Soạn bài Thề nguyền và vĩnh biệt trang 96 (Cánh diều)

266

Với soạn bài Thề nguyền và vĩnh biệt trang 96 Ngữ văn 11 Cánh Diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó học tốt Văn 11.

Soạn bài Thề nguyền và vĩnh biệt trang 96 (Cánh diều)

1. Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 96 sgk Ngữ văn 11 Tập 2)

- Đọc trước đoạn trích Thề nguyễn và vĩnh biệt, tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Uy-li-am Sếch-xpia (William Shakespeare)

- Đọc nội dung tóm tắt sau đây để hiểu bối cảnh đoạn trích:

Thời Trung cổ, ở thành Vê-rô-na (Verona) của nước Ý, giữa hai họ Môn-ta-ghiu (Montague) và Ca-piu-lét (Capulet) có mối thủ lâu đời. Trong một buổi dạ yến, Rô-mê-ô (con trai tộc trưởng họ Môn-ta-ghỉu) bất ngờ gặp Giu-li-ét (con gái tộc trưởng họ Ca-piu-lét). Cả hai ngay lập tức cảm mến nhau (Hồi một). Hai người, bất chấp lễ giáo, đã cùng nhau thề nguyền dưới trăng (xem đoạn trích Hồi hai, cảnh II). Chiều hôm sau, tại nhà thờ, dưới sự chứng kiến của tu sĩ Lâu răn (Laurent), họ đã cùng nhau đỉnh hôn (Hồi hai, cảnh VI)

Cũng trong buổi chiều đó, Ti-bản (Tybalt) — anh họ của Giu-li-ét – trong một cuộc xô xát, đã sát hại Mo-kiu-ti-ô (Murcutio) . người bạn tâm giao của Rô-mê-ô. Để trả thù cho bạn, Rô-mê-ô đã giao đấu và đâm tử thương Ti-bân. Sau khi xét xử, vương chủ đày Rô-mê-ô đi biệt xứ tại Man-tua (Maniua), nếu không sẽ bị xử tội chết. Được sự giúp đỡ của nhũ mẫu, đêm đó, Rô-mê-ô và Giu-li-ét gặp nhau tại phòng của Giu-li-ét để chia tay (xem đoạn trích Hồi ba, cảnh V).

Cũng thời điểm đó, cha mẹ của Giu-li-ét quyết định gả năng cho Bá tước Pa-ri (Hồi ba, cảnh IV). Tuyệt vọng. Giu-li-ét đến cầu cứu tu sĩ Lâu-rân. Theo lời khuyên của tu sĩ, Giu-li-ét quyết định giả chết: năng uống một lọ thuốc ngủ do tu sĩ chế khiến thân thể lạnh cứng như đã chết và chi tỉnh dậy sau 42 tiếngGia đình tưởng nàng đã chết bản đưa thi thể nàng vào hầm mộ của dòng họ Ca-piu-lét. Trong thời gian đó, tu sĩ cho người đến báo tin cho Rô-mê-ô để chàng trở về, chờ khả năng tỉnh dậy, hai người sẽ cùng nhau bỏ trốn (Hồi bốn).

Ở nơi lưu đày, Rô-mê-ô đã không nhận được tin báo của tu sĩ, mà lại nhận được tin về cái chết của Giu-li-ét nên đã mua một lọ thuốc độc rồi lập tức trong đêm tìm đến hầm mộ của dòng họ Ca-piu-lét. Tại đây, Rô-mê-ô uống thuốc độc, hôn Giu-li-ét và chết. Giu-li-ét tinh dậy, thấy người yêu đã chết. Quá đau đớn, nàng hôn Rô-mê-ô rồi dùng con dao của chàng để tự sát. Chứng kiến cái chết của đôi tình nhân và nghe lời thuật lại của tu sĩ Lâu-vân, hai dòng họ đã xoá bỏ hận thù (Hồi năm)

Trả lời:

Thông tin về tác giả Uy-li-am Sếch-xpia (William Shakespeare)

- Uy-li-am Sếch-xpia (William Shakespeare, 1564-1616), nhà soạn kịch thiên tài của người Anh và là kịch gia số một của nhân loại. Ông sinh tại Xtrát-phớt, một thị trấn trung tâm nước Anh.

- Là bậc thầy của văn học phục hưng, Sếch-xpia sáng tác với nguồn cảm hứng dồi dào, say mê về cuộc đời. Ở những vở kịch ban đầu, cái nhìn của Sếchxpia đầy trong sáng, chan chứa niềm tin vào con người và cuộc đời. Con người và những nỗi buồn vui trần thế là trung tâm trong tác phẩm của ông.

2. Đọc hiểu

* Nội dung chính: Tác phẩm “Thề nguyền và vĩnh biệt” nói về tình yêu thắm thiết của một đôi trai gái thuộc hai dòng họ có mồi thù từ lâu đời với nhau. Do những xô xát cũng như nhiều hiểu lầm, cuối cùng cả hai đã chọn cách tự tử. Cái chết của họ đã giúp cho cả hai dòng họ giải toả những oán hờn.

Soạn bài Thề nguyền và vĩnh biệt | Hay nhất Soạn văn 11 Cánh diều

* Trả lời câu hỏi giữa bài

Câu 1. (trang 97 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Chú ý cách hình dung của Rô-mê-ô về Giu-li-ét.

Trả lời:

Hình dung của Rô-mê-ô về Giu-li-ét: mắt nàng lấp lánh, đôi gò má nàng sẽ làm cho các vì sao tinh tú nọ phải hổ ngươi, như vừng dương làm ánh đèn phải thẹn thùng, còn cặp mắt trên bầu trời sẽ rọi khắp khoảng không một làn ánh sáng tưng bừng đến nỗi chim chóc sẽ lên tiếng hót vang vì tưởng là đêm đã tàn.

Câu 2. (trang 97 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Tại sao Giu-li-ét lại nói: "Chỉ có tên họ chàng là thù địch của em thôi"?

Trả lời

Vì gia tộc của hai người là kẻ thù truyền kiếp của nhau. Người Giu-li-ét yêu là chàng thanh niên tên Rô-mê-ô, không liên quan gì đến dòng họ Môn-ta-ghiu. Cô cho rằng, chỉ cần Rô-mê-ô có cái họ khác là họ có thể đến bên nhau.

Câu 3. (trang 98 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Chú ý sự nguy hiểm mà Rô-mê-ô phải đối mặt để được gặp Giu-li-ét.

Trả lời:

Sự nguy hiểm mà Rô-mê-ô phải đối mặt để được gặp Giu-li-ét: chàng khó lòng thoát chết.

Câu 4. (trang 100 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Tại sao Giu-li-ét lại nghĩ tiếng hót là của chim họa mi?

Trả lời:

Sơn ca là sứ giả của bình minh. Khi chim sơn ca hót là lúc Rô-mê-ô phải ròi đi, Giu-li-ét luyến tiếc rời xa chàng và đó là lí do nàng thà nghĩ đó là tiếng hót của chim họa mi cũng không muốn nghĩ đó là tiếng hót của chim sơn ca.

Câu 5. (trang 101 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Chú ý sự tương phản giữa ánh sáng và tăm tối trong câu thoại này của Rô-mê-ô.

Trả lời:

Sự tương phản giữa ánh sáng và tăm tối trong câu thoại này của Rô-mê-ô: viền sáng những đám mây đang phải rời nhau ngoài phương đông, những ngọn bạch lạp đã tắt, bình minh đang kiễng chân rón rén trên đỉnh núi xa mờ; trời mỗi lúc một sáng; trời sắp sáng;

Câu 6. (trang 101 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Cách cảm nhận của Rô-mê-ô và Giu-li-ét về nhau có gì cần lưu ý? 

Trả lời:

- Giu-li-ét coi Rô-mê-ô là ông hoàng, người chồng của mình. Nàng yêu chàng tha thiết, không thể ngừng lo lắng nếu không biết thông tin của chàng. Nàng lo lắng đến khi gặp lại chàng, nhan sắc có còn được như bây giờ hay không; lo lắng chàng đi có an toàn hay không, họ còn có thể gặp lại nhau.

- Rô-mê-ô cũng rất yêu Ju-li-ét. Dù nàng có thế nào, chàng vẫn sẽ mãi yêu nàng. 

* Trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1. (trang 101 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Đoạn trích xoay quanh cuộc đối thoại của những nhân vật nào? Mối của họ là gì?

Trả lời:

Đoạn trích xoay quanh cuộc đối thoại của Rô-mê-ô và Giu-li-ét, hai nhân vật chính của vở kịch. 

Hai người yêu nhau sâu nặng nhưng dòng họ của hai người lại là kẻ thù truyền kiếp.

Câu 2. (trang 101 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Cảnh tình tự, gặp gỡ của Rô-mê-ô và Giu-li-ét luôn phải diễn ra trong khoảng thời gian và không gian nào? Vì sao?

Trả lời:

Cảnh tình tự, gặp gỡ của Rô-mê-ô và Giu-li-ét luôn phải diễn ra trong khoảng thời gian ban đêm và trong không gian vắng vẻ chỉ có hai người họ. Vì tình yêu của họ không được sự chấp thuận của cha mẹ và dòng họ. Nếu họ bị phát hiện là gặp gỡ và yêu nhau thì sẽ bị ngăn cấm, khó mà được ra ngoài gặp được nhau.

Câu 3. (trang 101 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Tìm và phân tích những lời đối thoại cho thấy: 

a) Tình yêu say đắm giữa Rô-mê-ô và Giu-li-ét.

b) Những rào cản, khó khăn ngáng trở mối tình say đắm của họ.

Trả lời:

a. Tình yêu say đắm giữa Rô-mê-ô và Giu-li-ét.

- Lời thoại của Rô-mê-ô: "Ái tình, ái tình đã xui tôi tìm kiếm. Ái tình đã cho tôi lời khuyên, và tôi đã cho ái tình đôi mắt. Tôi chẳng phải là tay thuỷ thủ, nhưng giá nàng có ở nơi bờ biển xa xăm nhất, thì tôi cũng sẵn sàng liều mình vì báu vật." 

→ Rô-mê-ô cho rằng chính tình yêu đã dẫn lối đưa chàng tìm đến bên nàng, dù ở đâu, chàng cũng sẵn sàng tìm kiếm.

- Lời thoại của Giu-li-ét: "Chàng hãy từ bỏ tên họ đi" hoặc "Cái tên kia đâu có phải là xương thịt của chàng, chàng hãy đổi nó lấy cả tấm thân em".

→ Vì tình yêu của đời mình mà cả hai đều sẵn sàng thay tên đổi họ, sẵn sàng làm bất kì điều gì về nhau.

b. Những rào cản, khó khăn ngáng trở mối tình của họ.

Có thể nói, rào cản và khó khăn lớn nhất ngáng trở mối tình của họ là sự thù hận và mối thù truyền kiếp của hai dòng họ. Những lời đối thoại cho thấy điều đó là:

+ "Nàng là họ Ca-piu-lét sao? Ôi oan trái yêu quý, đời sống của ta nay nằm trong tay người thù".

+ "Chàng hãy khước từ cha chàng và từ chối dòng họ của chàng đi...", "chỉ có tên họ chàng là thù địch của em thôi" 

+ "Từ nay, tôi sẽ không bao giờ còn là Rô-mê-ô nữa"; "tôi thù ghét cái tên tôi..."; "chẳng phải Rô-mê-ô cũng chẳng phải Môn-ta-ghiu...".

→ Vì tình yêu mà cả hai đều ghét bỏ chính tên họ của mình và sẵn sàng đổi nó để theo đuổi tình yêu.

Câu 4. (trang 102 sgk Ngữ văn 11 Tập 2)Hãy chỉ ra sự thay đổi trong âm hưởng chính của tình yêu từ Cảnh II, Hồi hai sang Cảnh V, Hồi ba? Sự thay đổi này góp phần thể hiện chủ đề của văn bản như thế nào?

Trả lời:

Sự thay đổi trong âm hưởng chính của tình yêu từ Cảnh II, Hồi hai sang Cảnh V, Hồi ba được thể hiện:

+ Tiếng sét ái tình nảy sinh trong lòng hai con người khi tham dự buổi sự tiệc. Thay vì về nhà ngay sau khi buổi tiệc kết thúc, Rô-mê-ô quay lại, trèo qua tường để vào vườn nhà nàng Giu-li-ét để bày tỏ tình cảm của mình. Sự xinh đẹp của Giu-li-ét làm cho Rô-mê-ô mê mệt

+ Hai chữ "tình yêu" được Rô-mê-ô nhắc lại nhiều lần càng làm cho Giu-li-ét càng tin tưởng vào tình yêu này. Họ sẵn sàng thay tên đổi họ vì tình yêu của cuộc đời mình.

→ Sự thay đổi này góp phần thể hiện rất rõ tình yêu chân thành của hau nhân vật chính trong tác phẩm.

Câu 5. (trang 102 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Lời thoại nào trong đoạn trích khiến em cảm thấy thú vị nhất? Vì sao?

Trả lời:

Lời thoại nào trong đoạn trích khiến em cảm thấy thú vị nhất là lời thoại đầu tiên của Rô-mê-ô trong đoạn trích: "Ái tình, ái tình đã xui tôi tìm kiếm. Ái tình đã cho tôi lời khuyên, và tôi đã cho ái tình đôi mắt. Tôi chẳng phải là tay thuỷ thủ, nhưng giá nàng có ở nơi bờ biển xa xăm nhất, thì tôi cũng sẵn sàng liều mình vì báu vật."

→ Lời thoại đã thể hiện được tình yêu chân thành, mãnh liệt của Rô-mê-ô giành cho Giu-li-ét. Sức mạnh của tình yêu đã làm cho Rô-mê-ô có thể tìm thấy Giu-li-ét dù nàng có ở bất cứ nơi đâu, anh sẵn sàng hy sinh cả bản thân mình để tìm kiếm và giữ gìn tình yêu ấy.

Câu 6. (trang 102 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Cảnh thề nguyền của Rô-mê-ô và Giu-li-ét (Cảnh II, Hồi hai) khiến em liên tưởng đến tác phẩm nào trong văn học Việt Nam? Sự liên tưởng đó đem đến cho em những cảm xúc và suy nghĩ gì?

Trả lời:

Cảnh thề nguyền của Rô-mê-ô và Giu-li-ét khiến em liên tưởng đến tác phẩm "Truyện Kiều" của Nguyễn Du trong văn học Việt Nam. Cụ thể là đoạn trích Thề nguyền trích từ câu 431 đến câu 452 trong Truyện Kiều. 

Cảnh thề nguyền của cả hai nhân vật trong "Romeo and Juliet" và Truyện Kiều đều là những tình huống cực kỳ đau lòng và đầy bi kịch. Cả hai đều là những lời hứa cuối cùng, hứa rằng họ sẽ không bao giờ quên nhau và sẽ cùng nhau tìm đường ra khỏi nỗi đau đớn và đau khổ. Nhưng cả hai cũng đều mang trong mình một sự hy vọng về một tương lai tươi đẹp, một cuộc sống mới, tự do và hạnh phúc.

Cảnh thề nguyền của cả hai tác phẩm đều khiến em cảm thấy xót xa và đau đớn. Những lời hứa cuối cùng đó đều cho thấy sự hy vọng của những nhân vật trong tình yêu và sự tuyệt vọng khi họ phải tách biệt nhau. Điều này khiến em suy nghĩ về tình yêu và cuộc đời, về sự hy vọng và tuyệt vọng trong cuộc sống.

Xem thêm các bài soạn văn Ngữ văn 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Soạn bài Kiến thức ngữ văn trang 87

Soạn bài Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

Soạn bài Tôi muốn được là tôi toàn vẹn

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 110

Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một tác phẩm kịch

Đánh giá

0

0 đánh giá