Với Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 11 trang 44 Ngữ văn 11 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó học tốt Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:
Ở lớp 10, các em đã được làm quen với kiểu bài phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ (chủ yếu là bài thơ)
1.1 Nghị luận về một tác phẩm thơ
Ở lớp 10, các em đã được làm quen với kiểu bài phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ (chủ yếu là bài thơ). Ở lớp 11, bên cạnh các thao tác và kĩ năng đã được giới thiệu, các em cần lưu ý.
- Bài thơ là một cấu trúc mang tính chỉnh thể (các yếu tố nghệ thuật trong tác phẩm có sự gắn kết, tương tác làm nên một thể thống nhất để đem lại những thông điệp độc đáo, hàm súc)Nghị luận về một tác phẩm thơ đòi hỏi phải biết phân tích một cách tổng thể những yếu tố hình thức để qua đó nhận biết một cách toàn diện những thông điệp, những tầng ý nghĩa của tác phẩm.
Ngoài ra, bài thơ hay luôn gắn với một cái nhìn, một cách cảm thụ độc đáo về thế giới của tác giả. Vì thế, khi nghị luận về một tác phẩm thơ nên đặt bài thơ trong sự so sánh với những bài thơ khác để làm rõ hơn nét độc đảo về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm cần nghị luận.
- Nghị luận về một tác phẩm thơ có thể là phân tích, đánh giá toàn bộ tác phẩm nhưng cũng có thể chỉ tập trung phân tích một số yếu tố nội dung hoặc hình thức của tác phẩm. Ví dụ:
+ Phân tích bài thơ Đây mùa thu tới của Xuân Diệu.
+ Cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử.
+ Vẻ đẹp của những yếu tố tượng trưng trong bài thơ Tình ca ban mai của Chế Lan Viên.
Xem thêm các bài soạn văn Ngữ văn 11 Cánh Diều hay, chi tiết khác:
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.