SBT Ngữ văn 8 (Cánh diều) Bài 2: Thơ sáu chữ, bảy chữ

327

Với giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 8 Bài 2: Thơ sáu chữ, bảy chữ sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 8.

SBT Ngữ văn 8 (Cánh diều) Bài 2: Thơ sáu chữ, bảy chữ

I. Bài tập đọc hiểu

Nắng mới

Câu 1 trang 14 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Các phát biểu sau đây là đúng hay sai?

Phát biểu

 

Đúng

Sai

(1) Các dòng thơ trong bài thơ sáu chữ thường ngắt nhịp lẻ (3/3, 1/5, 5/1).

 

 

(2) Các dòng trong bài thơ bảy chữ thường ngắt nhịp 4/3, cũng có khi ngắt nhịp 3/4.

 

 

(3) Bài thơ sáu chữ, bảy chữ thường có nhiều vần.

 

 

 

(4) Cách ngắt nhịp dòng thơ còn phụ thuộc vào nghĩa của câu thơ, dòng thơ.

 

 

Trả lời:

Phát biểu

Đúng

Sai

(1) Các dòng thơ trong bài thơ sáu chữ thường ngắt nhịp lẻ (3/3, 1/5, 5/1).

 

x

(2) Các dòng trong bài thơ bảy chữ thường ngắt nhịp 4/3, cũng có khi ngắt nhịp 3/4.

x

 

(3) Bài thơ sáu chữ, bảy chữ thường có nhiều vần.

x

 

(4) Cách ngắt nhịp dòng thơ còn phụ thuộc vào nghĩa của câu thơ, dòng thơ.

x

 

Câu 2 trang 15 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Bố cục của bài thơ là gì?

A. Sự tổ chức, sắp xếp, gieo vần trong bài thơ theo cách thức mới lạ, độc đáo để thể hiện cá tính sáng tạo của tác giả

B. Sự tổ chức, sắp xếp các dòng thơ, khổ thơ tương ứng với một nội dung nhất định để tạo thành một bài thơ

C. Sự tổ chức, sắp xếp các hình ảnh trong mỗi dòng thơ để tạo ấn tượng, thu hút sự chú ý của người đọc

D. Sự tổ chức, sắp xếp các dòng trong bài thơ để tạo thành từng khổ thơ

Trả lời:

Đáp án B. Sự tổ chức, sắp xếp các dòng thơ, khổ thơ tương ứng với một nội dung nhất định để tạo thành một bài thơ

Câu 3 trang 15 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Phương án nào nêu đúng về mạch cảm xúc trong bài thơ?

A. Diễn biến sự việc được tái hiện trong bài thơ nhằm khơi gợi cảm xúc của người đọc

B. Diễn biến dòng cảm xúc, tâm trạng của tác giả trong bài thơ

C. Trình tự miêu tả bức tranh thiên nhiên trong bài thơ để thể hiện cảm xúc của tác giả

D. Trình tự miêu tả bức tranh con người trong bài thơ để thể hiện tâm trạng, suy tư của tác giả

Trả lời:

Đáp án B. Diễn biến dòng cảm xúc, tâm trạng của tác giả trong bài thơ

Câu 4 trang 15 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Cảm hứng chủ đạo trong bài thơ là gì?

A. Hứng thú, rung động của nhà thơ trước thiên nhiên, con người, cuộc sống được thể hiện trong một phần của bài thơ

B. Dòng cảm xúc, suy tư trong bài thơ nhằm thể hiện tư tưởng của tác giả

C. Trạng thái cảm xúc, tình cảm cao trào được thể hiện tập trung trong một phần của tác phẩm nhằm thể hiện tư tưởng của tác giả

D. Trạng thái cảm xúc, tình cảm mãnh liệt được thể hiện xuyên suốt tác phẩm nhằm thể hiện tư tưởng của tác giả

Trả lời:

Đáp án D. Trạng thái cảm xúc, tình cảm mãnh liệt được thể hiện xuyên suốt tác phẩm nhằm thể hiện tư tưởng của tác giả

Câu 5 trang 16 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Sắc thái nghĩa của từ ngữ là gì?

A. Nghĩa bổ sung cho nghĩa cơ bản của từ ngữ

B. Nghĩa gốc của từ ngữ

C. Nghĩa chuyển của từ ngữ

D. Nghĩa cơ bản của từ ngữ

Trả lời:

Đáp án A. Nghĩa bổ sung cho nghĩa cơ bản của từ ngữ

Câu 6 trang 16 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Cách ngắt nhịp nào là phù hợp với mỗi dòng thơ của khổ thứ nhất?

A. 2/2/3, 2/5, 3/4, 4/3

C. 2/2/3, 4/3, 3/4, 4/3

B. 4/3, 4/3, 4/3, 4/3

D. 5/2, 2/5, 3/4, 4/3

Trả lời:

Đáp án A. 2/2/3, 2/5, 3/4, 4/3

Cách ngắt nhịp của khổ thơ thứ nhất được thể hiện như sau:

Mỗi lần / nắng mới / hắt bên song,

Xao xác, / gà trưa gảy não nùng,

Lòng rượi buồn / theo thời dĩ vãng,

Chập chờn sống lại / những ngày không.

Câu 7 trang 16 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Tiếng chứa vần trong bài thơ được tạo thành bằng cách lặp lại hoàn toàn hoặc hiệp với những nguyên âm cùng hàng với chúng như sau:

− I, iê, ia, ê, e hiệp với nhau.

– Ư, ơ, â, ươ, ưa, a, ă hiệp với nhau.

− U, ô, o, uô, ua hiệp với nhau.

Dựa vào chỉ dẫn trên và phần Kiến thức ngữ văn trong bài học, hãy xác định các tiếng được hiệp vần trong một khổ thơ của bài Nắng mới. Chỉ ra vần trong khổ thơ được hiệp theo cách thức nào.

Trả lời:

Thơ bảy chữ thường gieo vần chân ở các dòng 1, 2, 4. Ví dụ, khổ thơ đầu được hiệp vần như sau: song – nùng – không (các nguyên âm o, u, ô cùng hàng hiệp với nhau), thời – mười – phơi,…

Câu 8 trang 16 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Người bộc lộ cảm xúc trong bài thơ Nắng mới là ai và được thể hiện qua từ ngữ nào?

A. Người mẹ – “me tôi”

C. Người cha – “thầy”

B. Người mẹ – “người”

D. Người con - “tôi”

Trả lời:

Đáp án D. Người con - “tôi”

Câu 9 trang 16 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: (Câu hỏi 2, SGK) Nhan đề của bài thơ được đặt theo cách nào?

A. Một hình ảnh khơi nguồn cảm hứng cho tác giả

B. Một sự việc gây ấn tượng sâu sắc cho tác giả

C. Một đề tài khái quát nội dung của cả bài thơ

D. Một âm thanh đặc biệt trong cảm nhận của tác giả

Trả lời:

Đáp án A. Một hình ảnh khơi nguồn cảm hứng cho tác giả

Câu 10 trang 16 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Dòng nào chỉ ra đúng các từ láy có trong bài thơ?

A. Xao xác, thiếu thời, não nùng

B. Xao xác, não nùng, chập chờn

C. Não nùng, chập chờn, thiếu thời

D. Xao xác, não nùng, mường tượng

Trả lời:

Đáp án B. Xao xác, não nùng, chập chờn

Câu 11 trang 17 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: (Câu hỏi 4, SGK) Hãy tìm ba hình ảnh trong bài thơ có mối liên hệ chặt chẽ với nhau được tác giả sử dụng để khắc hoạ về người mẹ. Qua những hình ảnh ấy, người mẹ hiện lên như thế nào trong nỗi nhớ của tác giả

Trả lời:

Ba hình ảnh có mối liên hệ chặt chẽ với nhau để thể hiện người mẹ trong bài thơ: Hình ảnh “nắng mới" ở khổ thơ thứ nhất và thứ hai là không gian, bối cảnh quen thuộc gắn với hành động, dáng hình thân thương của mẹ trong quá khứ - là tín hiệu nghệ thuật đánh thức kí ức về mẹ và tuổi thơ có mẹ ấm áp, tươi đẹp êm đềm. Hình ảnh tiếp theo là màu “áo đỡ” mẹ đưa trước giậu phơi (khổ 2) và “nét cười đen nhánh” sau màu áo đỏ trong ảnh trưa hè.

Qua ba chi tiết đó, hình ảnh người mẹ hiện lên thật ấm áp, thân thương, đôn hậu, trẻ trung, tươi tắn trong tâm hồn nhà thơ. Đây là những kí ức ấn tượng nhất được lưu giữ sâu đậm trong tâm hồn của một đứa trẻ lên mười khi nhớ về mẹ. Ở thế giới của hoài niệm còn mãi, mẹ hiện ra giữa không gian bừng sáng của “năng mới” – nguồn sáng mới mẻ, tươi đẹp, hân hoan – trong tay là tầm “áo đỏ” “người đưa trước giậu phơi”. Màu đỏ ấm nóng của tấm áo hoà với màu nắng mới, đường như cùng phản chiếu lên gương mặt dịu dàng, trẻ trung của mẹ. Và “nét cười đen nhánh” sau tay áo tạo nên một bức tranh thật đẹp. Nét cười ấy như toả nắng trên gương mặt mẹ. Hàm răng đen nhưng nhức hạt na. Nét vẽ phối hợp hài hoà màu sắc, đường nét,... đặc biệt là như được chạm khắc từ kí ức tuổi thơ hạnh phúc khi còn có mẹ của tác giả, càng làm nổi bật cảm giác “xao xác”, “não nùng”, “rượi buồn” khi trở về hiện tại.

Câu 12 trang 17 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: (Câu hỏi 5, SGK) Có thể hoán đổi vị trí của hai động từ (hắt, reo) miêu tả hình ảnh “nắng mới" trong khổ thơ thứ nhất (Mỗi lần nắng mới hắt bên song) và thứ hai (Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội) được không? Vì sao?

Trả lời:

- Hắt (trong nắng mới hắt bên song): nắng nhạt, xuyên qua song cửa, qua không gian hẹp mà đổ bóng xuống, gợi cái hiu hắt, trĩu nặng, buồn bã.

- Reo (trong nắng mới reo ngoài nội): động từ nhân hoá ánh nắng mới như biết reo cười, bày tỏ sự vui mừng, phấn khởi. Không gian mở rộng mênh mang thoả sức cho nắng bung toả, tràn trề, “reo” cùng với hương đồng gió nội. Ảnh nắng như ca vui, rộn ràng, tươi tắn, trong trẻo và náo nức! Ánh nắng như tiếng reo vui của tâm hồn trẻ thơ. Nắng “reo”, nắng ca hát, nắng vui, nắng tươi, nắng đẹp,... Nắng là tâm trạng náo nức, hạnh phúc của tâm hồn nhà thơ khi được sống trong tình yêu thương của mẹ.

→ Không thể hoán đổi vị trí 2 động từ “hắt”, “reo” trong bài thơ.

Câu 13 trang 17 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Viết một đoạn văn (khoảng 6 – 8 dòng) ghi lại cảm nhận về một chi tiết mà em ấn tượng nhất trong bài thơ.

Trả lời:

Tham khảo đoạn văn sau đây:

“Nét cười đen nhánh sau tay áo”

Câu thơ rất tạo hình. Chân dung bà mẹ hiện lên chỉ nội trong hình ảnh ấy, mét cười đen nhánh, hàm răng nhuộm đen, đều đặn và bóng, một nét đẹp của phụ nữ xưa. Hình ảnh ấy của bà mẹ đã đọng lại và lưu giữ mãi trong tâm trí người đọc khi bài thơ đã hết, tạo một nỗi bùi ngùi thương cảm. Nắng mới dẫn đến áo đỏ, áo đỏ đưa đến nét cười đen nhánh, mạch tâm trạng ấy rất dễ gợi sự đồng điệu ở người đọc. Chi tiết đời sống là riêng của mỗi người, nhưng tiến triển của lòng người là phổ biến. Người đọc, từ những cảnh ngộ riêng, cũng có được cái bàng khoảng chụp chờn cùng tác giả.”.

(Vũ Quần Phương, Thơ với lời bình, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1990, trang 32)

Câu 14 trang 17 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Bài thơ gợi liên tưởng cho em nhớ đến tác phẩm văn học nào? Vì sao?

Trả lời:

Mẹ (Đỗ Trung Lai), Gặp lá cơm nếp (Thanh Thảo), Mẹ và quả (Nguyễn Khoa Điềm),…

Nếu mai em về Chiêm Hoá

Câu 1 trang 17 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Bài thơ là lời bộc lộ cảm xúc của ai và người đó hiện lên qua từ ngữ nào?

A. Tác giả – “ta”

B. Người em gái – “em”

C. Các cô gái ở vùng quê Chiêm Hoá – “cô gái Dao”, “con gái bản Tày”

D. Con người nơi vùng quê Chiêm Hoá nói chung –“em”, “ta”, “cô gái Dao”, “con gái bản Tày”

Trả lời:

Đáp án A. Tác giả – “ta"

Câu 2 trang 17 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Phương án nào nêu đúng bố cục và mạch cảm xúc của bài thơ?

A. Khổ thơ đầu - bốn khổ thơ sau; Nỗi nhớ về quê hương Chiêm Hoá – Niềm vui trước cảnh sắc thiên nhiên mùa xuân tràn đầy sức sống ở vùng đất Chiêm Hoá

B. Hai khổ thơ đầu – ba khổ thơ sau; Nỗi nhớ về vẻ đẹp thiên nhiên mùa xuân của vùng đất Chiêm Hoá – Cảm xúc ngỡ ngàng trước vẻ đẹp tình tứ, đầy sức sống của con người vào mùa xuân nơi vùng đất quê hương

C. Khổ thơ đầu – ba khổ thơ sau – khổ thơ cuối; Lời nhắn nhủ, hi vọng được về thăm quê hương Chiêm Hoá – Sự xúc động trước cảnh sắc của thiên nhiên nơi vùng quê Chiêm Hoá – Sự ngạc nhiên trước vẻ đẹp và sức sống của con người ở vùng quê Chiêm Hoá

D. Bốn khổ thơ đầu – khổ thơ kết; Cảm xúc ngỡ ngàng, xúc động trước vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Chiêm Hoá – Sự ca ngợi, tự hào về phong tục tập quán độc đáo của vùng đất quê hương

Trả lời:

Đáp án B. Hai khổ thơ đầu – ba khổ thơ sau; Nỗi nhớ về vẻ đẹp thiên nhiên mùa xuân của vùng đất Chiêm Hoá – Cảm xúc ngỡ ngàng trước vẻ đẹp tình tứ, đầy sức sống của con người vào mùa xuân nơi vùng đất quê hương

Câu 3 trang 18 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Dòng thơ “Nếu mai em về Chiêm Hoá” được điệp lại không nhằm mục đích nào?

A. Liên kết mạch cảm xúc và tạo ra tính nhạc cho bài thơ

B. Nhấn mạnh sự nhắn nhủ, mong chờ được trở về quê hương Chiêm Hoá của tác giả

C. Khơi gợi cảm hứng cho tác giả chia sẻ những ấn tượng về thiên nhiên và con người Chiêm Hoá

D. Thể hiện sự tiếc nuối của tác giả bởi bản thân không thể trở về thăm lại vùng quê Chiêm Hoá

Trả lời:

Đáp án C. Khơi gợi cảm hứng cho tác giả chia sẻ những ấn tượng về thiên nhiên và con người Chiêm Hoá

Câu 4 trang 18 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Dòng thơ nào không sử dụng biện pháp tu từ nhân hoá?

A. Đá ngồi dưới bến trông nhau

B. Non Thần hình như trẻ lại

C. Sắc chàm như cũng pha hương

D. Mùa xuân e cũng lạc đường

Trả lời:

Đáp án C. Sắc chàm như cũng pha hương

Câu 5 trang 18 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Hãy tưởng tượng để miêu tả lại bức tranh thiên nhiên và con người trong bài thơ qua cảm nhận của tác giả bằng cách viết khoảng 7 – 10 dòng hoặc vẽ lại.

Trả lời:

Để tưởng tượng và miêu tả lại bức tranh thiên nhiên và con người trong bài thơ, các em cần:

- Liệt kê các chi tiết thể hiện thiên nhiên và con người trong bài thơ. Ví dụ: “Tháng Giêng mưa tơ rét lộc”, “mùa măng”, “Sông Gâm đôi bờ trắng cát”, “đá”, “bến” ngẩn ngơ “trông nhau”, màu xanh ngút ngát của “Non Thần” (thiên nhiên); các cô gái Dao với “Vòng bạc rung rinh cổ tay”, “Ngù hoa mơn mởn ngực đầy” các cô gái bản Tày duyên dáng, sắc áo chàm “như cũng pha hương”, “nụ cười môi mọng”, trò chơi ném còn trong ngày hội “lùng tùng” (con người).

- Miêu tả lại bức tranh đó trong cảm nhận của mình.

+ Có thể miêu tả bằng con mắt của người đọc, ở bên ngoài như nhìn thấy, nghe thấy,... và “vẽ” lại bức tranh. Ví dụ: Đọc bài thơ, em thấy hiện ra trước mắt một bức tranh thiên nhiên mùa xuân đầy sức sống,...

+ Có thể miêu tả bằng con mắt của người đang bộc lộ cảm xúc trong bài thơ – “ta”. Ví dụ: Đọc bài thơ, em thấy mình như được cùng tác giả đến với thiên nhiên và con người Chiêm Hoá trong mùa xuân,...

* Đoạn văn mẫu tham khảo:

Đọc bài thơ, em thấy hiện ra trước mắt một bức tranh thiên nhiên mùa xuân đầy sức sống mãnh liệt.  Những hình ảnh, chi tiết thể hiện bức tranh thiên nhiên và con người trong mùa xuân: mưa tơ rét lộc, sông Gâm đôi bờ cát trắng, đá ngồi trông nhau, Non Thần như trẻ lại, cô gái Dao, cô gái bản Tày,... Tất cả hiện lên một bức tranh thiên nhiên và con người hiện lên với những màu sắc tươi sáng, không khí tươi vui tràn đầy sức sống khi mùa xuân về. Bức tranh đó khiến cho em cảm thấy vô cùng tươi đẹp, với những tông màu rực rỡ, tràn đầy sức sống mãnh liệt của mùa xuân, cùng với đó là những hình ảnh mà ta chỉ có thể thấy ở vùng núi phía Bắc đó là những cô gái xinh đẹp mặc những bộ trang phục truyền thống của dân tộc Dao, dân tộc Tày.

Câu 6 trang 18 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: (Câu hỏi 4, SGK) Tìm các từ có thể thay thế từ “về” trong dòng thơ “Nếu mai em về Chiêm Hoá”. Theo em, vì sao nên chọn từ “về”?

Trả lời:

Có thể tìm một số từ thay thế cho từ “về” như: “đến”, “tới”, “sang”,....

Ví dụ: Từ “về” gợi sự thân thuộc, gần gũi. Với từ “về”, mảnh đất Chiêm Hoá, địa danh trong bài thơ, là một phần của kí ức, là quê hương mà mỗi người con của nó, dù ở đâu cũng đau đáu hướng về – “đi thật xa để trở về”. Ngược lại, từ “đến”, hay “tới” gợi cảm nhận sự chiêm ngưỡng, khám phá một vùng đất mới với nhiều bất ngờ, thú vị.

Câu 7 trang 18 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: (Câu hỏi 5, SGK) Bài thơ thể hiện tình cảm, cảm xúc gì của tác giả với quê hương.

Trả lời:

Bài thơ thể hiện nỗi nhớ tha thiết về vẻ đẹp của thiên nhiên và con người vào mùa xuân, là cái nhìn tình tứ, đắm đuôi, say mê, tình yêu, niềm tự hào của tác giả dành cho vẻ đẹp của quê hương mình.

Câu 8 trang 18 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: (Câu hỏi 6, SGK) Giả sử sau dấu ba chấm “Nếu mai em về.” là tên vùng đất quê hương em thì em sẽ chia sẻ những hình ảnh, chi tiết nào của quê hương mình Vì sao em lại chọn các hình ảnh, chi tiết ấy?

Trả lời:

- Nếu mai em về… là tên vùng đất quê hương em, thì em sẽ chia sẻ những hình ảnh cảnh vật vào mùa nước nổi.

- Em chọn hình ảnh đó là bởi đây là đặc trưng nhất cho vùng quê sông nước quê hương em. Vào mùa này, nước dâng lên hiền hòa, do đó người dân quê em gọi đó là mùa nước nổi. Mưa dần về, mưa từ ngày này sang ngày khác. Nước dần dâng lên. Do đó phương tiện đi lại chính ở quê em là những chiếc ghe. Em rất thích được ngồi trên ghe theo mẹ ra chợ và tha thẩn xuôi theo dòng nước. Em rất yêu mùa nước nổi với biết bao kỉ niệm đẹp của quê hương.

Câu 9 trang 18 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Tìm đọc thêm các bài thơ sáu chữ viết về đề tài quê hương, gia đình, tình người. Ghi lại những câu thơ em thấy ấn tượng.

Trả lời:

- À mẹ ơi có con dế

Luôn trong bao diêm con đây

Mở ra là con thấy ngay

Con yêu mẹ bằng con dế

(Con yêu mẹ bằng con dế - Xuân Quỳnh)

- Thời gian chạy qua tóc mẹ

Một màu trắng đến nôn nao 

Lưng mẹ cứ còng dần xuống

Cho con ngày một thêm cao

(Trong lời mẹ hát – Trương Nam Hương)

- Mặt Trời lặn xuống bờ ao

Ngọn khói xanh lên, lúng liếng

Vườn sau gió chẳng đuổi nhau

Lá vẫn bay vàng sân giếng

 

Xóm ngoài nhà ai giã cốm

Làn sương lam mỏng rung rinh

Em nhỏ cưỡi trâu về ngõ

Tự mình làm nên bức tranh

 (Khi mùa thu sang – Trần Đăng Khoa)

- Hạt thóc vồng như lưng cha

Thấp thoáng tháng Năm, tháng Mười

Mồ hôi về trong hạt thóc

Mẩy cong như mắt mẹ cười

(Bài thơ hạt thóc – Nguyễn Ngọc Oánh)

Câu 10 trang 18 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

DẶN CON

Chẳng ai muốn làm hành khất

Tội trời đày ở nhân gian

Con không được cười giễu họ

Dù họ hôi hám úa tàn

 

Nhà mình sát đường, họ đến

Có cho thì có là bao

Con không bao giờ được hỏi

Quê hương họ ở nơi nào

 

Con chó nhà mình rất hư

Cứ thấy ăn mày là cắn

Con phải răn dạy nó đi

Nếu không thì con đem bán

 

Mình tạm gọi là no ấm

Ai biết cơ trời vần xoay

Lòng tốt gửi vào thiên hạ

Biết đâu nuôi bố sau này...

Cửa Lục Thuỷ, 13-11-1991

(Trần Nhuận Minh, Nhà thơ và hoa cỏ, NXB Văn học, Hà Nội, 1995)

a) Bài thơ là lời của ai?

A. Người cha

B. Người mẹ

C. Thầy cô

D. Ông bà

b) Phương án nào nêu đúng cách ngắt nhịp của khổ thơ kết?

A. 2/2/2, 2/2/2, 2/2/2, 3/3

B. 3/3, 3/3, 3/3, 2/2/2

C. 4/2, 2/4, 3/3, 3/3

D. 1/3/2, 2/4, 2/4, 2/4

c) Các từ ngữ “không được”, “không bao giờ được”, “phải” trong những lời dặn con không thể hiện điều gì ở người dặn?

A. Sự thiết tha mong muốn con thực hiện lời dặn

B. Sự nghiêm khắc trong giáo dục con cái

C. Sự trách giận người con vì đã không nghe lời cha mẹ

D. Sự nhấn mạnh, khắc sâu điều nhắn nhủ dành cho con

d) Vì sao tác giả lại dặn “Con không bao giờ được hỏi / Quê hương họ ở nơi nào” A. Vì những người hành khất thường già cả, trí nhớ không tốt nên không trả lời chính xác

B. Vì những người hành khất sẽ cảm thấy chạnh lòng, tủi thân, xấu hổ

C. Vì những người hành khất sẽ cảm thấy băn khoăn, lo lắng, sợ hãi

D. Vì con không nên tò mò thông tin cá nhân của người khác

e) Phương án nào thể hiện đúng điều người dặn muốn nhắn nhủ con trong khổ thơ cuối?

A. Sóng trước đổ đâu, sóng sau đổ đấy

B. Của cho là của gửi

C. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ

D. Người ta là hoa đất

g) Hãy chỉ ra bố cục và nêu cảm nhận chung của em về bài thơ.

h) Biện pháp điệp cấu trúc, cách diễn đạt tăng tiến được thể hiện như thế nào trong bài thơ và tạo ra tác dụng gì?

i) Bài thơ gửi gắm thông điệp gì? Thông điệp đó có ý nghĩa với cuộc sống của chúng ta hôm nay không? Vì sao?

k) Đây là những điều người mẹ trong tác phẩm Những tấm lòng cao cả (Ét-môn-đô đơ A-mi-xi (Edmondo de Amicis)) dặn dò con trai:

“En-ri-cô (Enrico) ơi! Con hãy nghe mẹ: thỉnh thoảng nên bớt một vài xu trong túi tiền của con để cho người già không chốn nương thân, người mẹ không gạo, đứa trẻ không mẹ không cha. Những kẻ khó thích xin trẻ con vì như thế họ không nhục, vì trẻ con cũng như họ phải cần đến mọi người. Con có nhận thấy ở quanh trường thường có nhiều kẻ ăn xin không? Sự bố thí của người lớn là một việc làm phúc, nhưng sự bố thí của trẻ con không những là một việc làm phúc mà còn là một sự vỗ về nữa, vì mỗi lần đứa trẻ đem cho thì hình như đồng tiền kèm với bông hoa ở trong tay nó rơi ra.”.

Nhận xét điểm giống nhau giữa những lời dặn con của người mẹ trong đoạn trích trên và bài thơ của Trần Nhuận Minh. Theo em, cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên như thế nào nếu mỗi trẻ em đều được nuôi nấng tâm hồn bởi lời “dặn con” của những người cha, người mẹ như vậy?

l) Nếu là người con trong bài thơ, em muốn nói điều gì với cha mẹ sau khi nghe lời dặn?

Trả lời:

a) Đáp án A.

b) Cách ngắt nhịp của khổ thơ kết được thể hiện như sau:

c) Đáp án C.

d) Đáp án B.

Mình / tạm gọi là / no ấm

Ai biết / cơ trời vần xoay

Lòng tốt / gửi vào thiên hạ

Biết đâu / nuôi bố sau này...

e) Đáp án B. Của cho là của gửi

g) Có thể chia bố cục bài thơ làm hai phần:

– Ba khổ thơ đầu: Những lời dặn dò cụ thể, nghiêm khắc của người cha dành cho con.

– Khổ thơ cuối: Sự chiêm nghiệm, suy ngẫm về lẽ “vần xoay” của cuộc đời và lời nhắn nhủ “của cho là của gửi”.

h) Bài thơ sử dụng biện pháp điệp cấu trúc và cách diễn đạt tăng tiến trong những lời dặn mà người cha dành cho con: “Con không được cười giễu họ / Con không bao giờ được hỏi / Con phải răn dạy nó đi”. Cách diễn đạt đó thể hiện sự nghiêm khắc trong giáo dục con cái của người cha, có tác dụng nhấn mạnh, khắc sâu, thể hiện mong muốn thiết tha của người cha dành cho con.

i) Thông điệp của bài thơ: Cần biết đồng cảm, yêu thương, chia sẻ, sống nhân ái, biết cho đi trong cuộc đời – “sống trong đời sống cần có một tấm lòng” (Trịnh Công Sơn).

k) - Điểm giống nhau giữa lời dặn của người cha trong bài thơ Dặn con với lời của người mẹ dặn dò En-ri-cô trong tác phẩm Những tấm lòng cao cả, đều thể hiện tình cảm yêu thương, trắc ẩn, tấm lòng nhân ái dành cho những con người bất hạnh trong cuộc sống; đều thể hiện mong muốn thiết tha gieo hạt mầm nhân ái vào trái tim con trẻ để chúng biết sống yêu thương, biết nâng đỡ những con người thiếu may mắn trong cuộc đời.

- Cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp, nhân văn hơn nếu như mỗi đứa trẻ đều được trưởng thành từ sự giáo dục thường xuyên, cụ thể, nghiêm khắc và trách nhiệm về lòng nhân ái, từ sự làm gương trong mỗi gia đình của những bậc làm cha làm mẹ như vậy.

l) Hiểu mong muốn, tấm lòng của người cha dành cho mình trong những lời dặn dò; tự thấy có lúc mình còn vô tâm trước những mảnh đời, những số phận cần được giúp đỡ;...

Đường về quê mẹ

Câu 1 trang 21 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Nhan đề bài thơ Đường về quê mẹ được đặt theo cách nào?

A. Một sự kiện quan trọng, để lại dấu ấn sâu đậm trong kí ức tuổi thơ của tác giả

B. Một trạng thái cảm xúc tác giả đã từng trải qua trong kí ức tuổi thơ của mình

C. Một mong ước, hi vọng tha thiết, chân thành của tác giả

D. Một hình ảnh gắn với nỗi nhớ sâu đậm trong kí ức tuổi thơ của tác giả

Trả lời:

Đáp án D. Một hình ảnh gắn với nỗi nhớ sâu đậm trong kí ức tuổi thơ của tác giả

Câu 2 trang 21 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Người bộc lộ cảm xúc trong bài thơ là ai và hiện ra qua từ ngữ nào?

A. Người mẹ – “u tôi”, “u”

B. Người con – “tôi”, “chúng tôi”

C. Con người vùng quê ngoại – “đoàn người”, “người xới cà, ngô”

D. Những người gần gũi với gia đình “tôi” – “những người quen”

Trả lời:

Đáp án B. Người con – “tôi”, “chúng tôi”

Câu 3 trang 21 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Phương án nào chỉ ra đúng cách ngắt nhịp của khổ thơ sau?

Thúng cắp bên hông, nón đội đầu,

Khuyên vàng, yếm thắm, áo the nâu,

Trông u chẳng khác thời con gái

Mắt sáng, môi hồng, má đỏ au.

A. 4/3, 2/2/3, 2/5, 2/2/3

B. 1/3/1/3, 2/2/3, 2/5, 4/3

C. 4/3, 4/3, 4/3, 2/2/3

D. 4/3, 2/2/3, 1/6, 4/3

Trả lời:

Đáp án A. 4/3, 2/2/3, 2/5, 2/2/3

Cách ngắt nhịp của khổ thơ được thể hiện như sau:

Thúng cắp bên hông, / nón đội đầu,

 Khuyên vàng, / yếm thắm, / áo the nâu

Trông u / chẳng khác thời con gái

Mắt sáng, / môi hồng, / má đỏ au.

Câu 4 trang 21 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Vần trong bài thơ được gieo như thế nào?

A. Vần lưng

C. Vần hỗn hợp

B. Vần liền

D. Vần chân

Trả lời:

Đáp án D. Vần chân

Câu 5 trang 21 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Phương án nào chỉ ra đúng bố cục và nội dung của từng phần trong bài thơ?

A. Khổ đầu (hoàn cảnh và lí do “tôi” được về thăm quê mẹ) → ba khổ sau (khung cảnh thiên nhiên trên con đường về quê mẹ) → hai khổ cuối (hình ảnh người mẹ trong kí ức của “tôi”)

B. Hai khổ đầu (khung cảnh thiên nhiên trên con đường về quê mẹ) → bốn khổ cuối (hình ảnh con người trên con đường về quê mẹ)

C. Khổ đầu (hoàn cảnh và lí do “tôi” được về thăm quê mẹ) → năm khổ sau (khung cảnh và hình ảnh người mẹ trên con đường về quê trong kí ức của “tôi”)

D. Khổ đầu (hoàn cảnh và lí do “tôi” được về thăm quê mẹ) → bốn khổ sau (khung cảnh thiên nhiên và con người trên con đường về thăm quê mẹ) → khổ cuối (tình cảm ấm áp, nồng hậu của những con người nơi quê mẹ)

Trả lời:

Đáp án C. Khổ đầu (hoàn cảnh và lí do “tôi” được về thăm quê mẹ) → năm khổ sau (khung cảnh và hình ảnh người mẹ trên con đường về quê trong kí ức của “tôi”)

Câu 6 trang 22 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: (Câu hỏi 3, SGK) Liệt kê các hình ảnh, chi tiết về thiên nhiên và con người ; bài thơ. Qua đó, hãy nêu nhận xét của em về màu sắc, đường nét của bức tranh thiên nhiên và vẻ đẹp tâm hồn của con người được thể hiện trong tác phẩm.

Trả lời:

Nội dung

Liệt kê các hình ảnh, chi tiết trong bài thơ

Nêu nhận xét của em

Thiên nhiên trên con đường về quê mẹ

Mây bay sắc trắng ngần, những rặng đề, những dòng sông trắng uốn lượn, dải đê, cồn xanh, bãi tía, chiều mát nắng nhạt vàng, trời xanh cò trắng bay từng lớp, xóm chợ, xác lá bàng phơi trên những mái lều.

 

Về màu sắc, đường nét.... của bức tranh thiên nhiên: Bức tranh thiên nhiên nhiều màu sắc với màu trắng ngần của mây, trắng bạc của dòng sông, màu trắng loá của chiếc nón đội đầu, màu trắng muốt của cánh cò bay từng lớp; màu xanh đậm của những rặng đề, của những cồn xanh bờ bãi chạy dọc theo con đường về quê ngoại. Con đường về quê ngoại uốn lượn theo bờ đê của dòng sông đẹp mềm mại như đường nét trong một bức tranh vẽ tươi sáng của kí ức tuổi thơ.

Con người trên con  đường về quê mẹ

Người xới cà, ngô rộn bốn bề, đoàn người về ấp gánh khoai lang, những người quen.

Về vẻ đẹp tâm hồn của những người dân quê: chăm chỉ, vui vẻ trong cuộc sống lao động hằng ngày - chăm sóc, vun xới mùa màng, cùng nhau trò chuyện thân mật lúc làm đồng, làm bãi,... chất phác, hồn hậu, mộc mạc, hồ hởi, luôn quan tâm đến người khác.

Người mẹ

Thủng cắp bên hông, nón đội đầu; Khuyên  vàng, yếm thắm, áo the nâu; Mắt sáng, môi hồng, má đỏ au; Tà áo nâu in giữa cánh đồng; Bóng u hay bóng người thôn nữ; Cúi nón mang đi cặp má hồng; Ai cũng khen u nết thảo hiền.

Về vẻ đẹp tâm hồn của người mẹ: Người mẹ mang những vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ thôn quê Việt Nam xưa. Lấy chồng xa quê, mỗi năm chỉ vào dịp Tết đến, xuân về mới có dịp trở về thăm quê ngoại. Mẹ dẫn theo các con về để nhận họ hàng, nhận quê hương,..Bằng cách ấy, người mẹ đã kết nối tâm hồn trẻ thơ của các con với quê ngoại, bồi đắp cho các con tình yêu và sự gắn bó ấm áp với quê hương, nguồn cội,...

 

Câu 7 trang 22 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: (Câu hỏi 4, SGK) Bài thơ đã diễn tả được tâm trạng và tình cảm gi của nhà thơ?

Trả lời:

- Bài thơ là cuốn phim tâm tưởng thể hiện hồi ức của tác giả về những trang đẹp thời thơ ấu được mẹ dẫn về thăm quê ngoại vào mỗi mùa xuân. Chú bé ngày ấy mang tâm trạng háo hức, chờ đợi, thích thú, hạnh phúc khi được cùng mẹ về với thế giới của cảnh quê, người quê vui tươi, ấm áp. Còn tác giả bây giờ, khi đang hồi tưởng lại những mùa xuân ngày trước, hẳn là có sự bồi hồi, thương nhớ kí ức tươi đẹp của tuổi thơ.

- Bài thơ thể hiện tình cảm yêu thương của tác giả dành cho mẹ và quê hương.

Câu 8 trang 22 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: (Câu hỏi 5, SGK) Em thích nhất hình ảnh, chi tiết nào trong bài thơ? Hãy tưởng tượng và miêu tả bằng lời hoặc vẽ lại bức tranh thể hiện hình ảnh, chi tiết đó.

Trả lời:

- Em thích nhất hình ảnh người mẹ - một người phụ nữ đẹp người, đẹp nết. Hình ảnh về người mẹ với khuyên vàng, yếm thắm, áo the nâu, mắt sáng, môi hồng, má đỏ,... vẫn in đậm trong tâm trí con, có lẽ bởi người mẹ xinh đẹp và đằm thằm nên khiến người con phải thốt lên ngỡ ngàng: Trông u chẳng khác thời con gái.

- Bức tranh tham khảo:

Em thích nhất hình ảnh chi tiết nào trong bài thơ?

Câu 9 trang 22 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Tìm đọc thêm các bài thơ bảy chữ về đề tài gia đình, quê hương đất nước. Ghi lại một số câu thơ em có ấn tượng sâu sắc.

Trả lời:

Ví dụ, các em có thể tìm đọc một số bài thơ sau đây: Quê mẹ, Theo chân Bác, Nhớ đồng (Tố Hữu), Hoa cỏ may (Xuân Quỳnh), Trên hồ Ba Bể (Hoàng Trung Thông), Đoàn thuyền đánh cá, Mưa xuân trên biển (Huy Cận), Đi trên chín khúc Bản Xèo (Lò Ngân Sủn),...

Câu 10 trang 22 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

CON HÃY THƯƠNG EM

Tại sao bố lại chiều em bé

– Tại lúc sinh em bà mất rồi

Con được suốt ngày bà dỗ bế

Em đi nhà trẻ chỉ nằm nôi

 

Sáu tháng tuổi em viêm phổi đốm

Đùi nhỏ không còn cả chỗ tiêm

Em tím lặng khóc không thành tiếng

Nhớ lại bây giờ bố vẫn thương

 

Khi con bé bố chưa bận rộn

Hay đèo con những buổi chiều êm

Nay có buổi cả nhà về muộn

Em tự chơi tha thẩn bên thềm

 

Thấy không con, em mình lên bảy

Chỉ bằng con người ta lên năm

Con có thấy mỗi lần em khóc

Tiếng nấc em như tự nuốt thầm

1984

(Vũ Quần Phương, Tuyển tập, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2012)

a) Bài thơ Con hãy thương em là lời của ai nói với ai và về điều gì? Hãy chia sẻ cảm nhận của em về bài thơ.

b) Qua các chi tiết trong bài thơ, hình ảnh em bé hiện lên như thế nào? Người bố dành tình cảm cho em ra sao?

c) Qua bài thơ, em cảm nhận được như thế nào về nhân vật người bố?

d) Hãy đoán xem sau khi nghe người bố trả lời, người con trong bài thơ sẽ thay đổi câu hỏi ban đầu như thế nào hoặc sẽ có cảm xúc, suy nghĩ,... ra sao?

e) Sưu tầm, ghi lại những câu thơ, câu ca dao hay về tình cảm anh em, chị em trong gia đình và chia sẻ cùng các bạn.

Trả lời:

a) Bài thơ Con hãy thương em là lời của người cha dành cho người con lớn về lí do “Tại sao bố lại chiều em bé”

Cảm nhận: đây là bài thơ hay về lời dặn dò của người cha dành cho đứa con lớn phải biết thương yêu, chia sẻ, nhường nhịn với em nhỏ.

b) Hình ảnh em bé hiện lên qua những chi tiết “chỉ nằm nôi”, “Sáu tháng tuổi em viêm phổi đốm”, “Đùi nhỏ không còn cả chỗ tiêm”, “Em tím lặng khóc không thành tiếng”, “Em tự chơi tha thẩn bên thềm”, “Tiếng nấc em như tự nuốt thầm”. Qua đó thấy được tình cảm yêu thương cụ thể, sâu sắc, cảm giác thương cảm, xót xa, sự yêu chiều của người cha dành cho đứa con bé nhỏ, hay đau ốm,...

c) Qua bài thơ, em thấy nhân vật người bố hiện lên là một người vô cùng yêu thương con, quan tâm đến các con, luôn chia sẻ để người con lớn hiểu, không so bì, tị nạnh với em.

d) - Ban đầu người con lớn “Tại sao bố lại chiều em bé”: thắc mắc, băn khoăn, có ý so bì, tị nạnh, trách móc bố chiều em hơn chiều mình,....

- Sau đó, người cha đã giải thích về lí do quan tâm hơn đến đứa con nhỏ được thể hiện qua những chi tiết sau: “Sáu tháng tuổi em viêm phổi đốm”, “Đùi nhỏ không còn cả chỗ tiêm”, “Em tím lặng khóc không thành tiếng”, “Em tự chơi tha thẩn bên thềm”, “Tiếng nấc em như tự nuốt thầm”.

- Sau những điều giải thích mà người con lớn được nghe thì đã thay đổi suy nghĩ, thương em hơn. hiểu bố hơn, thấy mình may mắn hơn em, cần bù đắp cho em,...

e) 1. Anh em như thể chân tay

Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.

2. Anh em thuận hòa là nhà có phúc.

3. Anh em trong nhà đóng cửa bảo nhau.

4. Anh em hiếu thảo thuận hiền

Chớ vị đồng tiền mà mất lòng nhau.

5. Anh em nào phải người xa,

Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân.

Yêu nhau như thể tay chân,

Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy.

6. Anh em hiền thật là hiền

Bởi một đồng tiền nên mất lòng nhau.

7. Anh em trên kính dưới nhường

Là nhà có phúc, mọi đường yên vui.

8. Có tình thì đãi người dưng

Anh em bất nghĩa thì đừng anh em.​

9. Anh em ăn ở thuận hoà

Chớ điều chếch lệch người ta chê cười.​

10. Anh em chín họ mười đời

Hai đằng cùng có, chẳng rời nhau ra​.

11. Anh em thật thậm là hiền

Chỉ một đồng tiền làm mất lòng nhau​.

12. Anh em cốt nhục đồng bào

Kẻ sau người trước phải hào cho vui

Lọ là ăn thịt ăn xôi

Quý hồ ở nết tới lui bằng lòng.​

13. Anh ngủ em thức, em chực anh nằm.

14. Anh em như chông như mác.

15. Anh em hạt máu sẻ đôi.

16. Ai ơi giữ chí cho bền

Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai

Xin đừng làm, nói đơn sai

Tin mình đừng sợ những lời dèm pha

Anh em một họ một nhà

Thương nhau chân thật đường xa cũng gần.

II. Bài tập tiếng Việt trang 23, 24

Câu 1 trang 23 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: (Bài tập 1, SGK) Tìm một từ đồng nghĩa với từ ngút ngát trong khổ thơ dưới đây và cho biết vì sao từ ngút ngát phù hợp hơn trong văn cảnh này.

Sông Gâm đôi bờ trắng cát

Đá ngồi dưới bến trông nhau

Non Thần hình như trẻ lại

Xanh lên ngút ngát một màu.

(Mai Liễu)

Trả lời:

- Từ đồng nghĩa với từ ngút ngát: ngút ngàn, bạt ngàn.

- Bài thơ sử dụng từ ngút ngát phù hợp trong ngữ cảnh này vì từ lột tả được màu sắc xanh trải dài, bất tận, vượt qua khỏi tầm mắt với mức độ cao nhất.

Câu 2 trang 23 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: (Bài tập 3, SGK) Tìm các từ láy trong khổ thơ dưới đây. Chỉ ra nghĩa của mỗi từ láy tìm được. Nêu tác dụng của việc sử dụng các từ láy đó đối với sự thể hiện tâm trạng của tác giả.

Mỗi lần nắng mới hắt bên song,

Xao xác, gà trưa gáy não nùng,

Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng,

Chập chờn sống lại những ngày không

Trả lời:

- Các từ láy trong khổ thơ:

+ Xao xác: từ gợi tả tiếng như tiếng gà gáy,.. nối tiếp nhau làm xao động cảnh không gian vắng lặng.

+ Não nùng: chỉ sự buồn đau tê tái và day dứt.

+ Chập chờn: ở trạng thái khi ẩn khi hiện, khi tỏ khi mờ, khi rõ khi không.

- Tác dụng: giúp khơi gợi dòng hồi tưởng về mẹ của tác giả. Qua đó gợi lên kí ức về mẹ đầy gần gũi, thân thuộc,…

Câu 3 trang 23 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Ghép các từ in đậm ở cột trái với nghĩa phù hợp ở cột phải:

Từ

 

Nghĩa

a) luỹ tre xanh

 

1) rất xanh, thuần một màu trên diện rộng

b) cỏ mọc xanh rì

 

2) (nước da) rất xanh vì ốm yếu

c) ngọn lửa xanh lét

 

3) xanh đậm và đều như màu của cây có rậm rạp

d) mặt xanh rớt

 

4) xanh có pha những tia sáng lạnh, gây cảm giác rờn rợn

e) trời thu xanh ngắt

 

5) có màu như màu lá cây, nước biển

Mẫu: a) - 5)

Trả lời:

a – 5

b – 3

c – 4

d – 2

e – 1

Câu 4 trang 24 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Chỉ ra sự khác nhau giữa các từ in đậm trong mỗi cặp từ dưới đây về sắc thái biểu cảm và cách dùng:

– vị – tên:

a) Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng. (Hồ Chí Minh)

b) Gã một mực cãi lại, nhưng tên địa chủ quyền thế nhất xã ấy cứ vung ba-toong đánh lên đầu gã. (Đoàn Giỏi)

– hắn – người:

c) Cai lệ cát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu. (Ngô Tất Tố)

d) Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội

Áo đỏ người đưa trước giậu phơi. (Lưu Trọng Lư)

Trả lời:

Ở cặp thứ nhất, từ “vị - tên” đều chỉ từng cá thể (người) và được dùng trước danh từ chỉ người nhưng vị thể hiện ý kính trọng; còn tên thể hiện ý coi thường, coi khinh,....

Ở cặp thứ hai, từ “hắn - người” đều chỉ từng cá thể (người) và được dùng trước danh từ chỉ người nhưng vị thể hiện ý kính trọng; còn tên thể hiện ý coi thường, coi khinh,....

III. Bài tập viết trang 24, 25, 26

Câu 1 trang 24 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ sau khi đọc một bài thơ sáu chữ, bảy chữ là gì?

A. Viết đoạn văn giới thiệu với người đọc về một bài thơ sáu chữ, bảy chữ mà em thấy hay

B. Viết đoạn văn trình bày cảm xúc, suy nghĩ,... của em về một bài thơ sáu chữ, bảy chữ

C. Viết đoạn văn nêu ra những câu thơ hay trong một bài thơ sáu chữ, bảy chữ và khuyến khích mọi người cùng tìm đọc

D. Viết đoạn văn trình bày cách hiểu của bản thân về một bài thơ sáu chữ, bảy chữ

Trả lời:

Đáp án B. Viết đoạn văn trình bày cảm xúc, suy nghĩ,... của em về một bài thơ sáu chữ, bảy chữ

Câu 2 trang 24, 25 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Tìm hiểu ngữ liệu trong SGK, trang 50 theo yêu cầu của phiếu học tập sau:

PHIẾU HỌC TẬP

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:

“Khi cha tôi còn sống, không biết cha tôi đã dạy truyền miệng cho tôi lúc nào mà tôi thuộc lòng, xúc động và nhớ mãi những câu thơ sau đây trong bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan:

Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

Lom khom dưới núi, tiều vài chú,

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.

Trong trí tưởng tượng, Bà Huyện Thanh Quan đã đưa tôi đến Đèo Ngang đúng vào buổi chiều tà. Chỉ có hai người trên đỉnh đèo mà ngắm cảnh “Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”. Ngoài sân gác thượng, trước chỗ cha tôi nằm, có mấy cây si, đinh lăng trồng trong chậu và ít được tưới tắm nên càng khẳng khiu, một núi non bộ cũng vì cảnh làm ăn của nhà tôi sa sút nên mốc rêu và nhiều khi tưởng chết khô hết cả mấy búi cỏ cây ghép đá. Nhưng với cảnh cây cỏ và núi non này, tôi đã tưởng tượng thêm ra sự heo hút của những câu thơ trên kia. Tuổi lên bảy, lên tám của tôi khi ấy lại còn được những rung động này nữa:

Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc,

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.

Dừng chân đứng lại, trời, non, nước,

Một mảnh tình riêng, ta với ta.

Không ai bày cách cho tôi cảm xúc, nhưng tôi cứ nghe thấy những tiếng đanh đanh khắc khoải “cuốc cuốc” vang lên. Và hai tiếng “non, nước” dào dạt như có sóng. Sau đó, cả cảnh vật đều lặng đi để dâng lên một cái gì bàng bạc và trong trắng như sương tuyết.”.

(Theo Nguyên Hồng, Một tuổi thơ văn, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2006)

a. Nếu hai chi tiết trong bài thơ mà tác giả tập trung thể hiện cảm nghĩ

b. Đánh dấu các từ ngữ, câu văn trong văn bản thể hiện các hộp thông tin dưới đây và nối các hộp thông tin đó với phần văn bản đã được đánh dấu.

Từ ngữ bộc lộ trực tiếp cảm xúc của tác giả

Các câu văn miêu tả những tưởng tượng mà bài thơ gợi ra trong cảm nhận của tác giả

Các câu văn miêu tả những liên tưởng mà bài thơ gợi ra trong cảm nhận của tác giả

Trả lời:

a. Tác giả tập trung thể hiện cảm nghĩ về hai chi tiết trong bài thơ: Chi tiết về khung cảnh “Cỏ cây chen đá, lá chen hoa” và chi tiết về âm thanh của tiếng chim cuốc cuốc trong câu thơ “Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc”.

b. Từ ngữ bộc lộ trực tiếp cảm xúc của tác giả: thuộc lòng, xúc động, nhớ mãi, rung động.

– Các câu văn miêu tả những tưởng tượng mà bài thơ gợi ra trong cảm nhận của tác giả: “Không ai bày... trong trắng như sương tuyết.”.

– Các câu văn miêu tả những liên tưởng mà bài thơ gợi ra trong cảm nhận của

tác giả: “Ngoài sân... sự heo hút của những câu thơ trên kia.”.

Câu 3 trang 26 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Những nội dung nào cần chú ý khi viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ sáu chữ, bảy chữ

a) Đọc kĩ bài thơ để hiểu nội dung và nghệ thuật của tác phẩm

b) Chọn yếu tố nội dung hay nghệ thuật đặc sắc trong bài thơ gây ấn tượng cho em.

c) Tìm đọc các bài cảm nhận, phân tích về bài thơ, ghi lại các từ khoá thể hiện cảm xúc của người viết và sử dụng chúng để diễn đạt cảm xúc của em về bài thơ

d) Viết đoạn văn nêu cảm xúc, suy nghĩ của em về bài thơ (hoặc đoạn thơ, khổ thơ,...) và làm rõ vì sao em lại có cảm xúc, suy nghĩ như vậy

Trả lời:

Phương án c không phải là lưu ý khi viết đoạn văn trình bày cảm nghĩ về bài thơ vì người viết cần sử dụng từ ngữ, cách diễn đạt của bản thân để thể hiện cảm xúc của chính mình với bài thơ.

Câu 4 trang 26 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Hãy phát triển dàn ý được nêu trong SGK, trang 51 cho đoạn văn bộc lộ cảm nghĩ của em sau khi đọc bài thơ Nắng mới của tác giả Lưu Trọng Lư.

Trả lời:

- Mở đoạn: Nêu cảm nghĩ chung về yếu tố nội dung hay nghệ thuật ở dòng, khổ, đoạn thơ hoặc bài thơ (An tượng sâu sắc với ba hình ảnh thể hiện về người mẹ trong kí ức của nhà thơ: nắng mới — áo đỏ – nét cười đen nhánh.).

- Thân đoạn: Nêu cụ thể cảm xúc, suy nghĩ của em về yếu tố nội dung hay nghệ thuật đã xác định ở mở đoạn:

+ Ba hình ảnh khiến người đọc như “chạm” vào nỗi nhớ, làm cho người mẹ hiện lên thật rõ nét, tươi tắn, sáng bừng trong kí ức hoài niệm: mẹ xuất hiện trong không gian nắng đầu mùa sáng đẹp, trong tiếng reo náo nức của nắng. Tấm áo đỏ mẹ đưa trước giậu phơi làm rực rỡ cả không gian, phản chiếu sắc hồng lên gương mặt thật ấm áp, thân thương. Nét cười đen nhánh của mẹ hoà với màu đỏ của sắc áo, màu tươi của nắng mới. Đây cũng là vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ xưa với hàm răng nhuộm đen nhưng nhức, đều, in, bóng,...

+ Ba hình ảnh được “nhìn” từ ánh mắt của em bé thuở lên mười, được “nhìn” lại trong thế giới trống rỗng của “những ngày không” trong hiện tại đã trở thành kí ức sâu sắc, dường như càng qua thời gian thì càng rõ nét hơn trong tâm hồn tác giả.

- Kết đoạn: Khái quát lại cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về yếu tố nội dung hoặc nghệ thuật đã trình bày (Thơ là tiếng nói của cảm xúc. Hình ảnh trong thơ là sự hoá thân của tiếng nói ấy. Bài thơ đã khép lại nhưng trong tâm tưởng của người đọc vẫn còn đó một không gian của nắng mới đầu mùa, người mẹ trẻ với tấm áo đỏ đưa trước giậu phơi, cùng nét cười đen nhánh như toả nắng vào tâm hồn con.).

Câu 5 trang 26 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Tự ra hai đề bài tương tự như đề bài được nêu trong mục 2.1. Thực hành viết theo các bước (SGK, trang 51). Chọn một trong hai đề để lập dàn ý.

Trả lời:

- Đề bài:

Đề 1: Viết đoạn văn bộc lộ cảm nghĩ của em sau khi đọc bài thơ “Đường về quê mẹ” (Đoàn Văn Cừ)

Đề 2: Viết đoạn văn bộc lộ cảm nghĩ của em sau khi đọc bài thơ “Nếu mai em về Chiêm Hóa” (Mai Liễu).

- Dàn ý:

+ Mở đoạn: Nêu cảm nghĩ chung về yếu tố nội dung hay nghệ thuật đặc sắc ở dòng, khổ, đoạn thơ hoặc bài thơ.

+ Thân đoạn: Nêu cụ thể cảm nhận, suy nghĩ của em về yếu tố nội dung hay nghệ thuật đặc sắc đã xác định ở mở đoạn.

+ Kết đoạn: Khái quát lại cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về yếu tố nội dung hoặc nghệ thuật đặc sắc đã trình bày.

Câu 6 trang 26 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Hãy chọn trong số các dàn ý mà em đã phát triển (bài tập 4) hoặc đã lập (bài tập 5) để viết thành đoạn văn. Tự đọc và chỉnh sửa theo gợi ý của mục d (SGK, trang 51).

Trả lời:

Đề 1: Viết đoạn văn bộc lộ cảm nghĩ của em sau khi đọc bài thơ “Đường về quê mẹ” (Đoàn Văn Cừ)

Đoạn văn mẫu:

Đường về quê mẹ là những dòng hoài niệm của người con về những lần cùng mẹ về quê ngoại. Trong kí ức đẹp đẽ ấy, cứ mỗi độ xuân về mẹ lại dẫn đàn con về quê của mẹ. Theo bước chân của mấy mẹ con, thiên nhiên và con người quê ngoại dần hiện lên. Khung cảnh thiên nhiên mùa xuân thật đẹp với những rặng đề, dòng sông trắng, bãi tía, cồn xanh.. Cảnh vật vừa sinh động, tràn đầy sức sống, hiện lên như một bức tranh thôn quê với những màu sắc và đường nét được phối hài hòa. Con người nơi đây đang rộn ràng trong khung cảnh lao động quen thuộc: Người xới cà, ngô rộn cánh đồng. Khung cảnh bình yên, ấm áp quá. Qua những cảm nhận của người con, quê ngoại là cả một vùng kí ức êm đềm và thơ mộng. Người mẹ chính là nhân vật trung tâm của bài thơ. Dấu ấn của con về mẹ là một người phụ nữ đẹp người, đẹp nết. Hình ảnh về người mẹ với khuyên vàng, yếm thắm, áo the nâu, mắt sáng, môi hồng, má đỏ.. vẫn in đậm trong tâm trí con, có lẽ bởi mẹ xinh đẹp, đằm thằm quá khiến con phải thốt lên ngỡ ngàng: Trông mẹ chẳng khác thời con gái. Qua lời khen của những người dân quê, mẹ hiện lên với nết "thảo hiền" dễ mến. Dù lấy chồng xa xứ nhưng mẹ vẫn không quên đường về quê mẹ. Bài thơ đã diễn tả được tâm trạng vui mừng, háo hức của người con mỗi lần cùng mẹ về quê ngoại. Đồng thời còn thể hiện tình cảm yêu mến, niềm tự hào của con về vẻ xinh đẹp, nết na của mẹ.

Đề 2: Viết đoạn văn bộc lộ cảm nghĩ của em sau khi đọc bài thơ “Nếu mai em về Chiêm Hóa” (Mai Liễu).

Đoạn văn mẫu:

Nếu mai em về Chiêm Hóa là một trong những bài thơ tiêu biểu được Mai Liễu viết về quê hương, mảnh đất Chiêm Hóa - một huyện nằm ở phía bắc của tỉnh Tuyên Quang. Với ông "Quê hương và tình người miền núi là niềm trăn trở, hối thúc tôi cầm bút và nó còn trở đi trở lại mãi trong cuộc đời cầm bút của tôi". Hoài niệm về quê hương và nguồn cội của ông được thể hiện sâu sắc trong rất nhiều bài thơ đã làm nên thế giới nghệ thuật riêng không nhòa lẫn với ai. Bài thơ đã thể hiện tình yêu quê hương và nỗi nhớ quê hương da diết của tác giả, nhớ từng cảnh vật thiên nhiên tươi đẹp, những con người dễ mến và cả những văn hóa truyền thống lâu đời. Qua đó, tác giả cũng mang cả cảm xúc tự hào, muốn giới thiệu quê hương của mình với bạn đọc, mong muốn mọi người tới tham quan và cảm nhận cảnh quan thiên nhiên, tham dự lễ hội đặc sắc quê mình.

Câu 7 trang 26 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Viết bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ theo đề tài tự chọn (về quê hương, gia đình, người thân, bạn bè, trường lớp,...) theo hướng dẫn trong SGK, trang 52

Trả lời:

- Bài thơ số 1:

Xuân lòng

Đông tàn xuân đến xuân nở hoa

Nổi buồn dấu kín giữa chiều tà

Vui thơ xướng họa cùng bè bạn

Gửi chút tình riêng đến nẻo xa

 

Chợt nghĩ hình ai nơi cỏi vắng

Chiếu nay lặng lẹ ngắm mây trời

Lòng ta man mác buồn da diết

Thả hồn trong gió say tình say

 

Xứ Huế đây, ở xứ Huế đây

Tiếng thơ dìu dắt nước non này

Mơ màng bóng cũ người xưa ấy

Say đắm một thời tuổi thơ ngây

 

Ta muốn tình thơ luôn sẽ đến

Để cùng chung điệu tiếng ngân nga

Để hồn ấm lại trong hưu quạnh

Ngây ngất xuân lòng ta với ta

- Bài thơ số 2:

Năm tháng bạn bè

Ta có trong năm tháng bạn bè

Trong lối mòn xưa cỏ rêu che

Nửa đời chìm nổi về bên bạn

Lại vui như chẳng nắng sương gì

Ta có trong năm tháng bạn bè

Mạ trong ngọn gió lạnh lùng khuya

Cha trong hạt cát đêm sao hiện

Và em trong đèo núi cách chia

Ta có trong năm tháng bạn bè

Niềm thương nổi nhớ với say mê

Câu thơ thức đến canh gà muộn

Tóc bạc bên đèn đọc nhau nghe

Ta như sóng ấy dễ tan đi

Bạn là ghềnh đá dấu ta ghi

Những gì sâu thẳm ngoài vô tận

Đều có cho ta giữa bạn bè

Rét quá nên thơ không thể ngủ

Đốt lên ngọn lửa ấm lòng nhau

Ngoài kia sông nép vào bóng cỏ

Đêm lạnh vắt ngang tiếng còi tàu…

- Bài thơ số 3:

Thế giới năm qua

Thế giới năm qua bao tai ương

Chiến tranh khủng bố khắp muôn phương

Thiên tai, dịch bệnh liên miên mãi

Tang tóc đau thương nối tiếp nhau

Chúng ta hãy cùng đoàn kết lại

Tay nắm tay nhau chống chiến tranh

Tình thương, chia sẻ là sức mạnh

Bao nhiêu thảm hoạ cũng tan nhanh

IV. Bài tập nói và nghe trang 26, 27

Câu 1 trang 26 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Phương án nào không phải là mục đích của việc thảo luận ý kiến về một vấn đề trong đời sống?

A. Để có hiểu biết đầy đủ, toàn diện hơn về vấn đề

B. Để lựa chọn được cách thức giải quyết vấn đề phù hợp

C. Để phát triển kĩ năng tư duy phản biện

D. Để phát triển cảm xúc thẩm mĩ

Trả lời:

Đáp án D. Để phát triển cảm xúc thẩm mĩ

Câu 2 trang 27 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Những nội dung nào cần chú ý khi thảo luận ý kiến về một vấn đề trong ý đời sống?

a) Phát hiện, lựa chọn vấn đề có ý nghĩa bằng cách quan tâm, theo dõi các sự kiện, hiện tượng trong cuộc sống xung quanh hoặc suy nghĩ từ các văn bản đọc hiểu

b) Tìm hiểu các thông tin về vấn đề và suy nghĩ, xác định ý kiến cá nhân của em về vấn đề đó

c) Khi thảo luận, cần nêu rõ cách hiểu hoặc quan điểm của bản thân về vấn đề

d) Khi thảo luận, cần bảo vệ ý kiến của bản thân bằng mọi cách

e) Khi thảo luận, cần lắng nghe, tôn trọng các ý kiến khác

Trả lời:

a) Phát hiện, lựa chọn vấn đề có ý nghĩa bằng cách quan tâm, theo dõi các sự kiện, hiện tượng trong cuộc sống xung quanh hoặc suy nghĩ từ các văn bản đọc hiểu

b) Tìm hiểu các thông tin về vấn đề và suy nghĩ, xác định ý kiến cá nhân của em về vấn đề đó

c) Khi thảo luận, cần nêu rõ cách hiểu hoặc quan điểm của bản thân về vấn đề

e) Khi thảo luận, cần lắng nghe, tôn trọng các ý kiến khác

Câu 3 trang 27 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Lựa chọn một ý nghĩa của tình yêu quê hương theo hướng dẫn lập dàn ý trong SGK, trang 55 và chuẩn bị ý kiến chi tiết của em về nội dung đó.

Trả lời:

- Ý nghĩa của tình yêu quê hương (giúp chúng ta hiểu và trân trọng nguồn cội, tổ tiên,…; biết quý trọng, gìn giữ và phát triển các truyền thống, bản sắc của quê hương, nuôi dưỡng tình yêu Tổ quốc của mỗi người,…).

- Quê hương tạo nên sức mạnh tinh thần mạnh mẽ để con người vượt qua mọi khó khăn, thách thức của hoàn cảnh. Đó là sức mạnh quật cường của con người Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ trường kì. Chính tình yêu quê hương, xóm làng đã thôi thúc con người đứng lên đấu tranh để bảo vệ mảnh đất quê hương, giành độc lập cho đất nước bởi như nhà văn Ê-ren-bua từng nói "lòng yêu nhà, yêu làng xóm trở nên tình yêu Tổ quốc". Trong cuộc sống hiện đại, quê hương lại là điểm tựa tinh thần vững chãi, nơi nuôi dưỡng những ước mơ, khát vọng; nơi tiễn bước chúng ta bước vào đời để thực hiện những hoài bão và cũng là nơi dang rộng vòng tay đón chúng ta trở về sau những sóng gió, thất bại.

Câu 4 trang 27 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Hãy lập dàn ý cho bài thảo luận trong nhóm theo đề bài sau: Bài thơ Dặn con của tác giả Trần Nhuận Minh gợi cho em suy nghĩ gì về cách ứng xử với những số phận thiếu may mắn trong cuộc sống?

Trả lời:

– Em có thể tìm ý theo các gợi dẫn sau:

* Ai là những người thiếu may mắn trong cuộc sống? Họ có những thiệt thòi nào so với chúng ta?

* Chúng ta nên chia sẻ, giúp đỡ, động viên họ như thế nào về vật chất và tinh thần?

+ Chúng ta nên làm gì để mọi người cùng đồng cảm, chia sẻ giúp đỡ họ?

+ Em và mọi người đã có những hành động nào để giúp đỡ những người thiếu may mắn?

− Từ các ý tìm được, hãy sắp xếp để lập dàn ý cho bài thảo luận. Tham khảo

ví dụ sau:

+ Mở đầu: Nêu vấn đề và ý kiến chung của bản thân về vấn đề đó. Ví dụ: Ứng xử như thế nào trước mỗi số phận thiếu may mắn, đó là một trong những câu hỏi mà nhà thơ Trần Nhuận Minh gửi đến chúng ta qua bài thơ Dặn con.

+ Nội dung chính: Nêu và làm rõ ý kiến của bản thân về vấn đề. Ví dụ:

Nhiều người trong cuộc sống gặp phải những điều không may mắn như: bị bệnh tật hiểm nghèo, là nạn nhân của chiến tranh, dịch bệnh, bị thất nghiệp, đói khổ,... phải rời bỏ quê hương để mong chờ sự giúp đỡ của người đời.

• Chúng ta nên sẵn lòng chia sẻ, giúp đỡ họ bởi “một miếng khi đói bằng một gói khi no”, “thương người như thế thương thân”.

• Chúng ta nên đặt mình vào vị trí của họ để không làm những người kém may mắn tổn thương về tinh thần, “của cho không bằng cách cho”.

Chúng ta cần kêu gọi các tổ chức chính trị, xã hội quan tâm, có chính sách giúp họ tìm kiếm phương kế để vượt lên số phận bất hạnh, làm chủ được cuộc sống của bản thân.

• Chúng ta cần lan toả tinh thần thiện nguyện để mọi người trong cộng đồng cùng chung tay, thể hiện truyền thống “tương thân tương ái”, “lá lành đùm lá rách”. Chúng ta cũng cần mạnh mẽ lên án những hành động đối xử thiếu nhân ái đối với những số phận bất hạnh, thua thiệt.

+ Kết luận: Khái quát lại vấn đề, mời mọi người cùng suy nghĩ, chia sẻ ý kiến ; điều bản thân đã trình bày. Ví dụ: Mỗi tác phẩm văn học đều là một lời nhắn gửi ý nghĩa đến bạn đọc. Yêu thương đừng chỉ đề trong tim. Hãy chia sẻ yêu thương bằng hành động tích cực đến mọi người, đặc biệt là tới những số phận bất hạnh, kém may mắn trong cuộc sống, bạn nhé!

Xem thêm các bài giải SBT Ngữ Văn lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài mở đầu

Bài 1: Truyện ngắn

Bài 3: Văn bản thông tin

Bài 4: Hài kịch và truyện cười

Bài 5: Nghị luận xã hội

 

Đánh giá

0

0 đánh giá