Và tôi vẫn muốn mẹ: tác giả, tác phẩm, tóm tắt, bố cục, dàn ý - Kết nối tri thức Ngữ văn 11

351

Toptailieu.vn xin giới thiệu Tóm tắt kiến thức trọng tâm về tác giả tác phẩm Và tôi vẫn muốn mẹ Ngữ văn 11 (Kết nối tri thức) với đầy đủ các phần quan trọng như: tác giả tác phẩm, bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... Sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức Ngữ văn, từ đó học tốt môn Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

Và tôi vẫn muốn mẹ - Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 11 (Kết nối tri thức)

I. Tác giả Avét-la-na A-lếch-xi-ê-vích

Và tôi vẫn muốn mẹ - Tác giả tác phẩm (mới 2023) | Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức

- Avét-la-na A-lếch-xi-ê-vích sinh năm 1948

- Là nhà văn, nhà báo nổi tiếng người Bê-la-rút

II. Tìm hiểu tác phẩm Và tôi vẫn muốn mẹ

1. Thể loại

Văn bản thuộc thể loại kí

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

Tác phẩm Và tôi vẫn muốn mẹ được trích trong “Những nhân chứng cuối cùng” sáng tác năm 1985.

3. Phương thức biểu đạt

Văn bản có phương thức biểu đạt là tự sự, phỏng vấn

4. Tóm tắt

“Và tôi vẫn muốn mẹ” là tác phẩm truyện kí nói về những kí ức về chiến tranh được lưu giữ qua ký ức của những đứa trẻ vừa chân thực, nhưng cũng đầy khốc liệt. Dưới cái nhìn của nhân vật tôi đó là bức tranh nhiều màu sắc có chút ngây ngô của trẻ con, có cả tình yêu thương sâu sắc dành cho gia đình. Truyện kể về nhân vật tôi, là một cậu bé mới học xong lớp một và vừa xa gia đình. Tuổi thơ của cậu bắt đầu trải qua nhiều khó khăn, mất mát khi có sự xuất hiện của chiến tranh tàn khốc. Cậu cùng những đứa trẻ khác được đưa lên tàu và chở đi chỗ khác. Nhưng cứ đi mãi, đi mãi vì mỗi khi đi đến đâu thì nơi đó lại có chiến tranh. Những đứa trẻ lần đầu nhìn thấy máy bay, không hề biết những nguy hiểm đang cận kề. Tận khi tất cả khung cảnh xung quanh những đứa trẻ mất, thì chúng mới biết cái khốc liệt và thê thảm của những thứ này. Chúng phải trải qua một mình mà không được ở bên cạnh bố mẹ. Những đứa trẻ gặp những ngày lính bị thương và sẵn sàng cho đi tất cả những gì chúng có. Trong con mắt của những đứa trẻ ngây thơ này, thì đó như là những người cha của mình vì cha của những đứa trẻ này cũng đang phục vụ cho quân đội. Vì quân Đức đang chiếm đóng và tàn phá nặng nề, những đứa trẻ sẽ được đến những nơi mà không có chiến tranh. Nhưng đến nơi không có chiến tranh thì cuộc sống của những đứa trẻ vẫn không thể có một cuộc sống đủ đầy. Không có chỗ ăn, chỗ ngủ mà phải chợp mắt trên những đống rơm rạ. Chúng thiếu thốn đồ ăn đến mức mà những người bảo mẫu ở đấy phải giết cả con vật đang chở nước để ăn. Thiếu đồ ăn ngày một nhiều đến mức những đứa trẻ phải ăn cả vỏ cây và những chồi non, nếu như chúng không muốn chết đói. Thiếu đồ ăn không phải là điều tồi tệ nhất với những đứa trẻ mà là việc chúng phải xa gia đình của mình. Những đứa trẻ nhớ bố mẹ đến mức đêm nào cũng khóc, khiến cho những người giáo viên không dám nhắc đến mẹ trước mặt bọn chúng. Khi ngày càng nhớ mẹ, nhân vật tôi đã trốn đi để tìm mẹ. Nhưng hỏi hết chỗ này đến chỗ kia, qua bao thời gian vẫn không chờ được mẹ của mình. Khi mà chiến tranh đã kết thúc nhưng mà cha mẹ của nhân vật tôi vẫn không đến. Có thể là họ đã mất tích ở đâu đó, cũng có thể đã chết trong chiến tranh. Nhưng nhân vật tôi vẫn đợi, vẫn còn muốn gặp của mình.

5. Bố cục

- Phần 1 (Lớp một...không có chiến tranh): Chuyến di tản khỏi chiến tranh của nhân vật tôi.

- Phần 2 (Họ chở chúng tôi...hái tầm ma mà): Cuộc sống khó khăn, gian khổ trong chiến tranh.

- Phần 3 (Còn lại): Mong ước của nhân vật tôi.

6. Giá trị nội dung

Tác phẩm “Và tôi vẫn muốn mẹ…” của A-lếch-xi-ê-vích khắc họa một bức tranh chiến tranh khốc liệt, nhưng ở đó vẫn có những đứa trẻ như nhân tôi hồn nhiên, ngây thơ nhưng mang những tình cảm thiêng liêng và tình cảm đầy sâu nặng của người mẹ. Từ đó giúp con người biết trân trọng cuộc sống hòa bình và càng yêu thương gia đình hơn.

7. Giá trị nghệ thuật

- Truyện kí một thể loại mang đậm dấu ấn về khắc họa nhân vật

- Ngôn ngữ giàu sức biểu cảm

- Câu từ dễ hiểu và hợp lí

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Và tôi vẫn muốn mẹ

1. Những chi tiết, hình ảnh trong văn bản

Những ngày đau thương, đói khát, hãi hùng và thiếu thốn tình mẹ của bao đứa trẻ trong chiến tranh khốc liệt – đó chính là nét đặc biệt của bức tranh cuộc sống được tái hiện trong văn bản. Bức tranh cuộc sống đặc biệt này được tạo nên bằng nhiều chi tiết, hình ảnh sống động:

+ Máy bay đánh bom, “tất cả màu sắc đều biến mất”. Lần đầu tiên, đứa bé biết đến từ “chết chóc”

→ Chiến tranh đến trong sự ngỡ ngàng, khó hiểu với trẻ con, chúng chưa đủ nhận thức về mức độ khủng khiếp của chiến tranh, những tâm hồn ngây thơ thậm chí không hiểu hết nghĩa của từ “chết chóc” chúng biết chiến tranh thực sự là gì. Máy bay đánh bom, màu sắc biến mất, chỉ còn màu u tối và ảm đạm của khói, của đổ nát và của cái chết.

+ Triền miên trong đói khát, người ta giết thịt cả con ngựa già thân thiết duy nhất, rồi phải ăn cỏ cây để sống qua ngày.

→ Đây chính là hậu quả nặng nề mà chiến tranh mang đến, chết chóc không chỉ đến từ mưa bom bão đạn nã xuống trên bầu trời mà nó còn đến từ nạn đói. Trong chiến tranh, lương thực khan hiếm, người ta phải tận dụng tất cả những gì có thể ăn được để duy trì sự sống. Con ngựa già mà những đứa trẻ coi là bạn thân thiết mà giờ đây chúng phải ăn thịt chính con ngựa đó, đau đớn, tổn thương. Đó là những đổ vỡ đầu đời trong tâm hồn trẻ thơ.

+ Trong trại trẻ mồ côi, hàng chục đứa bé khóc rên gọi ba mẹ. Hễ mỗi lần từ “mẹ” được ai vô tình nhắc đến, tất cả lại gào khóc không nguôi.

→ Lên ba, lên năm, vốn dĩ phải được sống trong vòng tay yêu thương của mẹ cha, được chăm sóc, nuôi dưỡng, được che chở bằng mái ấm gia đình thì giờ đây chúng trở thành trẻ mồ côi, ở trong trại trẻ mồ côi và chỉ cần nhắc đến tiếng “mẹ” là ngay lập tức òa khóc. Những đứa trẻ nhớ mẹ, chúng cần sự ấm áp của tình mẹ - thứ tình cảm không gì thay thế được.

+ Sau hàng chục năm trôi qua, cái cảm giác đói và thiếu mẹ vẫn luôn bám riết dai dẳng nhân vật “tôi”

→ Chiến tranh đã lùi xa hàng thập kỉ, kinh tế đất nước được khôi phục, cuộc sống con người dần khấm khá hơn, những vết thương ngoài da thịt rồi cũng lành lặn, chỉ có vết thương trong tâm hồn là mãi rỉ máu. “Con dù lớn vẫn là con của mẹ”, ở độ tuổi nào người ta cũng đều cần sự yêu thương, che chở của mẹ, khoảng trống mà chiến tranh tạo ra trong tâm hồn nhân vật “tôi” mãi mãi không thể bù đắp được, “tôi” đã mất mẹ, mặc dù anh cũng đã có cho riêng mình một gia đình nhỏ nhưng khát khao có mẹ chưa bao giờ nguôi ngoai.

2. Thái độ của tác giả

- Tư liệu sống được dùng để viết nên truyện kí này hoàn toàn do một người thợ làm tóc năm mươi mốt tuổi tên là Din-na Cô-si-ắc cung cấp cho nhà văn – nhà báo A-lếch-xi-ê-vích. Mặc dù chỉ là người ghi lại, nhưng tác giả đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo lập văn bản. Vai trò này không chỉ thể hiện ở việc lựa chọn ngôn từ, giọng kể, mà còn ở cách sắp xếp sự việc, cách sáng tạo các chi tiết, hình ảnh giàu ý nghĩa. Đặc biệt, mặc dù người kể chuyện thuộc ngôi thứ nhất xưng “tôi”, nhưng lời kể không còn là lời “nguyên bản” của người thợ làm tóc, mà là lời kể có tính nghệ thuật, được nhà văn sáng tạo nên. Qua lời kể, nhà văn thể hiện thái độ đồng cảm với những đau thương, mất mát mà nhân chứng từng nếm trải.

3. Tính xác thực và sức lay động của văn bản

a. Những yếu tố tạo nên tính xác thực của các sự kiện được nhân vật kể lại

- Đối với một tác phẩm truyện kí, tính xác thực là một yếu tố quan trọng. Ở văn bản này, một số yếu tố sau đây có thể giúp ta nhận ra tính xác thực của các sự kiện được kể lại:

+ Người kể chuyện có tên tuổi, nghề nghiệp cụ thể. Đó là Din-na Cô-si-ắc – một thợ làm tóc.

+ Câu chuyện gắn với tuổi thơ của người kể. Vào thời điểm kể lại câu chuyện cho tác giả nghe, người đã kể năm mươi mốt tuổi.

- Câu chuyện được kể bởi nnguowifkeer chuyện ngôi thứ nhất, điều đó cho thấy những sự kiện được kể lại gắn với trải nghiệm trực tiếp của người kể chứ không qua một nhân vật trung gian nào. Người kể cũng không giấu nổi thái độ, tâm trạng của mình trước các sự kiện.

b. Sức lay động của văn bản đối với người đọc và thông điệp

- Các chi tiết: Những đứa trẻ lần đầu thấy máy bay, không hề biết những nguy hiểm đang cận kể. Tận khi tất cả khung cảnh xung quanh những đứa trẻ mất, thì chúng mới biết cái khốc liệt và thê thảm của những thứ này. Chúng phải trải qua một mình mà không được ở bên cạnh bố mẹ. Những đứa trẻ gặp những ngày lính bị thương và sẵn sàng cho đi tất cả những gì chúng có. Trong con mắt của những đứa trẻ thơ ngây này, thì đó như là những người cha của mình vì cha của những đứa trẻ này cũng đang phục vụ cho quân đội. Vì quân Đức đang chiếm đóng và tàn phá nặng nề, những đứa trẻ sẽ được đến những nơi mà không có chiến tranh. Nhưng đến nơi không có chiến tranh thì cuộc sống của những đứa trẻ vẫn không thể có một cuộc sống đủ đầy. Không có chỗ ăn, chỗ ngủ mà phải chợp mắt trên những đống rơm rạ. Chúng thiếu thốn đồ ăn đến mứ mà những người bảo mẫu ở đấy phải giết cả con vật đang chở nước để ăn. Những đứa trẻ nhớ bố mẹ đến mức đêm nào cũng khóc, khiến cho những người giáo viên không dám nhắc đến mẹ trước mặt bọn chúng. Khi ngày càng nhớ mẹ, nhân vật tôi đã trốn đi để tìm mẹ.

- Thông điệp: Chiến tranh đã khiến những gia đình phải xa cách, sinh ly tử biệt. Chiến tranh là thứ tàn phá nhân loại.

IV. Đọc tác phẩm Và tôi vẫn muốn mẹ

Din-na Cô-si-ắc (Zina Kosyak) – tám tuổi. Hiện là thợ tóc

Lớp Một.

Tôi học xong lớp Một vào tháng Năm năm bốn mốt, và ba mẹ tiễn tôi đi trại hè đội viên ở Gô-tô-đi-sa (Gorodisha) gần Min-xcơ (Minsk). Tôi mới bơi được một lần ở đây, hai ngày sau đã là chiến tranh. Người ta đưa chúng tôi lên tàu và chở đi. Máy bay Đức bay trên đầu, còn chúng tôi hò reo: “Ura 7”. Chúng là máy bay lạ, chúng tôi nào hiểu. Cho đến khi máy bay đánh bom. Khi đó tất cả màu sắc đều biến mất.

Tất cả sắc màu. Lần đầu tiên từ “chết chóc” xuất hiện, mọi người đều nói cái từ khó hiểu đó. Còn ba mẹ thì không bên cạnh...

Khi chúng tôi rời khỏi trại, người ta bỏ đầy áo gối mỗi đứa thứ gì đó - đứa thì ngũ cốc, đứa thì đường. Cả những đứa bé nhất cũng không được chừa, tất cả đều phải mang gì đó theo mình. Chúng tôi phải mang càng nhiều thực phẩm càng tốt trên đường đi, và dùng rất dè sẻn. Nhưng trên tàu chúng tôi thấy những người lính bị thương. Họ rên la, đau đớn đến độ chúng tôi chỉ muốn trao hết tất cả cho. Chúng tôi gọi đó là: “Cho các ba án”. Chúng tôi gọi tất cả những người đàn ông mặc đồ lính là ba.

Người ta kể với chúng tôi là Min-xcơ đã cháy, cháy rụi, quân Đức đã chiếm mất rồi, nên chúng tôi sẽ đi về hậu phương. Chúng tôi đi về nơi không có chiến tranh. Họ chở chúng tôi đi cả tháng. Đưa chúng tôi về thành phố nào đó, nhưng cứ gần tới nơi, họ lại không để chúng tôi ở đó, vì quân Đức đã gần kể. Và cứ thế chúng tôi đến tận Mô-đô-vi-a (Mordovia).

Chỗ ấy rất đẹp, xung quanh là nhà thờ. Những ngôi nhà thấp, còn nhà thờ thì cao. Không có chỗ nằm ngủ, chúng tôi đành chợp mắt trên rơm rạ. Khi mùa đông đến, bốn đứa chung một đôi ủng. Rồi nạn đói bắt đầu. Không chỉ trại mồ côi đói, mà những người xung quanh chúng tôi cũng đói, bởi mọi thứ đều chuyển ra tiền tuyến. Trong trại có hai trăm năm mươi đứa trẻ, và có lần người ta gọi đi ăn trưa, nhưng chẳng có gì để ăn. Những cô bảo mẫu và giám đốc ngồi trong nhà ăn nhìn chúng tôi, mắt họ đầy lệ. Chúng tôi có con ngựa Mai-ca (Maika). Nó già và rất dịu dàng chúng tôi dùng nó để chở nước. Ngày hôm sau, người ta giết Mai-ca. Và cho chúng tôi nước cùng một mẩu rất nhỏ thịt Mai-ca. Người ta giấu chúng tôi chuyện đó rất lâu. Không thì chúng tôi đã không thể nào ăn nổi. Không cách nào! Đó là con ngựa duy nhất trong trại trẻ chúng tôi. Và hai con mèo đói nữa. Những bộ xương! Thật tốt, sau này chúng tôi nghĩ, phúc đức làm sao, nhờ lũ mèo gầy trơ xương nên chúng tôi không phải ăn chúng. Chúng chẳng có gì để ăn cả.

Chúng tôi đi với những cái bụng ông như tôi chẳng hạn, có thể ăn cả xô xúp, bởi trong xúp chẳng có gì. Họ đổ cho tôi bao nhiêu, tôi sẽ ăn và ăn bấy nhiêu. Thiên nhiên đã cứu chúng tôi, những con vật nhai lại. Mùa xuân, trong bán kính vài cây số không một cái cây nào dâm chồi nẩy lộc. Bởi chúng tôi đã ăn hết tất cả chồi mầm, chúng tôi tước cả lớp vỏ non. Chúng tôi ăn cỏ, ăn sạch. Người ta cho chúng tôi mặc những chiếc áo khoác ngắn, chúng tôi khoét túi áo để mang cỏ theo người, mang theo và nhai đi nhai lại. Mùa hè cứu độ chúng tôi, còn mùa đông trôi qua rất nặng nề. Những đứa trẻ nhỏ, chúng tôi có khoảng bốn mươi đứa, được cho ở riêng. Ban đêm chúng tôi khóc rền. Gọi ba gọi mẹ.

Các cô bảo mẫu và giáo viên cố không nhắc đến từ “mẹ” khi có mặt chúng tôi. Họ kể cho chúng tôi chuyện cổ tích và chọn những quyển sách không có từ này. Nhưng nếu ai đó bất ngờ nhắc đến “mẹ”, lập tức tất cả khóc oà. Gào khóc không nguôi.

Tôi học lại lớp Một, bởi cơ sự thế này: Tôi đã kết thúc lớp Một với bằng khen, nhưng khi tới trại mồ côi và người ta hỏi em nào bị thi lại, tôi đáp là em, vì tôi nghĩ: Thi lại tức là bằng khen. Đến lớp Ba, tôi trốn khỏi trại. Tôi đi tìm mẹ. Đói là và kiệt sức, tôi được ông già Bôn-sa-cốp (Bolshakov) tìm thấy trong rừng. Biết tôi từ trại mồ côi, ông mang tôi về gia đình mình. Cùng với bà, ba người chúng tôi sống đáp đổi qua ngày. Khi dần khoẻ lên, tôi bắt đầu giúp họ việc nhà: dọn cỏ, thu hoạch khoai tây - làm hết mọi việc. Chúng tôi ăn thứ bánh mì có rất ít bột mì. Nó đắng – đẳng làm sao.

Chúng tôi cho vào bột tất tần tật những gì xay ra được: rau muối, hoa hồ đào, khoai tây. Đến giờ tôi vẫn không thể thản nhiên nhìn cỏ mọng và ăn rất nhiều bánh mì. Tôi không cảm thấy no. Sau hàng chục năm trôi qua.

Dẫu sao tôi vẫn nhớ bao nhiêu chuyện. Tôi còn nhớ nhiều... Tôi nhớ một bé gái điên, lẻn vào vườn ai đó, tìm thấy một cái hang và đứng đó canh chuột. Em muốn ăn. Tôi nhớ gương mặt em, thậm chí cả cái áo không tay mà em mặc. Có lần tôi lại gần em, ern kể tôi nghe về con chuột. Rồi chúng tôi cùng ngồi canh con chuột đó.

Suốt cuộc chiến tôi đã đợi, đợi khi nào chiến tranh chấm dứt, sẽ thắng con ngựa của ông đi tìm mẹ. Khi những người tản cư ghé qua nhà, tôi luôn hỏi họ: “Mọi người có gặp mẹ cháu không?”. Người sơ tán đồng lắm, đồng đến nỗi mỗi nhà đều có một nồi nước tầm ma. Để người tị nạn có chút gì đó ấm áp mà hớp khi họ ghé qua. Ngoài ra chẳng có gì cho họ cả. Những cái nồi tầm ma ở mỗi nhà... Tôi nhớ rất rõ. Tôi là người đi hái tầm ma mà.

Chiến tranh kết thúc. Tôi đợi một, rồi hai ngày, nhưng không ai đến đón tôi. Mẹ không đến, và ba thì tôi biết, đang ở trong quân ngũ. Tôi đợi như thế suốt hai tuần, đến khi không còn sức để đợi nữa. Tôi lẻn trốn dưới gầm ghế một con tàu và ra đi...

Đi đâu? Tôi không biết. Tôi ngỡ (đó vẫn còn là nhận thức tuổi thơ) rằng tất cả các chuyến tàu đều đến Min-xoa. Và ở Min-xcơ mẹ đang chờ tôi! Sau đó ba tôi sẽ về.

Như một anh hùng! Với các huân chương mề đay,...

Nhưng họ đã mất tích đâu đó trong một trận bom.

Sau này những người láng giềng kể lại, cả hai đã lao đi tìm tôi. Họ chạy ra ga...

Tôi đã năm mươi mốt tuổi, tôi có hai con. Và tôi vẫn còn muốn mẹ.

 (Xvét-la-na A-léch-xi-ê-vích. Những nhân chứng cuối cùng – Solo cho giọng trẻ em, Phan Xuân Loan dịch, NXB Phụ nữ, Hà Nội, 2017, tr. 21 – 24)

Xem thêm các bài tác giả, tác phẩm Ngữ văn 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Tác giả tác phẩm: Mộng đắc thái liên

Tác giả tác phẩm: Ai đã đặt tên cho dòng sôngs

Tác giả tác phẩm: Cà Mau quê xứ

Tác giả tác phẩm: Cây diêm cuối cùng

Tác giả tác phẩm: Nữ phóng viên đầu tiên

Đánh giá

0

0 đánh giá