Toptailieu.vn xin giới thiệu 50 bài văn Bình luận câu tục ngữ "Ở hiền gặp lành" hay nhất hay nhất, chọn lọc giúp học sinh lớp 7 viết các bài tập làm văn hay hơn. Tài liệu gồm có các nội dung chính sau:
Mời các bạn đón xem:
I. Mở bài:
- Giới thiệu về câu tục ngữ “ở hiền gặp lành”
Kho tàn ca dao tục ngữ của nước ta rất phong phú và đa dạng. những câu ca dao, tục ngữ của ông bà ta luôn mang một ý nghĩa hết sức chân thực và dễ hiểu. mỗi câu tục ngữ đều mang một lời khuyên, một sự nhắc nhở tốt. trong kho tàn ca dao tục ngữ có câu “ở hiền gặp lành”, đây là một câu tục ngữ có ý khuyên chúng ta phải hiền lành, sống tốt thì mới có một kết quả tốt đẹp. Câu tục ngữ như một lời khuyên cho những người xấu xa và khuyến khích những người có lòng tốt bụng và hiền lành.
II. Thân bài
1. Giải thích câu tục ngữ “ ở hiền gặp lành”
- Câu tục ngữ ở đây có nghĩa là khi chúng ta sống hiền lành, tốt bụng, yêu thương đối xử tốt với người khác thì ta sẽ luôn gặp những điều lành trong cuộc sống.
2. Biểu hiện của “ ở hiền gặp lành” hiện nay
- Nhiều người ở hiền trong cuộc sống như giúp đỡ người khác, sống hiền hòa, dễ gần sẽ được người khác, họ hàng, làng xóm,… yêu thương giúp đỡ trong lúc khó khăn hoạn nạn
- Bên cạnh đó cũng có nhiều người sống hiền nhưng lại gặp muôn vàng khó khan trog cuộc sống, không phải ai cũng được thuận theo câu nói “ ở hiền gặp lành” và cũng có nhũng kẻ xâu xa sống bỉ ổi nhưng lại gặp hiền.
3. Vì sau ở hiền lại không gặp lành?
- Vì xã hội phức tạp: có những thế lực tồn tại trong xã hội một cách thầm kín và thu tóm mọi thế lực khiến người hiền không thể nhận được điều tốt
- Chúng ta đang phấn đấu xây dựng một xã hội thật công bằng nhưng việc cải tạo cái cũ, xây dựng cái mới đòi hỏi thời gian. Phải dày công đấu tranh xây dựng mới biến được ước mơ thành hiện thực.
4. Với những mặt trái như thế chúng ta có nên ở hiền không?
- Chúng ta vẫn cần ở hiền để có một cuộc sống tốt hơn và để thức tỉnh những người xấu xa không ở hiền.
III. Kết bài
- Nêu cảm nghĩ của em về câu tục ngữ “ ở hiền gặp lành”
- Bài học kinh nghiệm rút ra từ câu tục ngữ.
Video Bình luận câu tục ngữ "Ở hiền gặp lành"
Video Bình luận câu tục ngữ "Ở hiền gặp lành"
“ Tôi yêu truyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa
Thương người rồi mới thương ta
Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm
Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì được phật tiên độ trì…”
Đọc mấy câu thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ trong bài thơ “Truyện cổ nước mình”, tôi chợt nhớ về những ngày thơ bé khi mới cắp sách tới trường, bài giảng đầu đời mà tôi học được chính là “Ở hiền gặp lành – Ở ác gặp ác”. Câu tục ngữ “Ở hiền gặp lành” đã trở thành phương châm sống cho bản thân tôi và tất cả người Việt.
Câu tục ngữ để cập tới đạo lí sống đúng đắn ở đời. Ở đây, “hiền” là hiền lành, nhân hậu. Vậy “ở hiền” tức là thái độ sống, và ứng xử nhân ái, chân thành, quan tâm tới mọi người xung quanh. Còn “lành” là lành lặn, yên ổn. “Gặp lành” tức là có cuộc sống may mắn, an yên, vui vẻ, hòa thuận với mọi người. Nếu như phần “ở hiền” là nhận thì “gặp lành” chính là kết quả thu được. Câu tục ngữ này khẳng định nếu bạn luôn tử tế, nhân ái thì nhất định sẽ có cuộc sống tốt đẹp.
Cụ thể, ở hiền là như thế nào? Rất đơn giản, “ở hiền” bao gồm những điều nhỏ bé nhất như giúp đỡ mọi người xung quanh, yêu thương gia đình, kính trọng người lớn, chăm sóc người yếu thế, hòa thuận mới bạn bè… “Ở hiền” đồng nghĩa với việc không làm điều xấu, không dối gạt lừa lọc, không hãm hại người khác. Đặc biệt, bạn không được phép làm ngơ trước cái xấu, cái ác mà phải lên tiếng vạch trần, đấu tranh loại bỏ nó. Là một học sinh, điều thiết thực nhất mà ta có thể đấu tranh với cái xấu chính là loại bỏ thói quen không tốt của bản thân. Hơn nữa, hãy lên tiếng vạch trần tiêu cực trong thi cử, dám đưa ra ý kiến nếu giáo viên quan niệm sai trái, dám tố cáo bạo lực học đường và các tệ nạn xã hội. Trước khi ra ngoài xã hội, bạn nên học cách “ở hiền” ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Tuy nhiên, sống hiền lành, chân thật không có nghĩa là ngoan ngoãn tuyệt đối. Trái lại, hãy tỉnh táo khi sử dụng lòng tốt. Lòng tốt đặt sai chỗ sẽ bị kẻ xấu lợi dụng. Báo chí hằng ngày hằng giờ vẫn liên tục đưa tin về các vụ lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Gần đây nhất là vụ nữ diễn viên Mai Phương mắc bệnh ung thư phổi ác tính. Rất nhiều người có lòng hảo tâm muốn giúp đỡ Mai Phương vượt qua khó khăn bằng cách ủng hộ vật chất, tài chính. Tuy nhiên, rất nhiều mạnh thường quân mù quáng ủng hộ tiền bạc cho các nick facebook giả mạo để rồi tiền mất, người cần được nhận thì không thể nhận được. Đó là bài học đắt giá về việc đặt lòng tốt mù quáng.
Kho tàng ca dao, tục ngữ của dân tộc ta vô cùng phong phú, thể hiện những tình cảm gia đình, những nỗi niềm tâm tư thầm kín của con người. Đồng thời, khuyên nhủ, giáo dục con người những bài học sâu sắc ý nghĩa.
Câu tục ngữ “Ở hiền gặp lành” là những tình cảm người xưa muốn khuyên nhủ, con người nên sống đúng mực. Sống hiền lành lương thiện, thì sẽ gặp may mắn.
Ở hiền là ăn ở hiền lành, lương thiện, phúc đức, biết giúp đỡ người khác trong lúc người ta gặp khó khăn hoạn nạn, không ăn ở độc ác, âm mưu nham hiểm.
Gặp lành là gặp điều may mắn bất ngờ, hưởng cuộc sống may mắn hạnh phúc. Câu tục ngữ này muốn khuyên nhủ con người hãy sống tử tế lương thiện, hiền lành sẽ gặp những điều tốt đẹp.
Là những học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường chúng ta nên học cách tôn sư trọng đạo, kính yêu thầy cô, quý mến bạn bè, biết chia sẻ giúp đỡ với những bạn có hoàn cảnh khó khăn hơn mình, những bạn có thành tích học tập kém hơn mình. Với những người xung quanh chúng ta cần phải giữ thái độ lễ phép đúng mực, tôn trọng…
Trong cuộc sống của mỗi con người ai cũng có lúc gặp những khó khăn, thử thách những lúc đó nếu chúng ta được người khác giúp đỡ thì thật may mắn hạnh phúc biết bao. Chính vì vậy, lúc chúng ta có thể giúp đỡ người khác trong hoàn cảnh hoạn nạn chúng ta nên giúp đỡ sẽ tốt hơn.
Khi chúng ta tốt với người khác chúng ta ở hiền thì sẽ có lúc ta gặp lành, được người khác giúp đỡ, bởi cuộc sống là những món quà vô giá. Khi ta trao tặng nó cho người này sẽ có lúc nào đó ta nhận nó từ một người khác. Hạnh phúc là món quà khi ta mang tặng nó cho người khác chính chúng ta cũng được hạnh phúc.
Câu tục ngữ ở hiền gặp lành là câu tục ngữ mà người xưa muốn khuyên nhủ con cháu mình hãy sống lương thiện, biết giúp đỡ người khác sẽ gặp những điều may mắn đến bất ngờ. Như những câu chuyện cổ tích Thạch Sanh bắn cung vào con quạ cứu công chúa, được công chúa yêu mến nhưng lại gây thù chuốc oán với con quạ.
Truyện cổ tích Sọ Dừa cô con gái út của phú ông hiền lành ngoan ngoãn nên đã lấy Sọ Dừa làm chồng, nhưng sau đó, Sọ Dừa biến thành chàng trai khôi ngô tuấn tú học cao, đỗ đạt khiến hai cô chị vô cùng ghen tỵ với em gái út của mình. Những câu chuyện cổ tích đều chứa đựng ý nghĩa rằng người hiền lành lương thiện sẽ gặp may mắn, sống hạnh phúc tốt đẹp.
Mối quan hệ nhân – quả “Ở hiền gặp lành” luôn là cái tâm, cái cốt lõi của đa số tác phẩm văn học và được nhiều người lấy đó là phương châm sống. Nhưng trong thực tế, “Ở hiền gặp lành” có phải lúc nào cũng đúng, cũng hoàn hảo như trong các câu chuyện cổ tích, như trí tưởng tượng của con người?
Vậy, thế nào là “Ở hiền gặp lành” ? “ Ở hiền” phải chăng chỉ là hiền lành, không dữ, không làm điều sai trái, gây hại cho người khác, mưu lợi cho bản thân,…? Nếu chỉ nghĩ theo ý nghĩa cơ bản của từ “hiền” như vậy thì sẽ gây ra sự hiểu nhầm, cho rằng cứ sống sao tốt cho mình không ảnh hưởng đến ai là được rồi, dẫn đến tính cách nhu nhược, dĩ hoà vi quý, không biết quan tâm, giúp đỡ người khác,… Có nhiều người luôn cho rằng mình luôn “ở hiền” mà không “gặp lành”. Vậy bạn tự hỏi mình xem liệu bạn đã từng giúp đỡ người bị tai nạn giao thông chưa hay cũng chỉ “bu” quanh dòm ngó nhận xét, bàn tán như bao người khác; bạn đã từng lên tiếng nhắc nhở một người xả rác không đúng nơi quy định,…? Nếu cho bạn nghĩ lại, bạn có dám khẳng định mình là người “ở hiền” nữa không? Nhưng thực chất không phải vậy, sâu xa hơn, từ “hiền” ở đây mang ý nghĩa lớn lao, bao trùm lên cả ý nghĩa nhân đạo – đạo lí làm người. Có thể nói, “ở hiền” là sống sao có ích cho đất nước, xã hội, biết quan tâm giúp đỡ người khác lúc khó khăn, hoạn nạn, đồng thời phải biết lên án, đấu tranh chống lại cái ác, những thế lực xấu xa luôn muốn làm hại con người,… Vậy “ở hiền” sẽ “gặp lành” như thế nào? Người “ở hiền” sẽ nhận được nhiều điều tốt đẹp, may mắn. Khi bạn không làm điều xấu, hại người bạn sẽ không cảm thấy bất an, tội lỗi, lo lắng mà suy sụp. Không những thế khi làm việc thiện, giúp đỡ người khác bạn sẽ cảm thấy rất vui vẻ, thoải mái, tự hào,… Không chỉ vậy, mọi người xung quanh sẽ yêu quý bạn, giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn, cuộc sống sẽ luôn tràn đầy niềm vui và hạnh phúc.
Từ xưa đến nay đã có rất nhiều tấm gương người tốt việc tốt khắp nơi trên thế giới. Ở nước ta, Hồ Chủ Tịch là tấm gương vĩ đại, mãi toả sáng trong lòng bao người con đất Việt. Công lao của Bác to lớn đếm không xuể, và đúng như “ở hiền gặp lành”, Bác đã nhận được rất nhiều. Bác vui sướng, hạnh phúc vì giành lại độc lập cho dân tộc. Không chỉ nhiều người mà là tất cả mọi người trên đất nước Việt Nam đều quý mến Bác, coi Bác là vị Cha già kính yêu. Không nói đâu xa, mới mấy tháng gần đây, thông tin hai thí sinh bỏ thi để cứu người đã làm cho bao con mắt phải trầm trồ thán phục. Đó là hai học sinh Lữ Đức Quân và Tăng Ngọc Dũng. Trên đường tới trường thi tốt nghiệp môn Sinh, hai bạn bất ngờ thấy một phụ nữ đi xe đạp bị ngã lăn ra đường bất tỉnh. Không chần chừ, hai bạn cố gắng hết sức bế nạn nhân lên chiếc xe đạp và chạy thẳng đến bệnh viện. Sau khi làm thủ tục nhập viện, hai bạn gắng sức đạp tới trường nhưng bị muộn năm phút nên không được dự thi. Người tốt ắt gặp điều tốt, ngay sau kì thì tốt nghiệp, hai bạn đã được tuyên dương và khen thưởng về hành động nhân ái của mình. Hai bạn được đặc cách lấy điểm tổng kết môn Sinh học lớp 12 của hai bạn thay cho điểm thi môn tốt nghiệp. Vậy đấy, những người tốt đều được đền đáp xứng đáng, mối quan hệ nhân – quả “Ở hiền gặp lành” thật không có sai.
Ca dao, tục ngữ là một kho tàng những lời khuyên răn bổ ích giúp bạn nhận ra được chân lý và giá trị của cuộc sống. Có nhiều câu nói về luật nhân – quả trong cuộc sống hàng ngày như: gieo nhân nào gặp quả ấy, gieo gió gặp bão, ở hiền gặp hiền, ác giả ác báo; trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu.
Những câu ca dao tục ngữ này nhằm giáo dục mọi người hãy sống sao cho phải đạo, luôn hướng đến cái thiện, làm điều thiện đồng thời cũng cảnh cáo những ai sống ích kỉ, độc ác chỉ biết lợi mình mà làm hại người khác.
Thực tế cuộc sống nhiều người có ý kiến cho rằng, không phải ai ở hiền cũng gặp lành, kẻ nào làm điều ác cũng điều bị trừng trị thích đáng. Hiện nay, ý nghĩa của câu ở hiền gặp lành vẫn đang có rất nhiều ý kiến đưa ra bàn cãi. Để nói về vấn đề này, trong cuộc thảo luận ở lớp, em cũng bày tỏ một số ý kiến của cá nhân.
Theo đúng nghĩa thực của câu tục ngữ “ở hiền gặp lành” nghĩa là những ai đối xử tử tế với người khác, sống nhân hậu, luôn luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác một cách chân thành và nhiệt tình, không mảy may vụ lợi thì trước sau cũng sẽ gặp điều tốt lành. Đừng quá nghĩ vấn đề thiệt hơn rằng, mình giúp đỡ ai đó để được mong trả công một cách sòng phẳng . Bởi người Việt ta vẫn thường có câu rằng: làm ơn há dễ mong người trả ơn.
Thực tế cuộc sống cho thấy, ông cha ta từ xưa đến nay, ông bà cha mẹ sống tử tế, luôn giúp đỡ người khác thì sẽ để phúc về sau, con cháu sẽ được hưởng phúc tốt đẹp. Phúc ở đây không có nghĩa là của cải vật chất mà những điều tốt đẹp cho bản thân mỗi người, gia đình và xã hội.
Nhưng điều đáng bàn cãi ở đây là trong thực tế cuộc sống, không phải lúc nào ở hiền cũng gặp lành, nhiều trường hợp trái ngược nhau. Ở hiền nhưng lại bị lâm vào hoàn cảnh khó khăn, nghèo khó và kém may mắn. Thay vào đó, những kẻ ác độc, sống thủ đoạn thì lại được hạnh phúc đủ đầy, sống xa hoa, tiền bạc nhiều vô kể. Phải chăng câu tục ngữ chỉ là liều thuốc an thần cho những người bị trị trong xã hội cũ để họ có niềm tin ánh sáng vào cuộc sống tương lai, vào con đường phía trước.
Có thể nói, những điều mâu thuẫn, những điều trái với quy luật nhân quả bao giờ cũng xảy ra trong thực tế xã hội cả xưa và nay. những kẻ xấu vẫn tồn tại và chúng liên kết với nhau tạo thành một thế lực lớn mạnh và nhấn chìm những người lương thiện. Pháp luật có đấy nhưng không chưa kịp thời để xử lý và bảo vệ quyền lợi cho những người lương thiện. Để làm được điều này cần có những điều kiện nhất định, ngoài những điều kiện khách quan, trong tâm mỗi con người cần sự quyết tâm diệt trừ cái xấu, các ác, luôn luôn hướng đến cái đẹp, cái thiện và cổ vũ chiến thắng của cái tốt.
Câu tục ngữ trên nằm trong hệ thống tục ngữ giáo dục con người hãy sống hướng thiện (làm lành, lánh ác). Con người có lương thiện thì xã hội mới tốt đẹp. Để đạt được điều đó, chúng ta phải tự tu dưỡng, rèn luyện tư tưởng đạo đức trên cơ sở của lòng nhân ái và trách nhiệm công dân.
Từ xa xưa, ông cha ta luôn dùng những câu ca dao tục ngữ về mối quan hệ nhân quả như: ở hiền gặp lành, gieo gió gặt bão,..để giáo dục con cái có thái độ sống tốt đẹp. Đến ngày nay, những lời dạy thông qua những câu tục ngữ vẫn còn nguyên giá trị.
“Ở hiền gặp lành” là câu tục ngữ dạy con người ta cách sống. “Ở hiền” có nghĩa là chúng ta cần biết quan tâm, đối xử tốt với những người xung quanh, giúp đỡ người khác khi có thể, không được làm những điều sai trái hoặc làm hại ai. “Gặp lành” là kết quả khi chúng ta sống tốt thì sẽ được nhận lại những điều may mắn, tốt đẹp.
Đối với các bạn học sinh, chúng ta luôn phải kính trên nhường dưới, sống hiếu thảo với cha mẹ. Trên trường lớp, chúng ta cần nghe lời thầy cô, sống chan hòa với bạn bè. Đối với những người xung quanh ta luôn luôn giữ thái độ tôn trọng và giúp đỡ mọi người. Trên đường đi học, bạn vô tình gặp một em bé bị vấp ngã khi đang chơi bóng, bạn có sẵn sàng đỡ em dạy không? Khi ra vào cổng trường bạn có thường xuyên chào hỏi bác bảo vệ không? Mặc dù đó là những việc làm rất nhỏ nhưng sẽ rèn luyện cho chúng ta thái độ sống tốt, sống có ích. Nói đến đây, có nhiều bạn sẽ nghĩ rằng chúng ta cũng không cần thiết phải làm thế vì những người đó không có mối quan hệ gì với ta và làm như vậy chúng ta cũng không nhận được cái gì. Nếu bạn nghĩ như thế thì bạn đã nghĩ sai rồi. Khi bạn giúp đỡ người khác bạn mong nhận lại được gì? Dù là một lời cảm ơn cùng với một nụ cười nhân ái, tôi nghĩ bạn sẽ cảm thấy vui hơn rất nhiều. Niềm vui chính là món quà lớn nhất bạn nhận được khi bạn giúp đỡ người khác. Một ngày nào đó, khi bạn gặp khó khăn, ví dụ bạn vô tình bị ngã xe khi đang đi trên đường mà mọi người thờ ơ với bạn, không ai giúp đỡ bạn đứng dạy hoặc bạn quên không mang giấy để làm bài kiểm tra, bạn đã hỏi xin bạn bè nhưng không ai cho cả. Những lúc như vậy bạn sẽ cảm thấy thế nào? Câu hỏi đó tôi dành riêng cho bạn.
Bạn ạ! Cuộc sống này còn nhiều điều chúng ta chưa trải qua lắm, có rất nhiều khó khăn ở phía trước. Chúng ta không thể làm mọi thứ một mình mà chúng ta sẽ cần đến sự hỗ trợ và giúp đỡ của những người xung quanh. Vì vậy, chúng ta hãy luôn sống thật tốt, hãy luôn giúp đỡ người khác khi chúng ta có thể. Bởi một ngày bạn sẽ được nhận lại rất nhiều điều, có thể không phải từ chính họ mà từ những người khác xung quanh bạn.
Bàn về câu tục ngữ “Ở hiền gặp lành” chúng ta sẽ nhận thấy hai mặt của cùng một vấn đề, có phải lúc nào chúng ta cũng “ở hiền” không? Và có phải chúng ta cứ “ở hiền” là sẽ gặp lành và không bao giờ gặp ác không? Đó lại là một vấn đề mà chúng ta phải suy nghĩ thêm. Thực ra, bạn nên nghĩ rộng ra một chút, tức là chúng ta cần có sự khéo léo và tinh tế trong cách sống và cách cư xử. Để ta có thể nhận ra ai là người thực sự tốt với ta, ai là người có thể sẽ làm hại ta, từ đó ta sẽ có cách cư xử phù hợp. Trong cuộc sống cũng có những người không tốt, họ có thể làm hại ta bất cứ lúc nào mà không cần biết lý do là gì. Đối với những người như vậy chúng ta cần đề phòng và tránh tiếp xúc.
Ca dao, tục ngữ Việt Nam là kết tinh của trí tuệ dân gian, đó là những kinh nghiệm, bài học sâu sắc được rút ra từ chính thực tiễn cuộc sống con người. Một trong những câu tục ngữ nổi tiếng nói về niềm tin của nhân dân về sức mạnh của cái thiện, cái tốt trong cuộc sống là “Ở hiền gặp lành”.
“Ở hiền” là sống hiền lành, tốt bụng, biết giúp đỡ, sẻ chia với những người xung quanh, không làm những điều xấu, cái ác. “Gặp lành” là những điều may mắn, tốt đẹp, là niềm vui, hạnh phúc mà chúng ta gặt hái được khi sống hiền lành, lương thiện. Câu tục ngữ “Ở hiền gặp lành” đã bàn về mối quan hệ nhân quả giữa ở hiền và gặp lành. Khi chúng ta sống lương thiện, tốt bụng, biết yêu thương, sẻ chia với người khác thì chúng ta sẽ gặp được những điều may mắn, tốt lành trong cuộc sống.
Câu tục ngữ đã đúc kết ngắn gọn bài học ý nghĩa về lẽ sống cho thế hệ sau. Sống tốt, làm những điều thiện không chỉ giúp cho cuộc sống của chúng ta ý nghĩa hơn mà còn mang đến những điều tốt lành, được đền đáp một cách xứng đáng.
Trong cuộc sống chúng ta sẽ bắt gặp rất nhiều những biểu hiện đẹp của việc “ở hiền”, đó là việc giúp đỡ những người bất hạnh, kém may mắn trong cuộc sống. Đó là hành động chung tay, sẻ chia của nhân dân cả nước với đồng bào miền Trung trong trận lũ lụt lịch sử năm 2020, đó đoàn kết, chung tay giúp sức của cả đất nước, dân tộc khi đại dịch Covid 19 bùng nổ.
Sống và làm theo lẽ phải, không làm trái những chuẩn mực đạo đức xã hội cũng là biểu hiện của những con người sống ngay thẳng, lương thiện. Đó còn là việc lên án, không tán đồng với những hành động trái với đạo lí, lẽ phải. Khi chúng ta ở hiền thì ắt sẽ gặp những điều may mắn, tốt đẹp bởi lẽ khi chúng ta biết sẻ chia, biết cho đi thì chúng ta không chỉ nhận lại tình yêu thương, sự trân trọng của mọi người mà còn nhận được sự giúp đỡ của họ khi ta gặp khó khăn.
Khi chúng ta làm những việc tốt thì tâm hồn của chúng ta cũng sẽ thanh thản, vui vẻ, cuộc sống của chúng ta vì vậy mà cũng ý nghĩa hơn. Khi chúng ta chấp hành những luật lệ, chuẩn mực đạo đức chúng ta không chỉ đảm bảo sự an toàn mà còn giữ gìn phẩm giá cho bản thân. Ví dụ như việc chấp hành luật lệ giao thông không chỉ là việc thực thi quy định của nhà nước mà hơn hết là đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh.
Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể phủ nhận thực tế rằng vẫn có rất nhiều người sống hiền lành, lương thiện nhưng vẫn gặp vô vàn những khó khăn, thử thách. Ngược lại những kẻ chuyên làm điều ác, điều xấu thì lại được hưởng “điều lành”. Nhưng cũng không thể vì thế mà chúng ta buông thả bản thân, nương theo cái ác, cái xấu. Xã hội phức tạp, ngày nay đồng tiền tuy có thể mua chuộc cả công lí, lẽ phải, những người tốt có thể phải chịu thiệt thòi, thế nhưng đó chỉ là việc tạm thời, là cái trước mắt. Cuộc đời tuy tồn tại những bất công nhưng rất công bằng. Khi làm cái xấu thì dù được hưởng những thứ vật chất tốt đẹp thì tâm hồn mãi vẩn đục, lương tâm không bao giờ được thanh thản. Người tốt dù phải chịu những thiệt thòi trước mắt nhưng cuộc sống của họ sẽ thanh thản, nhẹ nhàng hơn.
Câu tục ngữ Ở hiền gặp lành đã mang đến cho chúng ta bài học đạo lí sâu sắc về lẽ sống. Chúng ta hãy sống thật tâm, lương thiện, biết sẻ chia, đồng cảm để cuộc sống trở nên ý nghĩa hơn.
Trong kho tàng ca dao tục ngữ có nhiều câu ca dao, tục ngữ nói về quan hệ nhân – quả như: Gieo gió gặt bão; Gieo nhân nào, gặt quả ấy; Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác... nhằm giáo dục, khuyên nhủ mọi người hãy hướng thiện, sống sao cho tốt đẹp; đồng thời cũng cảnh cáo những kẻ ích kỉ, độc ác, chỉ biết lợi mình, hại người.
Ở hiền gặp lành có nghĩa là nếu ta đối xử tử tế, nhân hậu, sẵn sàng giúp đỡ người khác một cách hết lòng, không vụ lợi... thì trước sau gì ta cũng được đền bù xứng đáng; những điều tốt đẹp sẽ đến với ta. Không nên hiểu đơn giản rằng làm ơn cho ai thì người đó sẽ trả ơn mình một cách sòng phẳng, theo kiểu thực dụng: Hòn bấc ném đi, hòn chì ném lại, hay Bánh ít đi, bánh quy lại. Nét đẹp trong đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam là: Làm ơn há dễ mong người trả ơn.
Thực tế cuộc sống cho thấy nhiều người ở hiền đã gặp lành. Ông bà, cha mẹ sống tử tế, nhân hậu thì con cháu cũng được hưởng phúc. Phúc ở đây không phải là những lợi ích vật chất do người khác đem lại, mình chỉ việc ngồi hưởng thụ mà phúc có thể là một quan niệm sống đúng đắn mang lại những kết quả có ích cho bản thân, gia đình và xã hội.
Có thể hiểu nghĩa của từ lành trong câu tục ngữ này là tử tế, tốt đẹp, may mắn. Nếu ta ăn ở (đối xử) với mọi người có nghĩa có tình (Như bát nước đầy, Bán anh em xa mua láng giềng gần, Hàng xóm tắt lửa tối đèn có nhau... ) thì mọi người cũng sẽ đối xử lại với ta như vậy.
Điều đáng bàn cãi, tranh luận là trong cuộc sống không phải lúc nào ở hiền cũng gặp lành, mà có khi trái ngược. Nhiều người tốt lại lâm vào hoàn cảnh nghèo khó, kém may mắn; còn những kẻ ích kỉ, độc ác thì lại sống đầy đủ, xa hoa. Phải chăng câu tục ngữ trên chỉ là liều thuốc an thần dành cho giai cấp bị trị trong xã hội cũ?!
Thật ra, những điều trái với quy luật nhân – quả thì ở thời nào cũng có. Mâu thuẫn ấy xuất phát từ thực tế là trong xã hội, những kẻ xấu vẫn tồn tại. Chúng liên kết với nhau tạo thành những thế lực hắc ám, tác oai tác quái, làm hại người lương thiện. Pháp luật nhiều khi trừng trị chúng chưa kịp thời hoặc chưa đến nơi đến chốn để bảo vệ quyền lợi của số đông người tốt, người hiền. Để cái thiện chiến thắng cái ác, cần phải có rất nhiều điều kiện và điều kiện đầu tiên là phải quyết tâm tiêu diệt cái xấu, cái ác; khuyến khích, cổ vũ cái đẹp, cái thiện từ trong mỗi con người, trong từng gia đình và toàn xã hội.
Chúng ta không nên hiểu ở hiền có nghĩa là nhẫn nhục chịu đựng, ngoảnh mặt làm ngơ trước cái xấu, cái ác; hay là hiền lành, tử tế, không làm hại ai (nghĩa hẹp) mà phải hiểu sâu hơn, rộng hơn: ở hiền là hướng tới điều tốt; tích cực chống lại cái xấu xa; là quan điểm sống: Mình vì mọi người, mọi người vì mình (Bác Hồ); là đoàn kết giúp đỡ nhau cùng lao động sáng tạo, làm ra của cải vật chất và tinh thần để không ngừng nâng cao đời sống.
Câu tục ngữ trên nằm trong hệ thống tục ngữ giáo dục con người hãy sống hướng thiện. Con người có lương thiện thì xã hội mới tốt đẹp. Để đạt được điều đó chúng ta phải tự tu dưỡng, rèn luyện tư tưởng, đạo đức trên cơ sở của lòng nhân ái và trách nhiệm công dân.
Nhận thức đúng đắn, rạch ròi về cái tốt, cái xấu, về đạo lí ở đời sẽ giúp chúng ta tự hoàn thiện nhân cách. Nhiều người tốt sẽ tạo nên sức mạnh đẩy lùi cái xấu. Chắc chắn rằng trong tương lai không xa, ý nghĩa của câu tục ngữ: Ở hiền gặp lành sẽ thành hiện thực.
Trong cuộc sống, nếu chúng ta biết làm những việc tốt thì sẽ gặp được sự may mắn trong tương lai. Đó là lời khuyên trong câu tục ngữ: “Ở hiền gặp lành”. Trong lớp em, nhiều bạn rất thích câu này.
Câu nói nhắn nhủ rằng nếu chúng ta có một tấm lòng tốt, đối xử tử tế với những người xung quanh thì điều may mắn tốt lành sẽ đến với chúng ta. Nhưng thực tế cuộc sống có diễn ra như lời khẳng định trên hay không? Đại đa số người hiền đã gặp lành. Điều này vừa hiển nhiên, vừa có tính quy luật. Khi chúng ta mang hết tấm lòng nhân hậu, tốt đẹp ra để đối xử với những người xung quanh thì mọi người sẽ quý mến chúng ta.
Khi chúng ta gặp khó khăn, trở ngại trong cuộc sống, mọi người sẽ mở rộng vòng tay dìu dắt, nâng đỡ. Chúng ta sẽ không bao giờ cảm thấy bơ vơ, lạc lõng giữa dòng người, dòng đời. Cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên đáng yêu hơn và có ý nghĩa hơn. Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn có một số trường hợp tuy ở hiền nhưng lại rơi vào hoàn cảnh khốn đốn, vất vả, hẩm hiu, trơ trọi.
Ngược lại, có nhiều kẻ bất lương, đểu giả, độc ác lại có một cuộc sống sang giàu. Tại sao lại có sự bất công như thế? Hiện nay đất nước ta đang trên con đường phát triển, xã hội hãy còn phức tạp. Có những kẻ làm ăn không chân chính, gây thiệt hại cho người hiền lành và cho đất nước. Chẳng hạn như những kẻ buôn lậu, làm hàng giả, buôn bán ma túy và các chất gây nghiện khác. Ngoài ra, còn có bọn cướp giật rất đáng lên án. Địa bàn hoạt động của chúng là đường phố hoặc những nơi đông người. Nhiều người hiền lành là con mồi ngon của bọn chúng. Hành vi của chúng có khi còn gây chết người một cách thảm khốc…
Do đó, chúng ta cần phải phấn đấu xây dựng một xã hội ngày càng công bằng, văn minh. Tuy nhiên, cần phải có thời gian để làm thay đổi bộ mặt một xã hội, tiêu diệt cái xấu, xây dựng cái mới. Các Mác nói rằng “Hạnh phúc là đấu tranh” nên người hiền muốn có hạnh phúc, xã hội muốn tốt đẹp thì phải đấu tranh với cái xấu một cách quyết liệt, kiên trì biến ước mơ thành hiện thực. Hơn nữa, chúng ta chỉ ở hiền thôi thì chưa đủ điều kiện tạo ra cuộc sống sung túc.
Chẳng hạn, chúng ta suốt ngày ở hiền mà lao động chưa đạt năng suất cao, trình độ văn hóa còn hạn chế thì cũng không mang lại hạnh phúc thật sự. Bởi thế hiền chỉ là một phạm trù thuộc về đạo đức, phạm trù này cần kết hợp với tài năng mới có thể phát triển tích cực lâu dài. Dù trên thực tế, chúng ta “ở hiền” mà có lúc phải lãnh hậu quả cay đắng, nhưng chúng ta không vì thế mà từ bỏ cách sống “ở hiền”.
Đây là một nhân sinh quan cao đẹp, hướng tới cái “chân - thiện - mỹ” rất đáng được học tập. Mặt khác, “ở hiền” sẽ giúp cho tâm hồn chúng ta lúc nào cũng thanh thản vì giúp ích được mọi người. Đây còn là một trong những nguyên nhân giúp
chúng ta giữ gìn tuổi trẻ và làm tăng cao tuổi thọ. Vả lại, lòng tốt của chúng ta đôi lúc lại có khả năng thức tỉnh, có thể cảm hóa được con người, giáo dục những kẻ xấu, những người sa chân lỡ bước.
Bạch Hải Đường là một tên cướp khét tiếng dưới chế độ cũ. Chính quyền thời đó không thể nào khuất phục được tên cướp này. Nhưng với tấm lòng độ lượng, khoan dung, thấu hiểu và chia sẻ, một đại úy cảnh sát đã cảm hóa được đối tượng này và Bạch Hải Đường đã ra đầu thú với chính quyền cách mạng. Cũng chính người cảnh sát này và chính quyền mới đã khơi dậy lương tâm của Bạch Hải Đường, giúp đốì tượng hòa nhập với cuộc sống mới, trở thành người có ích cho xã hội.
Không riêng gì Bạch Hải Đường mà nhiều tên cướp hung ác khác dưới chế độ cũ cũng được lòng tốt của mọi người cảm hóa. Tuy nhiên, không phải đối với hoàn cảnh nào, đối với bất kì ai ta cũng “ở hiền đối với những kẻ cướp nước, bán nước, chúng ta phải đoàn kết đánh đuổi chúng ra khỏi bờ cõi, càng sớm càng tốt. Còn những kẻ bất lương, phản bội, cơ hội, chúng ta phải có biện pháp giáo dục và trừng trị một cách thích đáng.
Ở bất kì xã hội nào, cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác luôn diễn ra một cách gay go, quyết liệt, từng phút, từng giờ. Nhưng cuối cùng cái thiện luôn giành thắng lợi. Do đó, chúng ta hãy khuyến khích mọi người “ở hiền gặp lành” để cho tâm hồn trong sạch và cho cuộc sống chúng ta luôn đầy ắp tiếng cười, cho cây đời đời mãi xanh tươi.
Ngay còn khi còn nhỏ, các bà, các mẹ vẫn thường hay kể cho ta nghe những câu chuyện cổ tích về cô Tấm, về những nàng lọ lem,.. tuy cuộc sống vất vả nhưng nhờ tấm lòng lương thiện mà luôn được người tốt giúp đỡ, cưu mang. Câu tục ngữ “Ở hiền gặp lành” như một lời nhắc nhở cho chúng ta về thái độ sống tốt đẹp đó.
“Ở hiền” phải chăng chỉ là hiền lành, không dữ, không làm điều sai trái, không gây hại cho người khác, không mưu lợi cho bản thân,..? Nếu chỉ nghĩ theo ý nghĩa cơ bản của từ “hiền” như vậy thì sẽ gây ra sự hiểu nhầm, cho rằng cứ sống sao tốt cho mình, không ảnh hưởng đến ai là được rồi, dẫn đến tính cách nhu nhược, dĩ hòa vi quý, không biết quan tâm, giúp đỡ người khác,…
Có nhiều người luôn cho rằng mình luôn ở “hiền”. Vậy bạn tự hỏi bản thân xem liệu bạn đã từng giúp đỡ người bị tai nạn giao thông chưa hay cũng chỉ “bu” quanh dòm ngó nhận xét, bàn tán như bao người khác? Bạn có dám khẳng định mình là người “ở hiền” nữa không? Nhưng thực chất không phải vậy, sâu xa hơn, từ “hiền” ở đây mang ý nghĩa lớn lao, bao trùm lên cả ý nghĩa nhân đạo – đạo lí làm người.
Có thể nói, “ở hiền” là sống sao có ích cho gia đình, đất nước, xã hội, biết quan tâm, giúp đỡ người khác lúc khó khăn, hoạn nạn, đồng thời phải biết lên án, đấu tranh chống lại cái ác, những thế lực xấu xa luôn muốn làm hại con người. Vậy “ở hiền” sẽ “gặp lành” như thế nào? Người “ở hiền” sẽ nhận được nhiều điều tốt đẹp, may mắn. Khi bạn không thể làm điều xấu, hai người bạn sẽ không cảm thấy bất an, tội lỗi, lo lắng mà suy sụp. Không chỉ vậy, mọi người xung quanh sẽ yêu quý bạn, giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn, cuộc sống sẽ luôn tràn đầy niềm vui và hạnh phúc.
Từ xưa đến nay đã có rất nhiều tấm gương người tốt việc tốt khắp nơi trên thế giới. Ở nước ta, Hồ Chủ Tịch là tấm gương vĩ đại, mãi tỏa sáng trong lòng bao người con đất Việt. Công lao của Bác to lớn đếm không xuể, và đúng như “ở hiền gặp lành”, Bác đã nhận được rất nhiều. Bác vui sướng hạnh phúc khi nước nhà giành được độc lập. Không chỉ nhiều người mà tất cả mọi người trên đất nước Việt Nam đều kính yêu Bác, coi Bác là vị Cha già kính yêu.
Hay mới đây, khi học sinh của mình bị tai nạn thiếu máu cấp, thầy cô giáo trong trường đã đến viện huyết học để hiến giọt máu của mình cứu lấy cậu học trò nhỏ. Những người có tấm lòng cao cả như thầy cô, không chỉ dành được sự kính trọng trên giảng đường mà còn được yêu mến. Những người tốt đều được đền đáp xứng đáng, mối quan hệ nhân - quả “Ở hiền gặp lành” thật không sai.
Nhưng có phải ai “ở hiền cũng gặp lành” không? Có nhiều người sống và làm việc chuẩn mực không làm điều gì trái lương tâm nhưng sao cuộc sống của họ vẫn khó khăn vẫn gặp nhiều biến cố, trắc trở, bị nhiều tai ương giáng xuống? Cuộc đời những đứa bé mồ côi, không nơi nương tựa, những đứa trẻ tật nguyền hay những em bé bị di chứng chất độc màu da cam,..
Những tâm hồn trong sáng ấy có tội tình gì mà số phận nỡ đối xử với chúng một cách tàn nhẫn đến như vậy. Những đứa bé ấy còn chưa có cơ hội để “ở hiền” vậy mà đã “gặp dữ” rồi. Những đứa trẻ đó thật đáng thương! Chỉ cần một lần nhìn thấy những khuôn mặt ngây thơ đó thôi, chắc hẳn không ai có thể cầm nổi lòng mình, và khi ấy chúng ta mới thấy câu nói của ông cha ta chưa hoàn toàn đúng.
Qua đó, chúng ta có thể thấy rằng không phải ai “ở hiền” mà cũng “gặp lành” cả. Câu nói của cha ông ta chỉ có đúng phần nào đó. Nhưng không phải vì thế mà ta phủ nhận nó. Qua câu nói “ở hiền gặp lành” những người đi trước muốn răn đe, nhắc nhở mọi người phải sống sao cho tốt, làm công dân tốt, có ích cho gia đình và xã hội.
Chúng ta may mắn hơn nhiều người, “gặp lành” hơn nhiều số phận, vì vậy chúng ta nên cưu mang, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, mang lại không chỉ niềm vui cho bản thân mà còn mang đến niềm hạnh phúc cho mọi người. Đối với thế hệ trẻ chúng ta, những chủ nhân tương lai của đất nước cần quan tâm nhiều hơn đến cuộc sống xung quanh mình, hãy làm những việc có ích để “Mỗi người tốt, mỗi việc tốt là một bông hoa đẹp, cả dân tộc ta là một rừng hoa đẹp”.
Câu tục ngữ “ở hiền gặp lành” là một câu nói hay, mang nhiều ý nghĩa, khuyến khích chúng ta sống theo lòng nhân ái. Đó là một phương châm xử thế tích cực, dù có khi tạm thời cái tiêu cực đang lấn át, người lương thiện bị thua thiệt. Chúng ta mong cho tất cả những người ở hiền đều gặp lành, nhưng cũng phải nhìn trước những khả năng diễn biến phức tạp để tránh bi quan, hụt hẫng. Mỗi chúng ta không những cần hướng thiện mà còn phải kiên trì đấu tranh cho cái thiện.
Bằng những kinh nghiệm thực tế hằng ngày thì ông cha ta đã đúc rút được nhiều câu tục ngữ hay có giá trị đối với mọi thời đại. Bàn về luật nhân quả thì có nhiều câu ca dao như là”gieo gió thì gặp bão” hay là “gieo nhân nào gặt quả ấy”. Cùng với đó thì cũng có câu tục ngữ rất là quen thuộc đó là “ở hiền gặp lành” để giáo dục cho chúng ta làm thế nào để sống tốt, sống đẹp hợp với đạo lí, lời dạy của ông cha ta.
Điều đầu tiên mà chúng ta cần hiểu rõ về câu tục ngữ đó có nghĩa là gì? ở hiền là chúng ta phải biết sống thế nào để yêu thương, đối xử tốt với mọi người xung quanh, đó là những biểu hiện cụ thể chứ không phải là những lời có trên sách vở. Với những người ở hiền thì sẽ không bao giờ làm việc có ý xâm hại tới người khác và làm việc gì cũng nghĩ tới lợi ích của người khác.
Gặp lành là khi chúng ta làm những việc tốt đẹp để giúp đỡ người khác thì chúng ta sẽ gặp được nhiều may mắn trong cuộc sống. Chúng ta ăn ở tốt đẹp thì ắt hẳn sẽ được đền bù một cách xứng đáng. Đó chính là những gì mà câu tục ngữ muốn gửi gắm cho chúng ta, ông cha ta muốn gửi gắm tới thế hệ mai sau. Đây là câu tục ngữ rất hợp với lẽ tự nhiên.
Chúng ta hãy cùng nhìn những người xung quanh chúng ta, mỗi người có một tính cách riêng và không có ai giống ai. Người thì khó tính, người vui vẻ hòa đồng . Nếu như người khó tính và ác độc thì hay gặp những chuyện khó. Còn đối với những người vui vẻ tốt bụng thì thường hay gặp những chuyện may mắn tới với mình.
Vậy thế nào là ở hiền? đó là luôn giúp đỡ người khác mà không có mong muốn được trục lợi hay mục đích riêng nào cả. Cũng đừng ai nghĩ rằng mình không làm gì và cũng không giúp đỡ ai thì đó là người hiền nhé! Như vậy thì bạn thực sự đúng là một người vô tình, vô cảm. Sống hiền tức là luôn đi giúp đỡ những người khác. Chỉ một hành động nhỏ như là đưa một em bé hay là một cụ già ra đường, cũng có thể xem là làm được việc tốt rồi.
Hay trong những ngày đông giá rét thì quyên góp những chiếc áo ấm không mặc tới cho các em ở vùng cao. Với những việc làm đơn giản như vậy nhưng cũng đủ để làm cho tâm hồn của bạn được thảnh thơi hơn nhiều. Không những vậy khi bạn làm việc để giúp đỡ người khác thì bạn luôn cảm thấy vui vẻ ở trong lòng, mọi người xung quanh sẽ hết mực yêu quý bạn, luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn trong những lúc khó khăn, cuộc sống của bạn sẽ tràn đầy hạnh phúc và đó chính là những thứ mà bạn sẽ đạt được khi ở hiền lành.
Câu tục ngữ này còn được gửi gắm qua những câu chuyện như là Tấm Cám. Mẹ con Cám độc ác cho nên phải nhận lấy hậu quả, còn Tấm hiền lành nhân hậu vượt qua mọi khó khăn gian khổ cuối cùng cũng đã tìm được hạnh phúc cho bản thân. Đó còn là câu chuyện của thạch sanh, người luôn sống hiền lành thật thà luôn giúp đỡ mọi người và đến cuối cùng thì cũng cưới được cô công chúa xinh đẹp. Đó chính là những câu chuyện nói về luật nhân quả ở hiền thì gặp lành.
Bên cạnh những người ở hiền lành đó thì hiện nay vẫn còn có rất nhiều xấu tính, sống ác, luôn nghĩ đến lợi ích của bản thân mà không nghĩ cho người khác. Có nhiều người chỉ vì lợi ích của bản thân mà làm hại đến những người xung quanh mình, thậm chí là cả những người thân yêu.
Câu tục ngữ “ở hiền gặp lành“ khuyến khích con người chúng ta sống theo lòng nhân ái và bao dung. Đó là một phương châm tích cực, chúng ta mong cho tất cả những người ở hiền rồi cuối cùng cũng gặp được sự may mắn. Mỗi người chúng ta không những cần phải hướng thiện mà còn cần phải kiên trì đấu tranh cho cái thiện.
Trong cuộc sống, đã và đang có những người luôn tình nguyện giúp đỡ người khác mà không quản ngại khó khăn, để rồi sau đó, bằng cách này hay cách khác, cuộc đời lại trả ơn họ một cách hậu hĩnh… Người ta gọi những con người trong câu
chuyện đó là “ở hiền gặp lành”.
Có một bà mẹ trẻ đơn thân luôn phải sống trong cảnh thiếu thốn vì không đủ tiền mua sữa cho con, có những ngày chị thậm chí còn phải nhịn ăn từ sáng đến tối để tiết kiệm chút tiền lẻ. Thế nhưng, người phụ nữ đáng thương đó vẫn không quên giúp đỡ bà hàng xóm già yếu, ốm đau phải sống một mình vì đứa con trai đi làm ăn xa xứ. Chị thường xuyên lui tới để nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa cho bà.
Năm tháng trôi đi, một ngày kia đứa con trai bà trở về và mang theo một món tiền lớn. Cậu giờ đây đã trở thành một ông chủ trên thành phố, biết ơn người hàng xóm tốt bụng vì đã chăm sóc mẹ già, cậu liền giới thiệu cho chị một công việc tốt. Nhờ công việc đó mà cuộc sống của hai mẹ con ngày càng dư dả.
Câu chuyện trên đã phần nào minh chứng cho câu tục ngữ “ở hiền gặp lành” là có thật. Người “ở hiền” ở đây không có nghĩa là một người nhẫn nhịn hay luôn e thẹn tỏ vẻ hiền lành, “ở hiền” có nghĩa là luôn hướng thiện, làm nhiều việc tốt, biết giúp đỡ người khác mà không mong báo đáp và sẽ không làm hại ai cả. “Gặp lành” chính là kết quả cho việc “ở hiền”, một người “gặp lành” thường hay nhận được nhiều may mắn – đó chính là sự báo đáp công bằng từ cuộc sống.
Thực tế cho thấy, đã có rất nhiều người làm việc tốt đã khiến không chỉ mình mà ngay cả con cháu được hưởng phúc lây. Vậy nên, có thể nói câu tục ngữ “ở hiền gặp lành” khuyên con người ta nên sống tử tế, tốt đẹp bởi mình đối xử với mọi người thế nào thì họ sẽ đối xử với mình y như vậy. Để làm được điều này thì trước hết mỗi người cần tự mình trau dồi đạo đức cá nhân, tìm hiểu những giá trị nhân văn đích thực trong cuộc sống, tránh xa những điều xấu đang tồn tại trong xã hội và không ngừng cố gắng để hoàn thiện mình theo hướng tích cực hơn.
Tuy nhiên, vẫn có nhiều ý kiến xoay quanh câu tục ngữ này, nhiều người cho rằng nó không hoàn toàn thực tế bởi có rất nhiều người sống hiền lành, tốt bụng nhưng lại luôn gặp trắc trở trong mỗi bước đi của cuộc đời. Thật ra, lời khuyên vẫn chỉ là lời khuyên, nếu ta không đưa ra hành động bằng cách cùng nhau góp sức để loại trừ những thói hư, tật xấu trong xã hội thì có những người dù có ở hiền đến đâu cũng dễ bị xã hội đẩy đến tận cùng của cái khổ.
Pháp luật đôi khi cũng không thể trừng trị kịp thời những kẻ xấu, vậy nên chúng cứ tung hoành và cố tình cướp đi cái gọi là “gặp lành” của biết bao người khác. Sự chung tay của mọi người sẽ giúp cho xã hội trở nên công bằng hơn. Và khi đó, câu tục ngữ “ở hiền gặp lành” sẽ được thực thi theo đúng nghĩa.
Cuộc sống hạnh phúc hơn, vận may luôn “rủ nhau” tìm đến, những đứa con, cháu sẽ được hưởng phúc lành… đó là ba trong số rất nhiều những điều “lành” mà người ở hiền sẽ gặp được. Chỉ cần phân biệt được rạch ròi giữa tốt và xấu, đúng và sai, nên hay không nên làm thì dù ở tầng lớp nào trong xã hội hiện đại này con người cũng đều có thể biết cách để cái “lành” luôn ở bên.
Ông cha ta ngày trước có những bài học rất bổ ích cho con cháu đời sau. Và những lời khuyên nhủ, những bài học hay đó lại được thể hiện thông qua kho tàng văn học dân gian đặc biệt qua tục ngữ. Nói về mối quan hệ nhân quả sống ở đời như thế nào thì có những câu tục ngữ ngắn gọn nhưng lại mang được những nét nghĩa thật đặc sắc và sâu sắc. Câu "Ở hiền gặp lành” là một câu tục ngữ hay và đáng suy ngẫm cho chúng ta và nó vẫn vẹn nguyên giá trị cho đến ngày hôm nay.
Quả thực câu tục ngữ “Ở hiền gặp lành” đã khuyên dạy con người ta cách sống. “Ở hiền” điều này có nghĩa là chúng ta cần biết quan tâm, cũng như sẽ đối xử tốt với những người xung quanh. Hơn nữa con người có thể sẵn lòng giúp đỡ người khác khi có thể, không được làm những điều sai trái hoặc làm hại ai. Còn với “Gặp lành” thì lại được xem như là kết quả khi chúng ta sống tốt thì sẽ được nhận lại những điều may mắn, tốt đẹp.
Trong xã hội ngày nay thì với các bạn học sinh, chúng ta luôn phải kính trên nhường dưới, sống hiếu thảo với cha mẹ. Ngay ở trên trường lớp thôi thì mỗi chúng ta cần nghe lời thầy cô đó chính là phải sống chan hòa và giúp đỡ với bạn bè. Còn khi ra ngoài xã hội, đối với những người xung quanh ta luôn luôn có thái độ tôn trọng và giúp đỡ mọi người. Nếu như trên đường đi học, bạn vô tình gặp một em bé bị vấp ngã khi đang chơi bóng, bạn có sẵn sàng đỡ em dạy không? Hay là những việc như khi đi vào cổng trường bạn có thường xuyên chào hỏi bác bảo vệ một tiếng không?
Đó chỉ là những việc làm rất nhỏ nhưng sẽ rèn luyện cho chúng ta thái độ sống tốt, sống có ích cho xã hội. Và khi nói đến đây, chắc chắn rằng có rất nhiều bạn sẽ nghĩ rằng chúng ta cũng không cần thiết phải làm thế. Bởi khi làm như vậy chúng ta có được gì đâu, thậm chí khi không làm cũng không có một ai nói được bạn. Nếu mà bạn nghĩ như thế thì bạn đã nghĩ sai thật rồi đó. Các bạn thử nghĩ xem khi bạn giúp đỡ người khác bạn mong nhận lại được gì chứ?
Cho dù nó cũng chỉ là một lời cảm ơn cùng với một nụ cười nhân ái, nhưng lời cám ơn đó chắc chắn sẽ làm cho bạn cảm thấy ấm lòng. Bạn như thấy mình chính là một người có ích cho xã hội vậy. Lời cảm ơn như khuyến khích bạn, cho bạn thêm nhiều động lực để có thể gắn kết, giúp đỡ mọi người lại với nhau. Và đó chẳng phải là một món quà vô giá đối với chính bản thân bạn đó sao?
Hãy giúp đỡ mọi người chắc chắn rằng một ngày nào đó bạn sẽ được “gặp lành”. Mọi sự cho đi và nhận về nó sẽ có nhưng không phải xảy ra đồng thời giống như trao đổi những món hàng. Tình cảm, sự yêu thương và lòng nhân ái sẽ giúp cho bạn nhận được chính sự cảm mến của mọi người. Khi bạn cần giúp đỡ, thì bạn sẽ nhận được sự giúp đỡ của người khác. Điều đó sẽ làm cho bạn thêm lạc quan và tin yêu vào cuộc đời. Nó như sẽ giúp bạn hiểu ra rằng:
“Còn gì đẹp ở trên đời hơn thế
Người và người sống để yêu nhau”.
Khi nói về câu tục ngữ “Ở hiền gặp lành” chúng ta cũng như sẽ nhận thấy hai mặt của cùng một vấn đề, có phải lúc nào chúng ta cũng “ở hiền” không? Và câu hỏi liệu có phải chúng ta cứ “ở hiền” là sẽ gặp lành và không bao giờ gặp ác không? Những câu hỏi đó dường như cũng lại là một vấn đề mà chúng ta phải suy nghĩ thêm. Thực ra, mỗi người chúng ta cũng hãy nên nghĩ rộng ra một chút, tức là chúng ta cần có sự khéo léo và tinh tế trong cách sống và cách cư xử.
Và tất cả điều này để ta có thể nhận ra ai là người thực sự tốt với ta, ai là người có thể sẽ làm hại ta, từ đó ta sẽ có cách cư xử phù hợp. Quả thực rằng chính trong cuộc sống cũng có những người không tốt, họ dường như cũng có thể làm hại ta bất cứ lúc nào mà không cần biết lý do là gì. Hơn nữa là đối với những người như vậy chúng ta cần đề phòng và tránh tiếp xúc.
Câu tục ngữ ngắn gọn nhưng chất chứa biết bao bài học “ở hiền gặp lành” dạy ta cách sống. Dù cuộc sống có khó khăn như thế nào đi chăng nữa thì ta vẫn luôn phải sống tốt với tất cả mọi người, đặc biệt là cũng không được làm hại người khác để đạt được những thứ mình muốn. Tuy vậy, tất cả chúng ta cần tỉnh táo để phân biệt được người tốt, người xấu thì chúng ta mới điều chỉnh được thái độ, hành vi và làm hài hòa các mối quan hệ xung quanh ta được.
Từ ngàn đời nay, người dân Việt Nam ta luôn được dạy dỗ rằng cần phải sống sao cho lương thiện, làm việc tốt với người khác thì ắt sẽ được báo đáp. Có nghĩa rằng nếu bạn “ở hiền gặp lành”, làm điều tốt sẽ không lo gặp phải những điều không may, không tốt. Câu nói đó dù trong bất kỳ trường hợp nào hay hoàn cảnh nào cũng đều có giá trị răn dạy và ý nghĩa rất lớn.
Câu tục ngữ “ ở hiền gặp lành” rất thường xuyên được nhắc đến mỗi khi chúng ta khuyên bảo nhau về cách sống. Nếu chúng ta “ở hiền”, ta lương thiện, gặp điều bất bình chẳng tha, luôn bao dung nhân hậu với mọi người, không hãm hại ai… thì chắc chắn chúng ta sẽ “ gặp lành”, gặp được những điều tốt đẹp, tránh được những điều không mong muốn trong cuộc sống.
“Ở hiền gặp lành” trong cuộc sống hàng ngày được biểu hiện rất rõ. Đó là khi chúng ta thấy ở đâu đó những hoàn cảnh đáng thương cần sự giúp đỡ, ta sẵn sàng chia sẻ những gì ta có với họ trong khả năng của mình mà không nề hà, bận tâm thiệt hơn, khi đó ta đang làm được một việc tốt. Hay ở hiền đơn giản là con người ta cư xử hiền hòa, thật tâm đối xử tốt với người thân, với mọi người xung quanh, chắc chắn ta sẽ dành được sự yêu mến.
Ở hiền còn được thể hiện trong những hoàn cảnh rất bình thường, khi bạn hiếu thảo với cha mẹ, bạn cũng đang là một người có nhân cách tốt và được nể trọng. Có nhiều người chắc chắn sẽ hỏi rằng, họ thường xuyên làm những điều tốt, nhưng có thấy ai đến báo đáp, giúp đỡ họ đâu? Nghĩ như vậy là họ đã sai hoàn toàn rồi.
Gặp lành không có nghĩa là bất cứ khi nào khó khăn sẽ đều được giúp đỡ. Mà mỗi khi ta làm được điều tốt, giúp ích cho mọi người nghĩa là ta đã mang đến niềm vui cho người khác. Chắc chắn đến một ngày nào đó, ta sẽ nhận lại được những điều còn hơn thế, không phải từ người ta đã giúp đỡ, mà từ rất nhiều người xung quanh yêu quý, nể phục ta. Bởi cuộc sống không ai nói trước được điều gì. Hôm nay có thể bạn đang êm ấm, có cuộc sống người khác ao ước. Nhưng không một ai biết rằng ngày mai thế nào? Tương lai ra sao?
Rất nhiều điều đang đợi chờ chúng ta ở phía trước. Khi đó, ta sẽ cần đến sự giúp đỡ của những người thân, những người xung quanh hoặc chính những người đã giúp đỡ chúng ta. Bạn cũng nên nhận biết được thế nào là đúng là sai, việc gì nên làm và không nên làm. Có những người cần chúng ta giúp đỡ. Nhưng có những người ta giúp đỡ lại là đang làm hại họ, mang đến một kết quả không mong muốn.
Tuy vậy, xã hội muôn hình muôn vẻ. Vẫn có những con người lạnh lùng vô cảm, không cần biết đến mọi thứ xung quanh. Họ cho rằng bất cứ việc gì thì chỉ cần bản thân họ là có thể tự làm được. Để đến khi có chuyện xấu xảy ra thì họ chỉ còn có một mình, đơn độc, không một ai quan tâm, chia sẻ và giúp đỡ. Khi đó, họ sẽ rơi vào hố sâu của sự tuyệt vọng mà không cẩn thận sẽ trở thành một bước thụt lùi, nhấn chìm họ không thể chống đỡ.
Có thể nói, “ ở hiền gặp lành” là một câu tục ngữ rất hay, răn dạy chúng ta về cách sống, cách làm người. Chúng ta làm người tốt, lương thiện, thường xuyên giúp đỡ mọi người thì chắc chắn ta sẽ có được những điều tốt đẹp trong cuộc sống, chỉ là sớm hay muộn mà thôi.
Ca dao tục ngữ là những bài học được đúc kết từ rất nhiều năm và đã trở thành một phương châm sống cho tất cả mọi người, trong dân gian có rất nhiều những câu tục ngữ hay trong đó nó thể hiện được nhiều ý nghĩa và giá trị của cuộc sống, tiêu biểu lên đó là câu “Ở hiền gặp lành" của nhân dân ta.
Câu trên có ý muốn nói nếu con người ở hiền thì ắt sẽ gặp lành, và đó là câu tục ngữ mà đã rất nhiều người sử dụng như một phương châm sống cho mình. Như các bạn trong lớp em cũng vậy họ cho rằng câu đó là hoàn toàn đúng đắn và họ coi đó là một phương châm sống cho mọi người. Đã có rất nhiều người nghĩ rằng câu đó thể hiện đúng tư tưởng mà ông cha ta đã để lại từ xưa đến nay, hình ảnh đó đã khắc họa sâu sắc trong tâm trí của những người lao động Việt Nam.
Ở hiền gặp lành là truyền thống đạo lý đã có từ xưa đến nay, nó trở thành một kinh nghiệm sống, hay lời răn dạy mọi người nên sống đúng đắn để trở thành những con người có ích cho xã hội, chính vì thế, theo bản thân tôi nghĩ thì câu này là hoàn toàn đúng đắn bởi lẽ nó đã được đúc kết và vận dụng từ rất nhiều năm trải qua biết bao nhiêu thời kì năm tháng nó vẫn đúng trong tâm trí của những người dân Việt Nam.
Ở hiền gặp lành là truyền thống quý báu của dân tộc, đó là truyền thống mà chúng ta cần phải vận dụng và làm theo, hình ảnh đó đã khắc họa sâu sắc hình tượng của những người dân chất phác hiền lành. Và tôi nghĩ rằng một số bạn lớp tôi coi đó là một phương châm sống cũng hoàn toàn là đúng đắn, bởi nó sẽ giúp cho họ vững chắc hơn trong cuộc sống. Dám sống thẳng là chính mình, không lo sợ bất cứ điều gì hết.
Sống lương thiện, “cây ngay không sợ chết đứng”là đạo lý đúng đắn mà dân tộc của chúng ta sử dụng từ xưa đến nay.Sống phải biết trước biết sau, phải biết coi trọng tôn ti trật tự trong xã hội, biết sống đúng đắn, làm những điều thiện, chúng ta mới cảm thấy lương tâm thực sự thanh thản, những hành động của chúng ta quyết định rất nhiều thứ, nó quyết tâm vẻ đẹp tâm hồn, và những hành động tốt đẹp sẽ góp phần làm cho xã hội của chúng ta thêm giàu đẹp và vững mạnh hơn. Những tình cảm đó thật chân thành và đáng được trân trọng.
Tuy nhiên lại có một vài người nghĩ rằng câu này chưa hẳn đã đúng bởi lẽ họ cho rằng: “ nhiều người ở hiền nhưng không gặp lành” Câu này có lẽ đáng để chúng ta bàn luận nhiều hơn, bởi quan niệm trước là bài học mà ông cha ta đã đúc kết từ rất nhiều năm, trải qua bao nhiêu năm tháng nó vẫn được gìn giữ và phát huy. Nhưng cũng có rất nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề đó, và có lẽ nó cũng đúng với những hoàn cảnh đặc biệt.
Như trong cuộc sống chúng ta thấy có rất nhiều người ở hiền, nhưng họ lại gặp vào những điều không may trong cuộc sống, có lẽ đây những điều mà tại sao lại luôn có những ý kiến trái chiều về câu tục ngữ trên. Họ cho rằng ở hiền chưa hẳn đã gặp lành. Nhưng khi xét về góc độ đạo đức, những người ở hiền sẽ luôn được coi trọng và được xã hội tôn trọng. Mặc dù không biết rằng cuộc sống của họ có trải qua những điều khó khăn hay những vất vả gì đi chăng nữa, nhưng lương tâm của họ thực sự thành thản, đó là điều thực sự đáng quý.
Hình ảnh đó đã thể hiện được những quan điểm khác nhau, và trong cuộc sống chúng ta cũng thấy rất nhiều người luôn biết quan tâm và chăm sóc đến người khác, họ luôn yêu thương, chân trọng những khoảnh khắc mà cuộc sống này dành tặng cho bản thân họ. Cuộc đời cũng có lúc trải qua những biến cố thăng trầm, chính vì thế, chỉ cần đứng thẳng đầu, sống đúng đắn, thì mọi khó khăn vất vả họ vẫn vượt qua được hết mọi thứ.
Câu tục ngữ ở hiền gặp lành đã được rất nhiều người coi trọng, nó cũng có những mặt rất tích cực khuyên ngăn con người nên sống đúng đắn, họ là những người luôn biết coi trọng cuộc sống, luôn đề cao đạo đức, sống để trở thành những con người có ích cho xã hội, quả đúng không bao giờ sai, hình ảnh đó luôn khắc họa trong tâm trí của những con người chúng ta cần phải ý thức được trách nhiệm cũng như cuộc sống của chính bản thân mình.
Tuy nhiên một vài người cho rằng nó sai và sống theo cách nghĩ của bản thân, tuy nhiên đôi khi nó là những điều sai trái và họ thực sự phải chịu những phê phán của xã hội. Câu tục ngữ ở hiền gặp lành đã xuất hiện từ xưa đến nay nó như một phương châm sống để chúng ta học tập và noi theo.
Mối quan hệ nhân - quả “Ở hiền gặp lành” luôn là cái tâm, cái cốt lõi của đa số tác phẩm văn học và được nhiều người lấy đó là phương châm sống. Nhưng trong thực tế, “Ở hiền gặp lành” có phải lúc nào cũng đúng, cũng hoàn hảo như trong các câu chuyện cổ tích, như trí tưởng tượng của con người?
Vậy, thế nào là “Ở hiền gặp lành”? “Ở hiền” phải chăng chỉ là hiền lành, không dữ, không làm điều sai trái, gây hại cho người khác, mưu lợi cho bản thân,…? Nếu chỉ nghĩ theo ý nghĩa cơ bản của từ “hiền” như vậy thì sẽ gây ra sự hiểu nhầm, cho rằng cứ sống sao tốt cho mình không ảnh hưởng đến ai là được rồi, dẫn đến tính cách nhu nhược, dĩ hòa vi quý, không biết quan tâm, giúp đỡ người khác,…
Có nhiều người luôn cho rằng mình luôn “ở hiền” mà không “gặp lành”. Vậy bạn tự hỏi mình xem liệu bạn đã từng giúp đỡ người bị tai nạn giao thông chưa hay cũng chỉ “bu” quanh dòm ngó nhận xét, bàn tán như bao người khác; bạn đã từng lên tiếng nhắc nhở một người xả rác không đúng nơi quy định,…? Nếu cho bạn nghĩ lại, bạn có dám khẳng định mình là người “ở hiền” nữa không?
Nhưng thực chất không phải vậy, sâu xa hơn, từ “hiền” ở đây mang ý nghĩa lớn lao, bao trùm lên cả ý nghĩa nhân đạo – đạo lí làm người. Có thể nói, “ở hiền” là sống sao có ích cho đất nước, xã hội, biết quan tâm giúp đỡ người khác lúc khó khăn, hoạn nạn, đồng thời phải biết lên án, đấu tranh chống lại cái ác, những thế lực xấu xa luôn muốn làm hại con người,… Vậy “ở hiền” sẽ “gặp lành” như thế nào?
Người “ở hiền” sẽ nhận được nhiều điều tốt đẹp, may mắn. Khi bạn không làm điều xấu, hại người bạn sẽ không cảm thấy bất an, tội lỗi, lo lắng mà suy sụp. Không những thế khi làm việc thiện, giúp đỡ người khác bạn sẽ cảm thấy rất vui vẻ, thoải mái, tự hào,… Không chỉ vậy, mọi người xung quanh sẽ yêu quý bạn, giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn, cuộc sống sẽ luôn tràn đầy niềm vui và hạnh phúc.
Từ xưa đến nay đã có rất nhiều tấm gương người tốt việc tốt khắp nơi trên thế giới. Ở nước ta, Hồ chủ tịch là tấm gương vĩ đại, mãi tỏa sáng trong lòng bao người con đất Việt. Công lao của Bác to lớn đếm không xuể, và đúng như “ở hiền gặp lành”, Bác đã nhận được rất nhiều. Bác vui sướng, hạnh phúc vì giành lại độc lập cho dân tộc. Không chỉ nhiều người mà là tất cả mọi người trên đất nước Việt Nam đều quý mến Bác, coi Bác là vị Cha già kính yêu.
Không nói đâu xa, mới mấy tháng gần đây, thông tin hai thí sinh bỏ thi để cứu người đã làm cho bao con mắt phải trầm trồ thán phục. Đó là hai học sinh Lữ Đức Quân và Tăng Ngọc Dũng. Trên đường tới trường thi tốt nghiệp môn Sinh, hai bạn bất ngờ thấy một phụ nữ đi xe đạp bị ngã lăn ra đường bất tỉnh. Không chần chừ, hai bạn cố gắng hết sức bế nạn nhân lên chiếc xe đạp và chạy thẳng đến bệnh viện.
Sau khi làm thủ tục nhập viện, hai bạn gắng sức đạp tới trường nhưng bị muộn năm phút nên không được dự thi. Người tốt ắt gặp điều tốt, ngay sau kì thi tốt nghiệp, hai bạn đã được tuyên dương và khen thưởng về hành động nhân ái của mình. Hai bạn được đặc cách lấy điểm tổng kết môn Sinh học lớp 12 của hai bạn thay cho điểm thi môn tốt nghiệp. Vậy đấy, những người tốt đều được đền đáp xứng đáng, mối quan hệ nhân - quả “Ở hiền gặp lành” thật không có sai.
Nhưng có phải ai “ở hiền” cũng “gặp lành” không? Có rất nhiều người sống và làm việc chuẩn mực, không làm điều gì trái lương tâm nhưng sao cuộc sống của họ vẫn khó khăn, vẫn gặp nhiều biến cố trắc trở, bị nhiều tai ương giáng xuống đầu? Như cuộc đời cụ bà Nguyễn Thị Đỗ (84 tuổi) ở thôn Nguyệt Biều, Huế là một ví dụ, đến cái tuổi gần đất xa trời rồi mà cũng không được chút thảnh thơi.
Ngày này qua ngày khác, bà leo đồi dài chừng một cây số hái lá thuốc về bán nuôi đứa con gái bị tâm thần. Nỗi cơ cực, vất vả của cuộc đời cứ đè nặng lên đôi vai người mẹ già này. Không chỉ vậy, số phận cũng không mỉm cười với nhiều đứa trẻ, những sinh linh nhỏ bé, ngây thơ. Nào là những cô bé, cậu bé mồ côi, không nơi nương tựa, những đứa trẻ tật nguyền hay những em bé bị di chứng chất độc màu da cam,…
Những tâm hồn trong sáng ấy có tội tình gì mà số phận nỡ đối xử với chúng một cách tàn nhẫn đến như vậy. Những đứa bé ấy còn chưa có cơ hội để “ở hiền” vậy mà đã “gặp dữ” rồi. Những đứa trẻ đó thật đáng thương! Chỉ cần một lần nhìn thấy những khuôn mặt ngây thơ đó thôi, tôi đảm bảo các bạn cũng như tôi sẽ không cầm nổi lòng mình và lúc đó, các bạn sẽ khẳng định lại câu nói của cha ông ta “Ở hiền gặp lành” là sai, hoàn toàn sai!!!
Qua đó, chúng ta có thể thấy rằng không phải ai “ở hiền” mà cũng “gặp lành” cả. Câu nói của cha ông ta chỉ có phần nào đó là đúng thôi. Nhưng không phải vì thế mà ta phủ nhận nó. Qua câu nói “Ở hiền gặp lành” những người đi trước muốn răn đe, nhắc nhở mọi người phải sống sao cho tốt, làm công dân tốt, có ích cho gia đình và xã hội.
Chúng ta may mắn hơn nhiều người, “gặp lành” hơn nhiều số phận, vì vậy chúng ta nên cưu mang, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, mang lại không chỉ niềm vui cho bản thân mà còn mang đến niềm hạnh phúc cho mọi người. Đối với thế hệ trẻ chúng ta, những chủ nhân tương lai của đất nước hãy quan tâm nhiều hơn đến cuộc sống xung quanh mình, hãy làm những việc có ích để “Mỗi người tốt, mỗi việc tốt là một bông hoa đẹp, cả dân tộc ta là một rừng hoa đẹp”.
Có thể nói, câu nói “Ở hiền gặp lành” là một câu nói hay, mang nhiều ý nghĩa. Có thể câu nói có lúc không đúng nhưng chúng ta vẫn phải “ở hiền”, làm người tốt, việc tốt, để xây dựng một đất nước giàu mạnh, ấm no, hạnh phúc.
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.