Ngôn ngữ trong truyện thơ dân gian và truyện thơ Nôm có đặc điểm gì

210

Với giải chi tiết trong Bài 3: Khát khao đoàn tụ giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

Ngôn ngữ trong truyện thơ dân gian và truyện thơ Nôm có đặc điểm gì

Câu 3 trang 36 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Ngôn ngữ trong truyện thơ dân gian và truyện thơ Nôm có đặc điểm gì? Cho ví dụ minh hoạ.

Ngôn ngữ

Truyện thơ dân gian

Truyện thơ Nôm

 

 

 

 

 

 

Trả lời:

Ngôn ngữ

Truyện thơ dân gian

Truyện thơ Nôm

Đặc điểm

Ngôn ngữ truyền khẩu, giàu chất trữ tình và mang âm hưởng của các làn điệu dân ca Việt Nam

Truyện thơ Nôm được viết bằng chữ Nôm, có sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình. Truyện thơ Nôm bình dân có ngôn ngữ gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày, còn truyện thơ Nôm bác học sử dụng nhiều biện pháp tu từ và nhiều điển cố

Ví dụ

Nước ngập gốc đáng lại, đừng lại,

Nước ngập rễ đáng bềnh, đừng bềnh.

Đôi ta yêu nhau, tình Lú-Ủa mặn nồng,

Lời đã trao thương không lạc mất.

Như bán trâu ngoài chợ,

Như thu lúa muôn bông,

Lòng ta thương nhau trăm lớp nghìn trùng,

Bền chắc như vàng, như đá.

(Tiễn dặn người yêu - truyện thơ dân gian)

Ngoảnh đi thì dạ chẳng đành,

Nhận ra thì hoá là tình chẳng ngay.

Gớm thay mặt dạn mày dày,

Trân trân rằng giả con đây mà về.

(Quan Âm Thị Kính - truyện thơ Nôm bình dân)

Cậy em, em có chịu lời,

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa. Giữa đường đứt gánh tương tư, Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.

(Nguyễn Du, Truyện Kiều - truyện thơ Nôm bác học)

Đánh giá

0

0 đánh giá