Soạn bài Thảo luận, tranh luận về một vấn đề trong đời sống (Kết nối tri thức)

217

Với soạn bài Thảo luận, tranh luận về một vấn đề trong đời sống Ngữ văn 11 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó học tốt văn 11.

Soạn bài Thảo luận, tranh luận về một vấn đề trong đời sống (Kết nối tri thức)

Yêu cầu

- Xác định được vấn đề cần thảo luận, tranh luận

- Đưa ra được ý kiến, quan điểm của cá nhân khi tham gia thảo luận về vấn đề.

- Biết tranh luận với các ý kiến, quan điểm khác để bảo vệ ý kiến, quan điểm của mình.

- Tôn trọng người đối thoại, có tinh thần cầu thị, lắng nghe; biết chấp nhận những ý kiến, quan điểm hợp lí, xác đáng.

1. Chuẩn bị thảo luận, tranh luận

Lựa chọn đề tài

Lựa chọn vấn đề trong đời sống quan tâm.

Tìm ý và sắp xếp ý

Cần nêu một số câu hỏi và tự trả lời từ đó tiến hành tìm ý, sắp xếp ý.

2. Thảo luận, tranh luận

- Người chủ trì nêu lại vấn đề thảo luận, tranh luận.

- Người chủ trì chỉ định cá nhân trình bày ý kiến.

- Người chủ trì căn cứ vào nội dung để các ý kiến tổng kết cuộc thảo luận, tranh luận.

Bài nói tham khảo:

Kính chào thầy cô và các bạn. Tôi tên là............học sinh.........trường......... Hiện nay, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, trẻ em được tiếp cận với các sản phẩm công nghệ từ rất sớm như: Ipad, Smartphone, tivi, máy tính, ...  Trên thực tế, chúng ta rất dễ dàng bắt gặp những trẻ nhỏ đã sử dụng thành thạo iphone, ipad, ... ngoan ngoãn ngồi chơi hàng tiếng đồng hồ không làm phiền bố mẹ. Nhiều câu hỏi được đặt ra đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều bậc phụ huynh: Công nghệ là gì?  Phải chăng công nghệ càng phát triển thì con người càng lệ thuộc vào nó? Tương lai của con người sẽ ra sao khi công nghệ tiếp tục phát triển?  Hãy cùng trao đổi với tôi để tìm hiểu và giải đáp thắc mắc trên nhé!

Thứ nhất, chúng ta hãy cùng trả lời: Công nghệ là gì?

Công nghệ là sự phát minh, sự thay đổi, việc sử dụng kiến thức về các công cụ, máy móc, kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp, hệ thống, và phương pháp tổ chức, nhằm giải quyết một vấn đề, cải tiến một giải pháp đã tồn tại, đạt một mục đích, hay thực hiện một chức năng cụ thể đòi hỏi hàm lượng chất xám cao.

Thứ hai, Phải chăng công nghệ càng phát triển thì con người càng lệ thuộc vào nó?

Con người đang từng ngày thay đổi công nghệ, nhưng công nghệ cũng đang thay đổi cuộc sống của con người, tuy nhiên không phải vì thế mà con người ngày càng lệ thuộc vào nó. Sự thay đổi này bao gồm cả những mặt tích cực và tiêu cực:

- Tích cực: Việc chúng ta biến đổi, sử dụng công nghệ là một quy luật tất yếu, bởi đến nay công nghệ đã hiện diện trong mọi lĩnh lực của đời sống, nó đem đến cho chúng ta những lợi ích không thể kể đến: tiết kiệm công sức, thời gian, tiền bạc…Nó giúp cuộc sống của con người trở nên hiện đại và tiện lợi hơn; nhờ có những ứng dụng công nghệ mà chúng ta được sử dụng những sản phẩm của dịch vụ tiên tiến phát triển: y tế, giáo dục… có thể ở nhà cập nhật tin tức ở khắp nơi trên thế giới, đặt mua hàng online ở bất cứ đâu…

 - Tiêu cực: Công nghệ làm cho con người lệ thuộc và gây ảnh hưởng nhiều về sức khỏe, tinh thần và các mối quan hệ. Lạm dụng công nghệ khiến cơ thể con người trở nên nặng nề, ì ạch dẫn đến cách bệnh về mắt, đốt sống; dùng quá nhiều đồ công nghệ con người không còn ra bên ngoài tiếp xúc, bồi dưỡng các mối quan hệ…

→ Mỗi chúng ta cần phải chủ động, ý thức và có những định hướng, mục đích rõ ràng trong sử dụng công nghệ.

Cuối cùng, Tương lai của con người sẽ ra sao khi công nghệ tiếp tục phát triển?

- Ngày nay, khi công nghệ chưa phát triển mạnh mẽ thì hầu hết chúng ta đều làm việc theo hình thức thủ công, các ngành công nghiệp đều cần sử dụng lượng lớn nguồn nhân lực để làm việc. Tuy nhiên, khi công nghệ đã phát triển mạnh mẽ lên một tầm cao mới thì cuộc sống con người cũng thay đổi, mọi thứ đều được công nghệ hoá cũng như thay đổi cách thức thực hiện.

- Nếu nhìn nhận theo thực tế thì ngoài những lợi ích công nghệ đem lại thì nó cũng còn tồn đọng nhiều mặt tiêu cực mà chúng ta chưa nhìn thấy rõ ràng. Với sự phát triển mạnh mẽ thì công nghệ sẽ còn ảnh hưởng đến mọi mặt trong tương lai.

+ Thay đổi cách thức giao tiếp của con người: các thiết bị thông minh ra đời giúp cho việc giao tiếp của con người trở nên dễ dàng hơn, dẫn đến việc con người sẽ hạn chế tiếp xúc bên ngoài, không thể bồi dưỡng các mối quan hệ.

+ Các thành phố thông minh lần lượt ra đời: Cuộc sống của con người sẽ được đáp ứng đầy đủ và tiện nghi hơn, nhưng đồng thời nó cũng dần bị thu nhỏ lại trong phạm vi nhỏ hơn.

+ Học tập và làm việc cùng các thiết bị thông minh: Học sinh không cần phải đến trường, chỉ cần ở nhà nghe giảng cũng như thảo luận trực tiếp…tuy nhiên nó ảnh hưởng khá lớn đến quá tình trưởng thành và phát triển của trẻ, trẻ không được trải nghiệm, không được tạo dựng các mối quan hệ cùng bạn bè, thầy cô và những người xung quanh…

+…

→ Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ trong tương lai sẽ đưa con người phát triển lên một tầm cao mới, con người sẽ sống một cuộc sống hiện đại hơn, tiện ích hơn. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực mà công nghệ đem đến thì nó cũng còn tồn đọng rất nhiều mặt tiêu cực. Chính vì vậy, con người cần phải biết cân đối và kìm hãm công nghệ đồng thời bản thân cũng phải cần nỗ lực và rèn luyện không ngừng để mọi thứ được cân bằng.

Cuối cùng, thông qua bài trao đổi này hy vọng các bậc phụ huynh cũng như tất cả mọi người sẽ có cái nhìn tổng quát hơn trong việc cho con sử dụng các sản phẩm công nghệ để từ đó đưa ra lựa chọn phù hợp trong quá trình giáo dục, phát triển thể chất, trí tuệ, tâm hồn của trẻ.

Cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe. Tôi rất vinh hạnh nếu được nghe chia sẻ của thầy cô và các bạn vấn đề khác mà mọi người quan tâm. 

3. Đánh giá, rút kinh nghiệm

Để đánh giá chất lượng và hiệu quả của việc tổ chức thảo luận, tranh luận, cần dựa trên các khía cạnh cụ thể theo gợi ý ở bảng sau: 

STT

Nội dung đánh giá

Kết quả

Đạt

Chưa đạt

1

Ý nghĩa của vấn đề đời sống được thảo luận, tranh luận.

 

 

2

Chất lượng của các ý kiến được trình bày (làm rõ được bản chất vấn đề, quan điểm riêng của người phát biểu ý kiến, việc huy động lí lẽ và bằng chứng…)

 

 

3

Kết quả của thảo luận, tranh luận (đi đến sự đồng thuận hoặc khẳng định quan điểm khác nhau về vấn đề; mức độ thuyết phục của quan điểm riêng hoặc tranh luận với ý kiến trái ngược,…)

 

 

4

Khả năng tương tác trong thảo luận, tranh luận.

 

 

5

Khả năng sử dụng ngôn ngữ và các phương tiện phi ngôn ngữ khi thảo luận, tranh luận.

 

 

6

Việc điều hành của người chủ trì và tinh thần tham gia thảo luận, tranh luận của các thành viên.

 

 

 

Xem thêm các bài soạn văn Ngữ văn 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

 

 

Đánh giá

0

0 đánh giá