Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 8 trang 53 Tập 2 (Chân trời sáng tạo)

322

Với soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 8 trang 53 Tập 2 Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó học tốt văn 8.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 8 trang 53 Tập 2 (Chân trời sáng tạo)

Câu 1 (trang 53 sgk Ngữ văn 8 Tập 2)Xác định thành phần biệt lập trong các trường hợp sau và cho biết chức năng của chúng:

a. Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về.

(Hữu Thỉnh, Sang thu)

b. Cả ba cùng chạy vào, cùng nói:

– Bác Tai ơi, bác có đi với chúng cháu đến nhà lão Miệng không? Chúng cháu đến nói cho lão biết, từ nay chúng cháu không làm cho lão ăn nữa. Chúng cháu cũng như bác, lâu nay vất vả nhiều rồi, nay phải nghỉ ngơi mới được.

(Truyện ngụ ngôn Việt Nam, Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng)

c. Trẻ con chúng tôi la ó, tẻ nhau, reo hò. Ôi, con suối; con suối khi nó cạn, chúng tôi ngẩn ngơ. Chúng tôi thỏa thuê tắm, khi ra về tiếng ào ào vọng mãi.

(Duy Khán, Tuổi thọ im lặng)

Trả lời:

a. Thành phần tỉnh thái: hình như

=> Chức năng: thể hiện cách đánh giá của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. Đây là tổ hợp biểu thị ý phỏng đoán một cách dè dặt, dựa trên những gì trực tiếp cảm thấy được.

b. Thành phần gọi – đáp: Bác Tai ơi

=> Chức năng; dùng để gọi – đáp, tạo lập mối quan hệ giao tiếp.

c. Thành phần cảm thán: Ôi

=> Chức năng: thể hiện cảm xúc của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu (biểu lộ sự xúc động mạnh mẽ trước điều bất ngờ).

Câu 2 (trang 54 sgk Ngữ văn 8 Tập 2)Cho biết thành phần phụ chủ trong mỗi trường hợp sau bổ sung thông tin gì:

a. Đêm ấy ông khách – đích thị Bọ Dừa, cụ giáo thông thái chả bao giờ nói sai – ngủ lại dưới vòm lá trúc thật.

(Trần Đức Tiến, Giọt sương đêm)

b. Và bởi vậy, truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” vẫn còn sống mãi trong lòng người đọc – vượt ra khỏi giới hạn không gian và thời gian.

(Theo Minh Khuê, Sức hấp dẫn của truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”

c. Vài ngày ngâm rửa như thế, mới bắt đầu một trong những quy trình then chốt –gọt thuỷ tiên.

(Theo Giang Nam, Cách gọt củ hoa thuỷ tiên)

d. Giữa dây buộc một miếng vải đỏ hay một vật bất kì làm dấu (gọi là tâm điểm) để xác định đội thắng.

(Trần Thị Ly, Kéo có)

Trả lời:

a.

– Thành phần phụ chú: đích thị Bọ Dừa

=> Chức năng: bổ sung thông tin cho “ông khách” (thông tin về tên của “ông khách” với lời khẳng định về độ chính xác của thông tin).

– Thành phần phụ chú: cụ giao thông thái chả bao giờ nói sai

=> Chức năng: bổ sung thông tin cho toàn câu (việc ông khách – Bọ Dừa ngủ lại dưới vòm lá trúc là suy đoán của cụ giáo thông thái và những suy đoán của cụ giáo chẳng bao giờ sai).

b. Thành phần phụ chủ: vượt ra khỏi giới hạn không gian và thời gian

=> Chức năng: bổ sung thông tin cho nội dung “sống mãi trong lòng người đọc”, làm rõ thêm thông tin về sức sống của truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng.

c. Thành phần phụ chủ: gọt thuỷ tiên

=> Chức năng: bổ sung thông tin về tên của “một trong những quy trình then chốt” khi gọt tỉa cũ thuỷ tiên là “gọt thuỷ tiên”.

d. Thành phần phụ chú: gọi là tâm điểm

=> Chức năng bổ sung thông tin về tên gọi của “một miếng vải đỏ hay một vật bất kì làm dấu”.

Câu 3 (trang 54 sgk Ngữ văn 8 Tập 2)Dựa vào thành phần gọi – đáp trong các trường hợp bên dưới, hãy cho biết tính chất mối quan hệ giữa người nói và người nghe:

a. - Thưa ông, độ này trời hạn, cạn khô cả.

(Truyện cười dân gian Việt Nam, Vắt cổ chảy ra nước)

b.

- Hay là chúng ta đem cho nó cái áo bông cũ, chị ạ.

- Ừ, phải đẩy. Để chị về lấy

(Thạch Lam, Gió lạnh đầu mùa)

Trả lời:

a. Thành phần gọi – đáp: Thưa ông; thể hiện mối quan hệ giữa người dưới (người đầy tớ) với người trên (người chủ nhà).

b. Thành phần gọi – đáp:

+ Chị ạ: thể hiện mối quan hệ giữa người dưới (em) với người trên (chị).

+ Ừ: thể hiện hiện mối quan hệ giữa người trên (chị) với người dưới (em).

Câu 4 (trang 54 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): So sánh hai câu sau và cho biết sự khác nhau về nghĩa giữa chúng:

a. Chắc chắn trời sẽ mưa.

b. Có lẽ trời sẽ mưa.

Theo em, vì sao lại có sự khác biệt ấy?

Trả lời:

- Sự khác nhau về ý nghĩa giữa hai câu (a) và (b):

+ Chắc chắn: khẳng định dứt khoát là như thế, thể hiện mức độ tin cậy cao về sự việc được đề cập đến trong câu.

+ Có lẽ: biểu thị ý phỏng đoán hoặc khẳng định một cách dè dặt về điều nghĩ rằng có thể là như thế, thể hiện mức độ tin cậy thấp về sự việc được đề cập đến trong câu.

Câu 5 (trang 54 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Viết đoạn văn khoảng năm câu thể hiện những cảm xúc của em khi được chiêm ngưỡng một cảnh đẹp, trong đó có ít nhất một câu chứa thành phần biệt lập. Xác định chức năng của (những) thành phần biệt lập này.

Trả lời:

Tham khảo

(1) Chạy xe ô tô qua Đà Lạt, tôi ngơ ngác đến say sưa trước những đồi thông bạt ngàn. (2) Cây thông mọc thẳng như tre ngà của làng tôi, tán lá xanh vun vút. (3) Chúng mọc thành hàng, thành lối, tạo nên cả khu rừng xanh ngút mắt, với mùi hương đặc trưng và âm thanh xào xạc riêng biệt. (4) Khi xe đi qua con đường giữa rừng, tôi hạ kính xuống để tận hưởng mùi gỗ thông thơm khó tả. (5) Chắc chắn tôi sẽ trở lại nơi đây một lần nữa để thỏa sức tận hưởng vẻ đẹp của rừng thông Đà Lạt.

=> Chắc chắn: thể hiện sự khẳng định dứt khoát là nhất định sẽ tới đây.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn khác:

Soạn bài Mẹ vắng nhà - Bộ phim tuyệt đẹp về những đứa trẻ thời chiến tranh

Soạn bài Tình yêu sách

Soạn bài Tốt-Tô-Chan (totto – chan) bên cửa sổ: Khi trẻ con lớn lên trong tình thương

Soạn bài Viết bài văn giới thiệu một cuốn sách yêu thích

Soạn bài Trình bày, giới thiệu về một cuốn sách

Đánh giá

0

0 đánh giá