Cảm hứng chủ đạo của văn bản (trích) trên là gì

219

Với giải chi tiết trong Bài 1: Thông điệp từ thiên nhiên  giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

Cảm hứng chủ đạo của văn bản (trích) trên là gì

Câu 2 trang 9 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Cảm hứng chủ đạo của văn bản (trích) trên là gì. Cảm hứng chủ đạo đã làm nền linh hồn, sức hấp dẫn của văn bản như thế nào?

Trả lời:

Cảm hứng chủ đạo của đoạn trích: Tình yêu mùa xuân và nỗi nhớ mùa xuân quê hương miền Bắc của tác giả.

- Cảm hứng chủ đạo đã làm nên linh hồn, sức hấp dẫn của văn bản nhờ vào:

+ Những hình ảnh được gợi lên từ tình yêu và nỗi nhớ đều rất ấn tượng và tràn đầy cảm xúc.

● Tôi yêu sống xanh, núi tím; tôi yêu đôi mày ai như trăng mới in ngắn và tôi cũng xây mộng ước mơ, nhưng yêu nhất mùa xuân không phải là vì thế.

● Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng...

● Đẹp quá đi, mùa xuân ơi – mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến. Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày Rằm tháng Giêng. Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhuỵ vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu Giêng, nhưng trái lại lại mức một mùi hương man mát.

+ Tình yêu, nỗi nhớ xuyên suốt đoạn trích và mỗi lúc một mãnh liệt hơn. Ban đầu, nói đến tình yêu của muốn người, sau đó, tác giả trực tiếp giải bày lòng mình, soi vào lòng mình nhận ra tình yêu mùa xuân quê hương khiến bản thân có thể yếu đến “phát điên” và cuối cùng bồng bột thốt lên: Đẹp quá đi, mùa xuân ơi...

Đánh giá

0

0 đánh giá