Kinh nghiệm của những người chăn nuôi là cắt bỏ hai tinh hoàn của gà trống con khi nó bắt đầu biết gáy

293

Với giải Câu hỏi 3 trang 152 SGK Sinh học 11 chi tiết trong Bài 22 : Sinh trưởng và phát triển ở động vật giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Sinh học 11. Mời các bạn đón xem:

Kinh nghiệm của những người chăn nuôi là cắt bỏ hai tinh hoàn của gà trống con khi nó bắt đầu biết gáy

Câu hỏi 3 trang 152 Sinh học 11: Kinh nghiệm của những người chăn nuôi là cắt bỏ hai tinh hoàn của gà trống con khi nó bắt đầu biết gáy. Kết quả thu được là gà lớn nhanh và béo, nhưng cơ thể gà phát triển không bình thường như mào nhỏ, cựa không phát triển, không biết gáy, mất bản năng sinh dục,… Điều này được giải thích như thế nào?

Lời giải:

Do tinh hoàn sản xuất hormone testosterone – hormone kích thích phân hóa tế bào để hình thành các đặc điểm sinh dục thứ cấp ở con đực, khi cắt tinh hoàn trong cơ thể gà trống sẽ không có hormone testosterone do đó cơ thể không hình thành các tính trạng sinh dục phụ thứ cấp như (như mào nhỏ, cựa không phát triển, không biết gáy, mất bản năng sinh dục,…). Hormone testosterone có vai trò kích thích phát triển cơ bắp nên khi thiếu gà sẽ không phát triển cơ bắp, tích lũy mỡ dẫn đến béo. Ngoài ra, việc loại bỏ tinh hoàn cũng làm giảm sự hung hăng, hiếu động của gà trống, làm cho chúng ít hoạt động, do đó ít tiêu hao năng lượng hơn, khiến cho gà trông lớn nhanh và béo.

Đánh giá

0

0 đánh giá