20 mẫu Đoạn văn phân tích ý nghĩa hai câu cuối Tôi đã năm mươi mốt tuổi, tôi có hai con. Và tôi vẫn còn muốn mẹ

1 K

Toptailieu.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Đoạn văn phân tích ý nghĩa hai câu cuối Tôi đã năm mươi mốt tuổi, tôi có hai con. Và tôi vẫn còn muốn mẹ Ngữ văn 11 Kết nối tri thức gồm dàn ý và các bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 11 hay hơn.

Đoạn văn phân tích ý nghĩa hai câu cuối Tôi đã năm mươi mốt tuổi, tôi có hai con. Và tôi vẫn còn muốn mẹ

Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích ý nghĩa hai câu cuối trong văn bản: "Tôi đã năm mươi mốt tuổi, tôi có hai con. Và tôi vẫn còn muốn mẹ".

20 mẫu Đoạn văn phân tích ý nghĩa hai câu cuối Tôi đã năm mươi mốt tuổi, tôi có hai con. Và tôi vẫn còn muốn mẹ (ảnh 3)

Đoạn văn phân tích ý nghĩa hai câu cuối Tôi đã năm mươi mốt tuổi, tôi có hai con. Và tôi vẫn còn muốn mẹ - mẫu 1

Chiến tranh đã dần tước đi tất cả. Chiến tranh cũng đã khiến cho những đứa trẻ vỡ mộng một cách tàn nhẫn, khi chúng đau đớn nhận ra rằng trò chơi giả trận chẳng hề giống như những gì chúng vẫn luôn nghĩ đến. Chiến tranh cũng đã tác động sâu sắc đến nhận thức của những đứa trẻ, khiến cho chúng như “đã già đi”, không còn giữ được sự ngây thơ, hồn nhiên, mà nhìn cuộc đời bằng sự tiêu cực, trực diện với những chiều kích tăm tối của nó. Chỉ trong hai câu văn ngắn thế này, mà nỗi đau đằng đẵng suốt năm tháng gắn liền với khát vọng yêu thương tận cùng trái tim vang lên đầy day dứt: “Tôi đã năm mươi mốt tuổi, tôi có hai con. Và tôi vẫn còn muốn mẹ.” (Lời của một người đã mất mẹ trong cuộc chiến). Hai câu thơ cho thấy niềm khao khát của một đứa trẻ đã mất mẹ trong thời chiến thật ám ảnh, day dứt biết bao! 

20 mẫu Đoạn văn phân tích ý nghĩa hai câu cuối Tôi đã năm mươi mốt tuổi, tôi có hai con. Và tôi vẫn còn muốn mẹ (ảnh 1)

Đoạn văn phân tích ý nghĩa hai câu cuối Tôi đã năm mươi mốt tuổi, tôi có hai con. Và tôi vẫn còn muốn mẹ - mẫu 2

Hai câu cuối trong văn bản “Và tôi vẫn muốn có mẹ” đã gợi cho chúng ta rất nhiều những suy ngẫm sâu sắc. Chiến tranh trong câu chuyện mà tác giả nhắc đến là cuộc chiến chống phát xít Đức cướp mất hàng chục triệu con người Liên Xô và nó được tái hiện thông qua kí ức của nhân vật “tôi”. Tác giả đã khai thác từ kí ức tuổi thơ của nhân vật tôi khi đã trường thành. “Tôi” đã từng là một cậu bé, những chết chóc, mất mát, tang thương in hằn lên kí ức, ám ảnh suốt cuộc đời. Chiến tranh đã lùi xa vào qua khứ nhưng những tổn thương trong tâm hồn, sự thiếu vắng tình yêu thương là những nỗi đau hằn lên trái tim họ mãi mãi. Dù là năm tuổi, mười lăm tuổi hay năm mươi mốt tuổi và thậm chí là quãng đời còn lại, khát khao vòng tay yêu thương của mẹ cũng luôn cháy bỏng. Từ đó, tác giả đã chứng minh rằng chiến tranh dù với bất cứ lí do gì cũng là phi nhân tính, là tàn ác và không thể nào biện bạch.

Đoạn văn phân tích ý nghĩa hai câu cuối Tôi đã năm mươi mốt tuổi, tôi có hai con. Và tôi vẫn còn muốn mẹ - mẫu 3

Chiến tranh luôn tàn khốc, nó gây ra cho con người biết bao những tổn thương nặng nề. Xvét-la-na A-lếch-xi-ê-vích cũng đã tái hiện cái thực tế tàn bạo đó, cùng với tình cảm mẹ con thiêng liêng qua tác phẩm “Và tôi vẫn muốn mẹ…” được trích trong “Những nhân chứng cuối cùng” sáng tác năm 1985. Trong con mắt của những đứa trẻ thơ, chúng chưa biết được chiến tranh là như thế nào. Nhưng thông qua những con chữ ta vẫn có thể thấy được những cảnh tượng tang thương, ám ảnh mà chiến tranh mang lại. Nhân vật tôi tự kể câu chuyện của mình, tự nhớ lại những ký ức tuổi thơ mà mình đã trải qua để thấy được cái hiện thực của chiến tranh và những giá trị của tình cảm gia đình. Nhân vật tôi có tình cảm sâu sắc với ba mẹ của mình, đó có lẽ là thứ tình cảm giúp nhân vật tôi vượt qua sự khốc liệt của chiến tranh. Lúc nào cũng muốn được tìm lại mẹ, không ngại khó khăn khổ cực. Những câu chuyện mà nhân vật tôi kể, không có những khung cảnh gia đình áp, ở đó toàn sự chia ly xa cách. Nhưng ta vẫn có thể cảm nhận được sự yêu thương của nhân vật tôi dành cho cha mẹ, cũng như của cha mẹ dành cho nhân vật tôi. Thứ tình cảm đó khắc sâu vào tâm trí của tác giả theo nhân vật tận đến sau này. Đó là thứ tình cảm khát khao dai dẳng đi theo suốt những năm tháng trưởng thành của  nhân vật tôi. Tựa đề câu chuyện là “Và tôi vẫn muốn mẹ…” cho thấy thứ tình cảm mãnh liệt tình mẫu tử. Khi nhân vật tôi chỉ là một đứa trẻ, tình yêu lớn nhất là dành cho gia đình của mình. Dù có đói khát thì chúng vẫn không khóc lóc mà chỉ khóc khi nhớ đến mẹ của mình. Tận khi lớn lên thì thứ tình cảm đó vẫn không mất đi. Dù có không còn chiến tranh, cuộc sống đủ đầy thì thứ tình cảm đó vẫn ăn sâu nảy mầm trong tâm trí của nhân vật tôi. Viết về đề tài chiến tranh, các nhà văn Việt Nam cũng có rất nhiều tác phẩm nói về hiện thực chiến tranh và ca ngợi tình cảm gia đình trong thời kỳ đó, như “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng. Cả hai nhà văn đều dùng những ngòi bút riêng của mình để lên án cái thảm khốc của chiến tranh và ca ngợi cái kiên cường, tình cảm con người trong thời kỳ đó.

 
Đánh giá

0

0 đánh giá