Truyện Kiều của Nguyễn Du đã hòa nhập vào đời sống, sinh hoạt văn hóa của dân tộc Việt Nam

203

Với soạn bài Tác giả Nguyễn Du trang 6 trang 6 Ngữ văn 11 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó học tốt Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

Truyện Kiều của Nguyễn Du đã hòa nhập vào đời sống, sinh hoạt văn hóa của dân tộc Việt Nam

Câu hỏi 1 (trang 6 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Truyện Kiều của Nguyễn Du đã hòa nhập vào đời sống, sinh hoạt văn hóa của dân tộc Việt Nam. Bạn hãy nêu một trường hợp có sử dụng hình thức đố Kiều, lẩy Kiều hoặc vịnh Kiều.

Trả lời:

 Ví dụ về hình thức đố Kiều như:

Đố:

“Truyện Kiều” anh đã thuộc làu

Đố anh kể được một câu năm người?

Giải:

Này chồng, này mẹ, này cha

Này là em ruột, này là em dâu!

- Bài Vịnh Kiều (Đỗ Như Tâm):

“Sắc tài có một đỉnh đình đinh,

Khắp cả giang sơn tiếng nổi phình.

Duyên chị mà em theo lẽo đẽo,

Nợ chàng rồi thiếp sạch sành sanh.

Ra đi đầu đội muôn phần hiếu,

Trở lại vai mang một chéo tình.

Mười mấy năm trời nhơ rửa sạch,

Khúc đờn nhàn khảy tính tình tinh.”

- “Lẩy Kiều” có thể hiểu là lựa chọn những câu thích hợp trong số 3.254 câu trong Truyện Kiều của Nguyễn Du rồi nối lại sao cho có vần và có nghĩa theo dụng ý của riêng mình, để tạo nên một bài viết về một chuyện nào đó . Ví dụ trong bài “nói chuyện tại cuộc mít tinh chào mừng Tổng thống Xu-các-nô” của nước Cộng hòa In-đô-nê-xi-a vào năm 1959. Người nói:

“Nước xa mà lòng không xa

Thật là bầu bạn, thật là anh em.”

Đánh giá

0

0 đánh giá