(Câu hỏi 5, SGK) Nêu nội dung chính của các văn bản hài kịch và truyện cười trong Bài 4

209

Với giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 8 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn đầy đủ Tập 1 và Tập 2 chương trình sách mới sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong sách SBT Ngữ Văn 8 từ đó học tốt môn Ngữ văn 8.

(Câu hỏi 5, SGK) Nêu nội dung chính của các văn bản hài kịch và truyện cười trong Bài 4

Câu 5 trang 53 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: (Câu hỏi 5, SGK) Nêu nội dung chính của các văn bản hài kịch và truyện cười trong Bài 4, từ đó nhận xét và phân tích ý nghĩa tiếng cười được thể hiện trong các văn bản này.

Trả lời:

- Bài 4 học các văn bản sau: Đổi tên cho xã (trích vở hài kịch Bệnh sĩ của Lưu Quang Vũ), Cải kính (Nê-xin), Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục (trích vở kịch Trưởng giả học làm sang của Mô-li-e), Thi nói khoác và Treo biển (truyện cười dân gian Việt Nam).

- HS nêu nội dung chính và ý nghĩa của tiếng cười trong mỗi văn bản trên theo bảng, ví dụ:

Tên văn bản

Nội dung chính

Ý nghĩa tiếng cười

Đổi tên cho xã (Lưu Quang Vũ)

Phản ánh hiện tượng thích phô trương, hình thức, giả tạo,... không chú ý đến  chất lượng. 

Phê phán “bệnh” thành tích, háo danh và ca ngợi sự trung thực, thẳng thắn,..

Cải kính (Nê-xin)

Truyện nêu lên và châm biếm, phê phán những thành phần ưa sĩ diện trong xã hội. Trong truyện, nhân vật tôi vì muốn sĩ diện cho giống tri thức nên đi khám để cắt kính đeo. Các bác sĩ thì sĩ diện tỏ ra mình giỏi nên đều chê người trước nhưng rồi kết cục ai cũng khám sai cho nhân vật tôi. Điều đó vẫn có ý nghĩa đối với cuộc sống hôm nay bởi tồn tại rất nhiều người như thế.

Truyện Cái kính nêu lên và châm biếm, phê phán về "bệnh tưởng" và việc khám chữa bệnh chuyên moi tiền của một số bác sĩ dởm.

Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục (Mô-li-e)

Vở hài kịch không chỉ mang tính chất giải trí mà còn qua đó phê phán những con người đã dốt còn học đòi làm sang, tạo nên những tiếng cười đáng suy ngẫm.

Trào phóng, nổ tung những tiếng cười châm biếm thói lố bịch, háo danh, ưa nịnh, thích được tâng bốc của bọn quý tộc phong kiến lỗi thời.

Thi nói khoác

Phê phán những kẻ có tính khoác lác. Câu chuyện là một lớp đối thoại của các vị quan với nhau, ai nấy đầu khoái chí với lời nói khoác của mình nhưng cuối cùng vẫn phải sợ hãi trước lời nói khoác của anh lính hầu.

Truyện Thi nói khoác chủ yếu nhằm mục đích châm biếm, đả kích, phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội.

Treo biển

Câu chuyện phê phán nhẹ nhàng những người thiếu chủ kiến, không suy xét kĩ khi nghe ý kiến của người khác.

Truyện “Treo biển” đã tạo nên tiếng cười vui vẻ, có ý nghĩa phê phán nhẹ nhàng những người thiếu bản lĩnh, thiếu suy nghĩ độc lập khi làm việc, cũng như khi nghe người khác góp ý, nhận xét. Đó là những người thiếu chủ kiến khi làm việc, không suy xét kĩ khi nghe ý kiến của người khác.

Đánh giá

0

0 đánh giá