Câu 6 (trang 124 sgk Ngữ văn 11 Tập 2)

182

Với soạn bài Luyện tập và vận dụng trang 124 Ngữ văn 11 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó học tốt Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

Câu 6 (trang 124 sgk Ngữ văn 11 Tập 2)

Câu 6 (trang 124 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ của bạn về hoạt động sáng tạo của nhà thơ nói riêng, của các nghệ sĩ nói chung từ những gì được gợi ý trong đoạn trích.

Trả lời:

Nam Cao đã từng khẳng định: "Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp được những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có". Chekhov - con chim linh điểu của buổi tịch dương trên đồng cỏ dại nước Nga xưa cũng từng bộc bạch: "Nếu nhà văn không có một lối đi riêng của mình thì người đó chẳng bao giờ là nhà văn". Như vậy sáng tạo là yếu tố then chốt quyết định sự sống còn của nhà văn trong quy luật phát triển chung của văn học. Không có sáng tạo, văn học sẽ lâm nguy và sa vào cạm bẫy mang tên "thoái trào". Nếu tiếp diễn như thế thì ắt văn học sẽ chăng còn chỗ đứng giữa dòng đời bao la, rộng lớn. Tuy nhiên, Mác-xen Pruxt từng chiêm nghiệm: "Một cuộc thám hiểm thực sự không phải ở chỗ cần một vùng đất mới mà cần một đôi mắt mới". Vì thế, các nhà văn, nhà thơ không cần tự buộc mình trong giới hạn chật hẹp là đề tài mới. Đôi khi, việc khám phá, tìm kiếm ra bề sâu, bề xa, bề rộng của cuộc đời bằng con mắt mới lạ ngay trong đề tài mà người ta coi là cũ rích cũng tạo nên sự khác biệt giữa nhà văn này với nhà văn khác. Suy cho cùng, cách cảm nhận của nhà văn về thế giới là quan trọng hơn cả. Đôi mắt trông thấu sáu cõi cần được khai phá và phát huy. Có như vậy, văn học mới sáng tạo theo cách riêng của nó.

Đánh giá

0

0 đánh giá