Giải SBT Ngữ Văn 8 Bài tập nói và nghe trang 14 (Cánh diều)

95

Với giải SBT Ngữ Văn lớp 8 Bài tập nói và nghe trang 14 sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 8.

Giải SBT Ngữ Văn 8 Bài tập nói và nghe trang 14 (Cánh diều)

Câu 1 trang 14 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Đề văn nào trong phần Nói và nghe (Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội) liên quan đến phần Đọc hiểu của Bài 1?

Trả lời:

Đề văn trong phần Nói và nghe liên quan đến phần Đọc hiểu của Bài 1 gồm: Truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc được gợi ra sau khi học truyện ngắn Người mẹ vườn cau (Nguyễn Ngọc Tư).

Suy nghĩ của em về lòng nhân ái trong cuộc sống sau khi học truyện Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam).

Câu 2 trang 14 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Để trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội, các em cần chú ý những nội dung gì?

Trả lời:

Để trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội, các em cần dự kiến một số nội dung theo bảng sau:

Những điểm cần lưu ý

Yêu cầu cụ thể

Bối cảnh trình bày

Không gian, thời gian

Xác định vấn đề trình bày

Đề tài

Đối tượng người nghe

Thầy cô, bạn bè, người thân trong gia đình

Mục đích

Nêu ý kiến, thuyết phục người nghe

Phương tiện hỗ trợ

Máy móc thiết bị, tranh, ảnh, video clip, sơ đồ, bảng biểu

Nội dung

Mở đầu:

Nêu vấn đề và lí do chọn vấn đề

Nội dung chính:

- Trình tự các luận điểm

- Lí lẽ tương ứng với từng luận điểm

- Bằng chứng tương ứng với từng luận điểm

Kết thúc:

- Khái quát ý nghĩa vấn đề đã trình bày

- Một số đề xuất, kiến nghị (nếu có)

Cách thức và thái độ khi nói

Hướng về người nghe; kết hợp lời nói và cử chỉ, động tác,…; giọng điệu và âm lượng phù hợp

Câu 3 trang 14 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Hoạt động nói và nghe cần đáp ứng được các yêu cầu như thế nào?

Trả lời:

Hoạt động nói và nghe cần đảm bảo được các yêu cầu sau:

Người nói

Người nghe

- Nội dung trình bày:

+ Vấn đề trình bày được nêu rõ ràng, cụ thể.

+ Ý kiến phong phú, có trọng tâm, trình bày lô gích; lí lẽ và bằng chứng làm nổi bật được vấn đề.

- Hình thức trình bày:

+ Bài trình bày có bố cục rõ ràng.

+ Sử dụng công cụ, thiết bị hỗ trợ phù hợp.

+ Có sự sáng tạo trong trình bày.

- Tác phong, thái độ trình bày:

+ Phong thái tự tin, tôn trọng người nghe, sử dụng ngôn ngữ cơ thể sinh động, phù hợp.

+ Nói trôi chảy, mạch lạc, không bị ngắt quãng, hoặc không có những từ ngữ chêm xen (à, ờ, thì, mà, là,…).

+ Tốc độ nói vừa phải, có nhấn giọng ở những nội dung quan trọng.

+ Giải đáp thắc mắc cụ thể, ngắn gọn, thỏa đáng.

+ Bảo đảm yêu cầu về thời gian trình bày.

- Lắng nghe, xác định và ghi lại các thông tin chính của bài trình bày; những nội dung cần hỏi lại.

- Thể hiện thái độ chú ý lắng nghe; sử dụng các yếu tố cử chỉ, nét mặt, ánh mắt để khích lệ người nói.

- Hỏi lại những điểm chưa rõ (nếu cần); có thể trao đổi thêm quan điểm cá nhân về nội dung của bài trình bày

Câu 4 trang 14 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Người nói và người nghe thường mắc những lỗi nào?

Trả lời:

Người nói

Người nghe

- Lắng nghe nhận xét của thầy cô, bạn bè,… về bài trình bày.

- Rút kinh nghiệm về việc lựa chọn vấn đề trình bày, quá trình chuẩn bị, nội dung, cách thức và thái độ trình bày,…

- Tự đánh giá:

+ Trong bài trình bày của mình, em hài lòng về những điểm nào (nội dung, hình thức, thái độ)?

+ Điều em muốn thay đổi trong bài trình bày đó là gì?

- Kiểm tra việc nghe và ghi chép các nội dung thông tin (Đã chính xác chưa, thu hoạch được những gì?,…)

- Nêu nhận xét về nội dung, hình thức bài trình bày.

- Đánh giá:

+ Em thấy bài trình bày của bạn có thuyết phục không? Vì sao?

+ Điều em rút ra từ bài trình bày của bạn là gì?


Xem thêm các bài giải SBT Ngữ Văn lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:

II. Bài tập tiếng Việt trang 12, 13

III. Bài tập viết trang 14

I. Bài tập đọc hiểu

II. Bài tập tiếng Việt trang 23, 24

III. Bài tập viết trang 24, 25, 26

Đánh giá

0

0 đánh giá