Lý thuyết Địa lí 8 (Kết nối tri thức) Bài 6: Thủy văn Việt Nam

478

Toptailieu.vn xin giới thiệu Lý thuyết Địa lí 8 (Kết nối tri thức) Bài 6: Thủy văn Việt Nam. Bài viết gồm phần lý thuyết trọng tâm nhất được trình bày một cách dễ hiểu, dễ nhớ bên cạnh đó là bộ câu hỏi trắc nghiệm có hướng dẫn giải chi tiết để học sinh có thể vận dụng ngay lý thuyết, nắm bài một cách hiệu quả nhất. Mời các bạn đón xem:

Lý thuyết Địa lí 8 (Kết nối tri thức) Bài 6: Thủy văn Việt Nam

Bài giảng Bài 6: Thủy văn Việt Nam

A. Lý thuyết Thủy văn Việt Nam

1. Sông ngòi

a) Đặc điểm chung

- Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, gồm 2 360 con sông có chiều dài trên 10 km.

- Sông ngòi chảy theo hai hướng chính là tây bắc - đông nam và vòng cung, một số sông chảy theo hướng tây – đông.

- Chế độ dòng chảy của sông ngòi nước ta phân hai mùa rõ rệt: mùa lũ và mùa cạn, trung bình lượng nước trong mùa lũ chiếm tới 70 – 80% tổng lượng nước cả năm.

- Nước ta có nhiều nước (hơn 800 tỉ m’/năm) và lượng phù sa khoảng 200 triệu tấn/năm.

Lý thuyết Địa lí 8 Bài 6 (Kết nối tri thức): Thủy văn Việt Nam (ảnh 1)

b) Một số hệ thống sông lớn

- Hệ thống sông Hồng: 

Hệ thống sông lớn thứ hai ở Việt Nam, có hai phụ lưu chính là sông Đà và sông Lô, tạo thành mạng lưới sông hình nan quạt, chế độ nước có hai mùa, dễ gây lũ lụt.

- Hệ thống sông Mê Công: 

Mê Công là hệ thống sông lớn chảy qua 6 quốc gia, trong đó Việt Nam có phần lưu vực dài hơn 230 km. Có 286 phụ lưu, lớn nhất là sông Srê Pốk, và hai chi lưu lớn là sông Tiền và sông Hậu. 

- Chế độ nước sông:

Chế độ nước có hai mùa: mùa lũ chiếm 80% tổng lượng nước cả năm từ tháng 7 đến tháng 11, mùa cạn chỉ chiếm 20% từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau. Mạng lưới sông dạng lông chim được điều tiết bởi hồ Tôn-lê Sáp (Cam-pu-chia), giúp nước lên và xuống chậm vào mùa lũ.

2. Hồ, đầm

Việt Nam có nhiều hồ, đầm tự nhiên và nhân tạo. Chúng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất và sinh hoạt.

-  Đối với sản xuất:

+ Nông nghiệp: Hồ, đầm nước ngọt cung cấp nước cho trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản.

+ Công nghiệp: Hồ thuỷ điện trữ nước cho nhà máy thuỷ điện, cung cấp nước cho các ngành công nghiệp khác.

+ Dịch vụ: Hồ, đầm với giá trị về giao thông và du lịch.

- Đối với sinh hoạt: Nguồn dự trữ nước ngọt lớn, đảm bảo an ninh nguồn nước.

Lý thuyết Địa lí 8 Bài 6 (Kết nối tri thức): Thủy văn Việt Nam (ảnh 1)

3. Nước ngầm

Nước ngầm phong phú, phân bố khắp cả nước, đóng vai trò quan trọng đối với sản xuất và sinh hoạt.

- Đối với sản xuất:

+ Nông nghiệp: Cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là các vùng khan hiếm nước mặt.

+ Công nghiệp: Sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp, như chế biến thực phẩm, sản xuất giấy.

+ Dịch vụ: Khai thác để chữa bệnh và phát triển du lịch nghỉ dưỡng.

- Đối với sinh hoạt: Là nguồn nước quan trọng phục vụ cho sinh hoạt của người dân.

B. Câu hỏi trắc nghiệm Bài 6: Thủy văn Việt Nam

Câu 1: Hồ là gì?

A. Là những vùng có nước chảy thẳng ra biển

B. Là những vùng có nước được con người xây dựng lên

C. Là những nơi có nước trên bề mặt Trái Đất, cung cấp nước cho sông ngòi

D. Là những vùng trũng chứa nước trên bề mặt Trái Đất, không trực tiếp thông với biển

Đáp án đúng: D

Câu 2: Ý nghĩa của hồ đầm nối với sông là

A. Giảm lưu lượng nước sông.

B. Làm giảm tốc độ dòng chảy.

C. Điều hoà chế độ nước sông.

D. Điều hoà dòng chảy sông.

Đáp án đúng: C

Giải thích: Hồ, đầm có vai trò điều tiết chế độ dòng chảy của nước sông. Ý nghĩa hồ đầm nối với sông là điều hoà chế độ nước sông. Ngoài ra, hồ, đầm còn có ý nghĩa bảo vệ môi trường: giúp điều hoà khí hậu địa phương, đồng thời đảm bảo môi trường sống của nhiều sinh vật dưới nước, góp phần bảo vệ đa dạng sinh học,...

Câu 3: Nguyên nhân các hệ thống sông ngòi ở nước ta thường rất giàu phù sa là

A. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa

B. Mưa nhiều trên địa hình đồi núi có độ dốc lớn

C. Trong năm có hai mùa khô, mưa đắp đổi nhau

D. Diện tích đồi núi thấp là chủ yếu và mưa nhiều

Đáp án đúng: B

Giải thích: Nguyên nhân chủ yếu làm cho các hệ thống sông ngòi nước ta rất giàu phù sa là do mưa nhiều trên địa hình đồi núi có độ dốc lớn, đồng thời nhờ đó mà lớp phủ thực vật bị phá hủy nhiều nên một lượng bùn đất giàu dinh dưỡng bị rửa trôi theo dòng nước xuống hạ lưu bồi đắp nên những đồng bằng phù sa màu mỡ.

Câu 4: Đâu không phải vai trò của nước ngầm?

A. Nguồn cung cấp nước ngọt

B. Nguồn cung cấp nước cho sông, hồ vào mùa khô

C. Chống sụt lún

D. Đáp án khác

Đáp án đúng: C

Giải thích: Nước ta có nguồn nước ngầm khá phong phú, phân bố rộng khắp cả nước. Nước ngầm có vai trò quan trọng đối với sản xuất cũng như trong sinh hoạt con người: Nước ngầm cung cấp nước ngọt, cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản,..). Nước ngầm còn được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp như: sản xuất giấy, chế biến lương thực – thực phẩm,... => Nước ngầm không có vai trò chống sụt lún.

Câu 5: Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc là do

A. Địa hình nhiều đồi núi, lượng mưa lớn

B. Lượng mưa lớn, có các đồng bằng rộng

C. Có các đồng bằng rộng, đồi núi dốc

D. Đồi núi dốc, lớp phủ thực vật bị phá huỷ

Đáp án đúng: A

Câu 6: Chế độ mưa thất thường đã làm cho sông ngòi nước ta có

A. Tổng lượng nước lớn

B. Nhiều phù sa

C. Chế độ dòng chảy thất thường

D. Nhiều đợt lũ trong năm

Đáp án đúng: C

Giải thích: Chế độ mưa thất thường làm cho sông ngòi nước ta có chế độ dòng chảy thất thường. Nguyên nhân do chế độ nước sông phụ thuộc chế độ mưa: mùa mưa trùng mùa lũ, mùa khô trùng mùa hạ.

Câu 7: Hệ thống sông không chảy theo hướng vòng cung và hướng tây bắc – đông nam của là

A. Sông Kì Cùng - Bằng Giang

B. Sông Hồng

C. Sông Mã

D. Sông Cả

Đáp án đúng: A

Câu 8: Đỉnh lũ của sông ngòi Bắc Bộ vào tháng mấy:

A. Tháng 6

B. Tháng 7

C. Tháng 8

D. Tháng 9

Đáp án đúng: B

Câu 9: Vùng nào ở nước ta hằng năm người dân phải sống chung với lũ?

A. Đồng bằng sông Cửu Long

B. Đồng bằng sông Hồng

C. Đồng bằng Thanh – Nghệ - Tĩnh

D. Đồng bằng duyên hải Miền Trung

Đáp án đúng: A

Giải thích: Bởi mưa tập trung theo mùa cùng với địa hình hình dạng lãnh thổ, lưu lượng nước rất lớn của Sông Cửu Long vào mùa lũ (chiếm khoảng 80% tổng lượng nước cả năm). Bởi vậy người dân nơi đây phải sống chung với lũ, đây chính là một trong những giải pháp hữu hiệu nhất mỗi khi mùa nước lũ đến.

Câu 10: Mùa lũ của sông ngòi Trung Bộ:

A. Mùa hè

B. Hè thu

C. Mùa thu

D. Thu đông

Đáp án đúng: D

Xem thêm các bài lý thuyết Địa lí 8 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết tại:

Lý thuyết Địa lí 8 (Kết nối tri thức) Bài 7: Vai trò của tài nguyên khí hậu và tài nguyên nước đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta

Lý thuyết Địa lí 8 (Kết nối tri thức) Bài 8: Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thủy văn Việt Nam

Lý thuyết Địa lí 8 (Kết nối tri thức) Bài 9: Thổ nhưỡng Việt Nam

Lý thuyết Địa lí 8 (Kết nối tri thức) Bài 10: Sinh vật Việt Nam

Lý thuyết Địa lí 8 (Kết nối tri thức) Bài 11: Phạm vi Biển Đông. Vùng biển đảo và đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo Việt Nam

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá