Bạn cần đăng nhập để đánh giá tài liệu

Đọc đoạn (5) và cho biết vì sao tác giả quan niệm tác phẩm văn học và đọc văn là một hiện tượng diệu kì

225

Với soạn bài Đọc văn – cuộc chơi tìm ý nghĩa trang 67 Ngữ văn 8 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó học tốt Ngữ văn 8. Mời các bạn đón xem:

Đọc đoạn (5) và cho biết vì sao tác giả quan niệm tác phẩm văn học và đọc văn là một hiện tượng diệu kì

Câu 7. (trang 69 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Đọc đoạn (5) và cho biết vì sao tác giả quan niệm tác phẩm văn học và đọc văn là một hiện tượng diệu kì. Giọng văn trong đoạn (5) có gì khác với những đoạn còn lại?

Trả lời:

Đọc đoạn (5) và ta thấy được tác giả quan niệm tác phẩm văn học và đọc văn là một hiện tượng diệu kì. Giọng văn trong đoạn (5) khác với những đoạn còn lại ở điểm: giọng văn trong đoạn này mang tới nhiều lời  tâm sự, chia sẻ của tác giả tới người đọc, cụ thể như sau:

- Làm sống dậy và cụ thể hoá thế giới hình tượng tồn tại tiềm tàng trong tác phẩm, chuyển hoá nó thành “câu chuyện” của chính bản thân người đọc, buộc người đọc phải “toàn tâm toàn ý” suy nghĩ về nó, cũng có nghĩa là bận lòng, bận trí về “những điều chưa bao giờ nghĩ tới” trước khi đọc văn học.

- Xoá bỏ ranh giới giữa độc giả và nhà văn; độc giả thì “suy nghĩ bằng những ngôn từ, hình tượng của nhà văn”, còn nhà văn thì phát biểu quan niệm, cảm nhận của mình nhờ những hoạt động tích cực của tâm hồn, trí tuệ độc giả.

- Đọc văn học cho phép độc giả có những cách cụ thể hoá khác nhau, diễn giải khác nhau về hình tượng trong tác phẩm. Tất cả những điều này làm cho thế giới hình tượng trở nên có tính chất mở, phát triển phong phú thêm lên qua từng trường hợp đọc.

Đánh giá

0

0 đánh giá