chú ấy hiên ngang và anh dũng lắm, ba bảo bà nội là một bà mẹ anh hùng.
+ Nội bán ve chai
+ Nội gánh giỏ đi đầu làng cuối xóm. Nội đưa thư cho ba. Nội mang thức ăn, tin tức.
+ Giá mà các chú ấy còn sống, bây giờ nội đã có cháu, đâu phải sống một mình.
+ Tôi nghe gai gai người, nhớ cái dáng còm cõi, nụ cười phúc hậu, đôi mắt già nua nheo nheo.
- Em ấn tượng với chi tiết khi người ba nói rằng bà nội là một bà mẹ anh hùng. Nhắc tới đây, em vô cùng xúc động và càng biết ơn về sự hi sinh thầm lặng đó. Bà là hậu phương vững chắc cho những đứa con của mình đi chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Và khái niệm về anh hùng đã không còn dập khuôn như suy nghĩ ban đầu của nhân vật “tôi”. Qua đó, em càng thấy biết ơn và trân trọng cuộc sống này hơn vì những con người thế hệ trước đã anh dũng, sẵn sàng đánh đổi tất cả để đem lại hòa bình đất nước cho ngày hôm nay.
Câu 6 trang 11 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
- Bán ve chai cũng là anh hùng hở ba?
Ừ, nội gánh giỏ đi đầu làng cuối xóm. Nội đưa thư cho ba. Nội mang thức ăn tin tức.
Ba vuốt đầu tôi, cái tay nặng trịch:
(Trích Người mẹ vườn cau – Nguyễn Ngọc Tư)
a) Dựa vào đoạn trích trên, hãy cho biết: “Người mẹ vườn cau” là ai?
b) “Ở đây cái gì cũng chín...”. Vì sao trong các thứ “chín” ấy, có cả “tóc nội cũng
trắng phau phau”. Em hiểu nghĩa của từ “chín” ở câu này là gì?
Trả lời:
a) “Người mẹ vườn cau” là một người phụ nữ bán ve chai nhưng là bà mẹ anh hùng. Bà mẹ ấy đã từng gánh giỏ đi đầu làng cuối xóm, đưa thư, mang thức ăn, tin tức,... cho các chiến sĩ bộ đội Giải phóng.
b) “Ở đây cái gì cũng chín...”. Trong các thứ “chín” ấy, có cả “tóc nội cũng trắng phau phau”. Nghĩa của từ “chín” ở đây cần được hiểu theo nghĩa rộng, nghĩa bóng không chỉ là trái chín mà còn chỉ giai đoạn cuối, thời điểm sự vật đã phát triển đầy đủ và sung mãn nhất,... Vì thế, bên cạnh “trái chín đỏ lừ bên hông cau trắng muốt” là “tóc nội cũng trắng phau phau”.
c) Người kể đã hiểu nhầm từ “anh hùng” là người cao to, đẹp khỏe, có súng. Bà mẹ vườn cau lại là một anh hùng vì bà gánh giỏ đưa thư, mang thức ăn, tin tức bí mật cho bộ đội.
Xem thêm các bài giải SBT Ngữ Văn lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:
II. Bài tập tiếng Việt trang 12, 13
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.