20 mẫu Đoạn văn nói về cảm xúc đối với Mũi Cà Mau lớp 11 HAY NHẤT

625

Toptailieu.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Đoạn văn nói về cảm xúc đối với Mũi Cà Mau Ngữ văn 11 Kết nối tri thức gồm dàn ý và các bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 11 hay hơn.

Đoạn văn nói về cảm xúc đối với Mũi Cà Mau

Đề bài: Từ ý của câu "Không có khói, mà sao bước chân lên tàu rời Mũi, mắt tôi chợt cay nhòe", hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nói về cảm xúc đối với Mũi Cà Mau.

20 mẫu Đoạn văn nói về cảm xúc đối với Mũi Cà Mau lớp 11 HAY NHẤT (ảnh 1)

Đoạn văn nói về cảm xúc đối với Mũi Cà Mau - mẫu 1

Qua văn bản trên đã cho ta thấy được Cà Mau trên dáng hình Việt Nam. Nó hiện lên với vẻ đẹp tươi mới. Từ đây cho thấy rằng đất nước ta vốn dĩ có những địa danh đẹp và nên thơ như vậy. Những địa danh, thắng cảnh ấy càng làm ta cảm thấy tự hào về nét đẹp của dải đất hình chữ S. Và hơn nữa là sự yêu quý dành cho những cảnh đẹp nói riêng và quê hương đất nước nói chung. Thông qua tác phẩm, những tình cảm, cảm xúc của tác giả đã được hiên lên một cách rõ nét. Ông đặt vào trong từng lời văn tình cảm và sự quan sát tinh tế của mình. Phải giành nhiều tình cảm lắm thì mới thấy được cả vẻ đẹp ẩn sâu bên trong của nơi ấy và họa nó vào từng lời văn như vậy. Chẳng thế mà tác giả mới thốt lên “Không có khói, mà sao bước chân lên tàu rời Mũi, mắt tôi chợt cay nhòe”.

20 mẫu Đoạn văn nói về cảm xúc đối với Mũi Cà Mau lớp 11 HAY NHẤT (ảnh 2)

Đoạn văn nói về cảm xúc đối với Mũi Cà Mau - mẫu 2

Khi phải rời Đất Mũi, “Không có khói, mà sao bước chân lên tàu rời Mũi, mắt tôi chợt cay nhòe” là câu văn miêu tả rõ nhất cảm xúc của tác giả. Cơ thể dường như không biết nói dối. Rời xa mảnh đất này, tác giả dường như nhận ra tình cảm mình dành cho nó thật là khiến con người trở lên yếu đuối. Ông ngậm ngùi rời đi trên tay với một viên than – món quà giản dị nhưng chan chứa tình yêu thương của người dân Đất Mũi dành cho mình. “Mắt tôi chợt cay nhòe”, đó là phản ứng cơ thể tự nhiên của tác giả khi nhận ra mình sắp phải rời khỏi mảnh đất thân thuộc này. Ông không thể hiện cảm xúc của mình một cách trực tiếp mà gián tiếp qua đôi mắt của mình. Ông vẫn cảm thấy rất buồn và lưu luyến mảnh đất tận cùng Tổ quốc này. Không nỡ là vậy, yêu mến là thế nhưng tác giả vẫn phải rời đi bởi dẫu sao mình cũng chỉ là khách qua đường, có hội ngộ sẽ có biệt ly.

Đoạn văn nói về cảm xúc đối với Mũi Cà Mau - mẫu 3

Dòng văn cuối của văn bản “Cà Mau quê xứ” đã tổng kết lại những nỗi niềm lưu luyến, những cảm xúc tiếc nuối của tác giả khi phải rời xa Đất Mũi Cà Mau. Đó là nơi ông gắn bó trong khoảng thời gian ngắn ngủi nhưng để lại thật nhiều điều mong nhớ. Ở nơi cuối cùng của Tổ quốc với đầy nắng gió và cát biển, nhà văn đã được sống một cuộc đời rất khác, an yên và thú vị. Để khi rời đi, tạm biệt ông là những “cái nhìn lánh đen như than đước” của những người dân hồn hậu, của món quà chân phương và chan chứa tình cảm - than hầm. Lời chia tay có thể thật đẹp với những nụ cười tươi, cái bắt tay ấm nóng và lời hứa hẹn một ngày mai sẽ quay trở lại. Nhưng bước chân lên tàu rời Đất Mũi, nỗi nhung nhớ cùng tiếc nuối mới dâng trào nghẹn ngào. Tình cảm là một điều đặc biệt, lí trí muốn giấu kín thật sâu nhưng cơ thể vốn dĩ chẳng thể nói dối. Hình ảnh “mắt tôi chợt cay nhòe” đó là phản ứng cơ thể tự nhiên của tác giả khi biết mình phải rời xa mảnh đất thân thuộc này. Chẳng phải vậy mà Chế Lan Viên đã từng viết: “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở/ Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn.”

Đánh giá

0

0 đánh giá