Sách bài tập KHTN 8 Bài 42 (Cánh diều): Cân bằng tự nhiên và bảo vệ môi trường | Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều

336

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu lời giải Sách bài tập KHTN 8 Bài 42 (Cánh diều): Cân bằng tự nhiên và bảo vệ môi trường | Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi sách bài tập Khoa học tự nhiên 8 Bài 42 từ đó học tốt môn Khoa học tự nhiên lớp 8. Mời các bạn đón xem:

Sách bài tập KHTN 8 Bài 42 (Cánh diều): Cân bằng tự nhiên và bảo vệ môi trường | Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều

Bài 42.1 trang 86 Sách bài tập KHTN 8Để có một hệ sinh thái đạt được trạng thái cân bằng tự nhiên, điều kiện nào sau đây là không cần thiết?

A. Quần xã sinh vật trong hệ sinh thái thích nghi với các điều kiện sống trong môi trường.

B. Các thành phần sinh vật trong quần xã cân bằng nhau.

C. Khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường cân bằng với nhu cầu của các sinh vật trong quần xã.

D. Nguồn sống trong môi trường đủ và dư thừa so với nhu cầu của các sinh vật trong quần xã.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Ở cấp độ hệ sinh thái, cân bằng tự nhiên là trạng thái ổn định tự nhiên của các yếu tố cấu thành hệ sinh thái hướng tới sự thích nghi của quần xã với điều kiện sống. Do đó, để có một hệ sinh thái đạt trạng thái cân bằng tự nhiên, điều kiện không cần thiết là nguồn sống trong môi trường dư thừa so với nhu cầu của các sinh vật trong quần xã.

Bài 42.2 trang 87 Sách bài tập KHTN 8: Hoạt động nào sau đây có thể phá vỡ cân bằng tự nhiên?

A. Bảo vệ các khu rừng già.

B. Xây dựng các khu bảo tồn, vườn quốc gia.

C. Khai thác rừng đầu nguồn để xây dựng các công trình thủy điện.

D. Xử lí nghiêm các trường hợp săn bắn, mua bán, tiêu thụ các động vật hoang dã.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Hoạt động có thể phá vỡ cân bằng tự nhiên là: Khai thác rừng đầu nguồn để xây dựng các công trình thủy điện. Do rừng là môi trường sống của nhiều loài sinh vật; khai thác rừng làm phá hủy và suy thoái các hệ sinh thái tự nhiên, đất bị xói mòn, làm mất đa dạng sinh học, gây ra lũ lụt, hạn hán,… làm mất cân bằng tự nhiên.

Bài 42.3 trang 87 Sách bài tập KHTN 8Biện pháp nào sau đây có tác dụng bảo vệ môi trường tự nhiên?

A. Phá bỏ các khu rừng già, thay thế bằng các khu rừng trồng nhằm nâng cao sản lượng khai thác.

B. Khai thác hết rừng đầu nguồn để trồng cây, gây rừng mới nhằm tăng cường khả năng phòng hộ của rừng.

C. Chuyển đổi đất rừng đầu nguồn thành đất nông nghiệp hoặc đất để xây dựng nhà ở và các công trình giao thông.

D. Xây dựng các khu bảo tồn, các vườn quốc gia.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Biện pháp có tác dụng bảo vệ môi trường tự nhiên là xây dựng các khu bảo tồn, các vườn quốc gia. Ngoài ra, còn có một số biện pháp như: trồng rừng, sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, hạn chế gây ô nhiễm môi trường, sử dụng năng lượng tái tạo,…

Bài 42.4 trang 87 Sách bài tập KHTN 8Trong những hoạt động sau đây, có bao nhiêu hoạt động góp phần vào việc bảo vệ môi trường tự nhiên?

(1) Thay thế dần các rừng nguyên sinh bằng các rừng thứ sinh có năng suất sinh học cao.

(2) Tích cực trồng cây gây rừng.

(3) Xây dựng hệ thống các khu bảo vệ thiên nhiên.

(4) Xây dựng các nhà máy thủy điện tại các rừng đầu nguồn quan trọng.

(5) Duy trì tập quán du canh, du cư của đồng bào dân tộc thiểu số.

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Trong những trên, các hoạt động góp phần vào việc bảo vệ môi trường tự nhiên là:

(2) Tích cực trồng cây gây rừng.

(3) Xây dựng hệ thống các khu bảo vệ thiên nhiên.

Bài 42.5 trang 87 Sách bài tập KHTN 8Sự thay đổi các tính chất vật lí, hóa học, sinh học của môi trường, gây tác hại lên đời sống của con người và các sinh vật khác gọi là

A. biến đổi môi trường.

B. ô nhiễm môi trường.

C. nhiễm bẩn môi trường.

D. biến động môi trường.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Sự thay đổi các tính chất vật lí, hóa học, sinh học của môi trường, gây tác hại lên đời sống của con người và các sinh vật khác gọi là ô nhiễm môi trường.

Bài 42.6 trang 87 Sách bài tập KHTN 8Những hoạt động nào sau đây góp phần khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay?

(1) Tăng cường sử dụng các loại phân bón hữu cơ, phân bón vi sinh trong trồng trọt.

(2) Kiểm soát chặt chẽ các chất gây ô nhiễm môi trường.

(3) Tăng cường khai thác rừng đầu nguồn và rừng nguyên sinh.

(4) Tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người.

(5) Tăng cường khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản.

(6) Sử dụng rộng rãi các loại thuốc hóa học tiêu diệt các loại sâu, bệnh và cỏ dại.

(7) Xây dựng các nhà máy xử lí và tái chế rác thải.

A. (1), (2), (4), (7).

B. (1), (3), (5), (7).

C. (2), (3), (4), (6).

D. (1), (4), (5), (6).

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Những hoạt góp phần khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay là:

(1) Tăng cường sử dụng các loại phân bón hữu cơ, phân bón vi sinh trong trồng trọt.

(2) Kiểm soát chặt chẽ các chất gây ô nhiễm môi trường.

(4) Tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người.

(7) Xây dựng các nhà máy xử lý và tái chế rác thải.

Bài 42.7 trang 88 Sách bài tập KHTN 8Nối mỗi hoạt động của con người với ý nghĩa của hoạt động đó cho phù hợp.

Nối mỗi hoạt động của con người với ý nghĩa của hoạt động đó cho phù hợp

Lời giải:

(1) – d; (2) – c; (3) – b; (4) – a.

Hoạt động của con người

Ý nghĩa của hoạt động

(1) Tăng cường sử dụng các vật liệu có thể tái sử dụng và thân thiện với môi trường.

d) Hạn chế ô nhiễm rác thải, đặc biệt là rác thải nhựa.

(2) Thu gom và tiêu hủy gia súc, gia cầm bị bệnh theo đúng quy trình.

c) Hạn chế ô nhiễm do vi sinh vật gây bệnh.

(3) Bảo vệ các loài thiên địch của các loài sinh vật gây hại cây trồng.

b) Hạn chế ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật.

(4) Lắp đặt các thiết bị lọc khí thải từ các nhà máy.

a) Hạn chế ô nhiễm môi trường không khí.

Bài 42.8 trang 88 Sách bài tập KHTN 8Nối mỗi thời kì phát triển xã hội với các tác động của con người đối với môi trường ở thời kì đó cho phù hợp.

Nối mỗi thời kì phát triển xã hội với các tác động của con người đối với môi trường

Lời giải:

(1) – a, e; (2) – c, g; (3) – b, d.

Nối mỗi thời kì phát triển xã hội với các tác động của con người đối với môi trường

Bài 42.9 trang 89 Sách bài tập KHTN 8Bạn An cho rằng hạn chế gia tăng dân số là một trong những biện pháp giúp bảo vệ các nguồn tài nguyên và giảm ô nhiễm môi trường, em có đồng ý với ý kiến của bạn không? Giải thích.

Lời giải:

Em đồng ý với với ý kiến của bạn An. Vì dân số tăng kéo theo nhu cầu sử dụng lương thực, thực phẩm, nguyên liệu, nhiên liệu,… tăng lên buộc con người phải gia tăng tốc độ khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đồng thời thải ra môi trường lượng chất thải ngày càng lớn khiến tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng.

Bài 42.10 trang 89 Sách bài tập KHTN 8Nối mỗi tác nhân gây ô nhiễm môi trường với các biện pháp hạn chế tương ứng.

Nối mỗi tác nhân gây ô nhiễm môi trường với các biện pháp hạn chế tương ứng

Lời giải:

(1) – d, g; (2) – a, b; (3) – e, h; (4) – c.

Nối mỗi tác nhân gây ô nhiễm môi trường với các biện pháp hạn chế tương ứng

Bài 42.11 trang 89 Sách bài tập KHTN 8Cần làm gì để tăng năng suất trong hệ sinh thái nông nghiệp mà không gây ô nhiễm môi trường?

Lời giải:

Một số biện pháp tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ và thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học, hạn chế sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật hóa học, tăng cường sử dụng đạm sinh học bằng cách sử dụng phân bón vi sinh và luân canh các cây họ Đậu; tăng cường bảo vệ các loài thiên địch và tái sử dụng các loại rác thải hữu cơ;…

Bài 42.12 trang 89 Sách bài tập KHTN 8Một đầm nước nông nuôi cá có ba bậc dinh dưỡng: vi khuẩn lam và tảo (bậc 1); động vật phù du (bậc 2); tôm, cá nhỏ (bậc 3). Do nguồn chất khoáng tích tụ nhiều năm từ các chất ô nhiễm ở đáy đầm tạo điều kiện cho vi khuẩn lam và tảo bùng phát kìm hãm sự phát triển của các loài sinh vật khác. Cần làm gì để hệ sinh thái đầm không bị ô nhiễm nặng hơn?

Lời giải:

Để hệ sinh thái đầm không bị ô nhiễm nặng hơn cần: Đánh bắt bớt tôm và cá nhỏ hoặc thả thêm vào đầm một số cá dữ (bậc 4) ăn tôm và cá nhỏ nhằm tạo điều kiện cho động vật phù du phát triển mạnh hơn để ăn vi khẩn lam và các loài tảo, ngăn chặn sự phát triển quá mức của tảo và vi khuẩn lam trong đầm. Ngoài ra có thể hạn chế nguồn thức ăn của vi khuẩn lam và tảo bằng cách tháo nước, nạo vét bùn ở đầm để loại bớt các chất gây ô nhiễm.

Xem thêm lời giải Sách bài tập Khoa học tự nhiên 8 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Sách bài tập KHTN 8 Bài 38 (Cánh diều): Môi trường và các nhân tố sinh thái | Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều

Sách bài tập KHTN 8 Bài 39 (Cánh diều): Quần thể sinh vật | Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều

Sách bài tập KHTN 8 Bài 40 (Cánh diều): Quần xã sinh vật | Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều

Sách bài tập KHTN 8 Bài 41 (Cánh diều): Hệ sinh thái | Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều

Sách bài tập KHTN 8 Bài 43 (Cánh diều): Khái quát về sinh quyển và các khu sinh học | Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá