Toptailieu.vn xin giới thiệu 50 bài văn Ngạn ngữ Hy Lạp có câu “Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả rất ngọt ngào” hay nhất, chọn lọc giúp học sinh lớp 7 viết các bài tập làm văn hay hơn. Tài liệu gồm có các nội dung chính sau:
Mời các bạn đón xem:
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Câu ngạn ngữ: “Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả rất ngọt ngào”.
2. Thân bài
a. Giải thích
Con đường học vấn chưa bao giờ là dễ dàng, chưa bao giờ trải đầy hoa hồng. Chúng ta phải thực sự cố gắng, nỗ lực hết mình thì mới có thể tích lũy được nhiều kiến thức và trở thành một con người tài giỏi, có ích cho xã hội. Để đạt được điều đó đòi hỏi chúng ta phải cố gắng, nỗ lực hết mình, không ngừng vươn lên từng ngày.
b. Phân tích
Để có được cuộc sống tốt đẹp hơn, tiến bộ hơn, con người cần phải học tập, trau dồi kiến thức để hoàn thiện bản thân mình.
Không có học hành, con người sẽ chỉ dừng lại ở một mức độ nhất định và xã hội không thể phát triển mạnh mẽ như hiện nay.
Nếu tất cả con người đều cố gắng mài giũa bản thân, trau dồi kiến thức, vươn lên, hướng về phía trước thì xã hội sẽ phát triển và tốt đẹp hơn.
c. Chứng minh
Học sinh tự lựa chọn dẫn chứng minh họa cho bài làm văn của mình.
(Lưu ý: dẫn chứng phải gần gũi, xác thực và tiêu biểu được nhiều người biết đến).
d. Phản biện
Trong xã hội có những người tuy có điều kiện tốt để học tập và phát triển bản thân nhưng lại không biết trân trọng và cố gắng mà chỉ biết lao theo những thú vui của bản thân mình. Những người này đáng bị chỉ trích và phê phán thẳng thắn.
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề nghị luận (Câu ngạn ngữ: “Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả rất ngọt ngào”) và rút ra bài học và bản thân.
Video Ngạn ngữ Hy Lạp có câu “Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả rất ngọt ngào”
Xã hội loài người phát triển được như ngày hôm nay là nhờ quá trình không ngừng tìm hiểu, tích lũy và nâng cao tri thức của tất cả các dân tộc trên thế giới. Tri thức rất cần thiết đối với con người và để có được tri thức chỉ có một con đường học tập. Tuy nhiên quá trình học tập, học hỏi không đơn giản mà có rất nhiều chông gai. Vì vậy ngạn ngữ Hi Lạp có câu: “Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả rất ngọt ngào’’.
"Chùm rễ đắng cay” là những khó khăn mà ta gặp trong quá trình học tập và “hoa quả ngọt ngào” là thành quả tốt đẹp của một quá trình học tập đầy vất vả. Câu ngạn ngữ này cho ta thấy con đường học tập của chúng ta không thẳng tắp mà có rất nhiều trở ngại nhưng nếu ta có ý chí và quyết tâm vươn lên, nhất định ta sẽ gặt hái được những hoa quả rất ngọt ngào. Giáo sư toán học Ngô Bảo Châu đã trải qua quá trình học tập, nghiên cứu đầy gian nan, vất vả,… để có được danh hiệu cao quý nhất trong lĩnh vực toán học.
Người xưa có câu “Nhân bất học bất tri lý” có nghĩa là nếu ta không chịu học hành thì không thể làm bất cứ điều gì. Thật vậy, khi mới sinh ra ta chưa biết gì, ta phải học để biết được những quy luật của tự nhiên, của xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân. Làm việc gì ta cũng phải học, các cô chú công nhân, thợ mộc, thợ cắt tóc,… cũng phải học mới và biết cách làm việc. Các bác sĩ, kĩ sư, lập trình viên,… càng phải trải qua một quá trình học tập, rèn luyện lâu dài mới có thể đem kiến thức góp ích cho đời. Việc học không thể thực hiên được trong một, hai ngày vì lượng kiến thức bao la, mênh mông như biển cả. Con đường học vấn khó khăn, nhiều chông gai, là “chùm rễ đắng cay” bởi suốt lịch sử phát triển mấy ngàn năm nhân loại đã tích lũy được một kho tàng tri thức khổng lồ mà sức lực và trí tuệ của con người thì có hạn, liệu con người có đủ kiên nhẫn để chiếm lĩnh nó. Ta phải biết nhẫn nại, cần cù và có phương pháp học tập đúng đắn thì ta việc học của ta mới có hiệu quả và thành công được. Trong những lần thất bại, vấp ngã nếu ta dũng cảm đứng dậy đi tiếp và lấy đó làm những kinh nghiệm, bài học cho bản thân thì chắc chắn một ngày nào đó ta cũng sẽ thành công. Những nhà bác học lỗi lạc, những danh nhân nổi tiếng đều là những người giàu nghị lực vượt qua bao khó khăn, thiếu thốn để học tập và gặt hái vinh quang. Tuy nhiên họ chưa dặm chân tại đó mà vẫn tiếp tục học, nghiên cứu để mở rộng tầm hiểu biết của bản thân. Việc học tập vô cùng cần thiết và nó càng quan trọng hơn đối với tuổi trẻ, thanh thiếu niên bởi họ là những chủ nhân tương lai của đất nước.
Trên con đường học vấn cũng còn không ít hòn đá to ngăn đường cản lối khác như những bạn vì gia đình khó khăn luôn khao khát được cắp sách đến trường, hay các bạn học sinh vùng sâu, vùng muốn có học vấn phải chèo đèo, lội suối, đi bộ hàng chục cây số,… khi ta đã có học vấn tức đó chính là “hoa quả ngọt ngào”. Lượng kiến thức mà ta thu được sau bao năm học tập, dù chỉ là hạt cát trong sa mạc nhưng cũng phần nào giúp ta đảm bảo cuộc sống và góp phần xây dựng xã hội. Vì thế ta phải ra sức học tập. Nước ta, một đất nước có truyền thống hiếu học với các tấm gương sáng như: Mạc Đĩnh Chi nhà nghèo đến mức phải ngày kiếm củi đổi gạo nuôi thân, đêm xuống ông không có tiền mua dầu, phải bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng thay đèn học bài. Hay Bác Hồ kiên trì tự học tập gian khổ, biết nhiều thứ tiếng và đã đưa Việt Nam thoát khỏi cảnh xiềng xích, khổ đau. Thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí bị liệt cả hai tay từ nhỏ nhưng vẫn khổ luyện tập viết bằng chân, bền bỉ học tập, và tốt nghiệp đại học và trở thành người thầy giáo giỏi. Ngày nay cũng có rất nhiều bạn học sinh say mê học tập, tham gia các kì thi quốc tế và mang về nhiều thành tích xuất sắc làm rạng danh đất nước. Đó là bạn Nguyễn Đăng Quý Minh đoạt giải nhất cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 41.
Nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều bạn học sinh lơ là trong việc học tập, làm cha mẹ, thầy cô buồn lòng, hay chỉ gặp một ít khó khăn là buông. Các bạn ấy thật đáng chê trách, rồi tương lai của các bạn sẽ ra sao?
Qua đây em đã hiểu sâu sắc vị đắng của“ chùm rễ đắng cay” để cố gắng và tự hào về học vấn của mình. Em cũng sẽ nói rõ tầm quan trọng của việc học tập và khuyên các bạn chưa nhận thức được vai trò của nó không nên nản chí khi thấy việc học của chúng ta còn nông cạn. Thiếu kiến thức, kinh nghiện ta hãy bồi đắp bằng chính ý chí và nghị lực của mình. Việc tích lũy kiến thức của con người cũng giống như “ kiến tha lâu đầy tổ”.
Điều cũng không kém phần quan trọng là ta phải biết xác định đúng đắn mục đích, động cơ và phương pháp học tập: Học để nắm vững kiến thức văn hóa, khoa học nhằm làm cho đất nước và dân tộc giàu mạnh. Phải nắm vững những kiến thức cơ bản, học bài và làm bài đầy đủ để củng cố kiến thức. Tìm, làm thêm nhiều bài tập khó hơn để nâng cao kiến thức, tham khảo để mở rộng vốn hiểu biết. Học ở sách hay tự học cũng là phương pháp tốt nhưng ta cần phải thực hiện nghiêm túc: đọc có lựa chọn, có suy ngẫm, có hệ thống và ghi nhớ.
Câu ngạn ngữ Hi Lạp “Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả rất ngọt ngào” là một bài học quý báu và vô cùng cần thiết đối với các bạn học sinh và những ai đang trên con đường tạo dựng sự nghiệp. Học tập là chìa khóa duy nhất giúp chúng ta mở cánh cửa thành công. Dù việc học có gian khổ bao nhiêu cũng đừng nên quản ngại. Có như thế ta mới đủ kiến thức tự tin bước vào đời.
Trong lịch sử phát triển của nhân loại suốt mấy ngàn năm qua, ở bất cứ quốc gia nào, dân tộc nào, dù lớn hay nhỏ cũng đều có những tài năng xuất chúng. Những học giả uyên bác đã cống hiến nhiều phát minh sáng kiến, nhiều công trình khoa học đem lại lợi ích to lớn, làm thay đổi bộ mặt thế giới và cuộc sống vật chất, tinh thần của loài người.
Tài năng của các nhà bác học như Ga-li-lê, Niu-tơn, Men-đê-lê-ép, Anh’ xtanh, Ê-đi-xơn, Đác-uyn, Lô-mô-nô-xốp… được mọi người công nhận và ngưỡng mộ, nhưng liệu mấy ai hiểu rằng để có được những tên tuổi khoa học lớn lao như vậy, họ đã phải học tập và làm việc miệt mài, vất vả đến mức nào. Thực tế cho thấy con người muốn thành công thì phải học tập để tích lũy và nâng cao tri thức. Con đường học tập là con đường gian nan, khổ ải nhưng cuối con đường lại là tương lai đầy ánh sáng. Bàn về vấn để này, ngạn ngữ Hi Lạp có câu: Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả lại ngọt ngào.
Trước hết, chúng ta phải hiểu học vấn là gì và học vấn có vai trò quan trọng như thế nào trong đời sống con người.
Học vấn thường được hiểu là trình độ hiểu biết của từng cá nhân. Học vấn được nâng cao dần dần qua từng cấp học và quá trình tự học trong suốt cả cuộc đời. Học vấn của một người không chỉ hận chế ở một lĩnh vực nào đó mà có thể mở rộng rạ nhiều lĩnh vực khác nhau. Học vấn đem lại niềm vui và hạnh phúc cho con người. Ngạn ngữ cổ có câu: Bộ lông làm đẹp con công, học vấn làm đẹp con người, ông cha ta xưa đã từng giáo huấn con cháu: Bất học bất tri lí (Không học không biết đâu là lẽ phải). Hay: Có học thì như lúa như nếp, không học thì như rơm như cỏ. Có học vấn, con người mới cỏ khả năng làm chủ bản thân, gia đình và xã hội. Trên cơ sở học vấn, đời sống vật chất và tinh thần mới được nâng cao.
Học vấn có tầm quan trọng to lớn như vậy và con đường đến với học vấn quả là gian nan, vất vả. Quá trình tích luỹ và nâng cao tri thức không phải là chuyện ngày một ngày hai mà kéo dài suốt cả đời người. Khổng Tử nói: Bể học – không bờ. Lê-nin khuyên thanh niên: Học, học nữa, học mãi. Học ở trường, học trong sách vở, học lẫn nhau và học ở dân.
Muốn có học vấn, chúng ta phải không ngừng rèn luyện và phấn đấu. Hãy nhìn con kiến tha mồi, con ong làm mật. Việc tích lũy kiến thức của con người giống như kiến tha lâu cũng đầy tổ. Nếu cố gắng học hành thì đến một ngày nào đó, chúng ta sẽ có được một trình độ học vấn vững vàng, phong phú.
Thực tế cho thấy những người nổi tiếng uyên bác đều trải qua quá trình học tập, nghiên cứu lâu dài, lao tâm khổ trí, nếm trải không ít vị đắng cay của thất bại; thậm chí cả sự nguy hiểm đối với mạng sống của mình. Nhưng với lòng ham mê khoa học và khát vọng chinh phục, họ đã vượt qua tất cả để đi đến thành công.
Trong thực tế, số người cổ đủ điều kiện học tập là rất ít. Phần lớn gặp rất nhiều khổ khăn cả về vật chất lẫn tinh thần như thiếu tái liệu học tập, bài giảng khó hiểu, bài tập khó giải hay những vấn đề phức tạp trong học tập, nghiên cứu… Rồi gia đình nghèo túng, bản thân phải vừa học vừa làm thêm để kiếm sống… Tất cả những cái đó ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình học tập của mỗi người, đòi hỏi chúng ta phải cố gắng vượt qua.
Xưa nay, ở nước ta có rất nhiều gương hiếu học đáng khâm phục. Mạc Đĩnh Chi nhà nghèo đến mức hằng ngày phải kiếm củi đổi gạo nuôi thân. Không có tiền mua dầu thắp sáng, cậu bé phải bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng thay đèn để học bài. Ham học như thế nên sau này ông đã đỗ Trạng nguyên.
Lương Thế Vinh từ một trẻ chăn trâu mồ tu chí học hành để rồi trỗ thành nhà toán học nổi tiếng của nước ta. Lê Quý Đôn với sức học, sức nhớ xuất chúng đã trở thành huyền thoại… Đặc biệt, Chủ tịch Hổ Chí Minh kính yêu của dân tộc Việt Nam cũng là một tấm gương tiêu biểu vượt khó trong học tập. Thời trai trẻ, anh thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã xác định cho mình một quan điểm sống đúng đắn là phải đi nhiều nơi, phải học nhiều điều hay, điều mới để giúp ích cho đất nước. Từ một anh Ba phụ bếp trên chiếc tàu buôn của Pháp, người thợ ảnh ở ngõ nhỏ Pônggoăng đến người lao công quét tuyết trong công viên Luân Đôn,… Bác đã trải qua những gian nan cùng cực để thử thách, rèn luyện ý chí, mở rộng, nâng cao tầm hiểu biết về văn hoá và lịch sử nhân loại. Từ đó, Bác rút ra những kinh nghiệm bổ ích, thiết thực phục vụ cho phong trào đấu tranh cách mạng, giải phóng dân tộc của nước ta.
Những nhà nông học như Lương Định Của, Võ Tòng Xuân… suốt đời cống hiến cho sự nghiệp nghiên cứu khoa học để tai tạo ra các giống lúa có khả năng chống sâu rầy và mang lại năng suất cao để cải thiện đời sống nông dân. Các ông đã góp phần (đưa Việt Nam từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành nước xuất khẩu gạo đứng hàng thứ ba trôn thế giới.
Gần chúng ta hơn nữa là gương sáng của Trần Bình Gấm, học sinh trường chuyên Lê Hồng Phong 1 cô bé bán khoai đậu ba trường đại học; là gương vượt khó của bao Học trò giỏi – hiếu thảo, xứng đáng được nhận học bổng và phần thưởng “Vì ngày mai phát triển” của báo Tuổi Trẻ. Các bạn ấy có chung những đức tính đáng quý là cần cù, siêng năng, không chùn bước trước gian nan thử thách, luôn tu dưỡng tình cảm, đạo đức, không ngừng trau dồi và nâng cao kiến thức khoa học… để một ngày không xa sẽ trở thành những công dân có đủ tài và đức, xứng đáng là lớp chủ nhân tuổi trẻ tài cao của đất nước trong thời đại mới.
Việc học hành vô cùng quan trọng vì nó chỉ phối và tác động rất lớn đến cả đời người. Những đắng cay trên bước đường nâng cao học vấn giúp chúng ta hoàn thiện nhân cách và biết quý trọng hơn những hoa quả ngọt ngào mà học vấn mang lạì cho cuộc sống.
Hy Lạp có một quá khứ cổ xưa, với những nền văn minh rực rỡ, lâu đời nhất Châu Âu. Chính Hy Lạp là nơi sản sinh ra những kiểu kiến trúc độc đáo, những tác phẩm văn chương bất hủ, những triết gia bậc thầy lẫn những nhà khoa học như Héraclite, Pythagore, Socrate, Aristos, Platon… Có thể nói được là nền học vấn của Hy Lạp có một lịch sử rất lâu đời và rất hoàn chỉnh. Do vậy, dân tộc Hy Lạp hiểu biết rõ những giá trị mà học vấn mang lại, cũng như có nhiều kinh nghiệm về những gian khổ trong quá trình rèn luyện trau dồi, nên họ có câu ngạn ngữ: “Học vấn có những chùm rể đắng cay, nhưng hoa quả lại ngọt ngào”. Chúng ta hãy đánh giá xem vấn đề này.
Học tập là quá trình con người thu nhận kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng từ thầy cô, bạn bè, sách vở và chính từ cuộc sống, để biến tất cả thành cái của mình, làm hành trang hành xử trong đời sống. Để việc học có hiệu quả, con người phải đầu tư nhiều thời giờ, sức lực, tiền của và nổ lực hết mình tập trung chú ý vào học tập, rèn luyện. Chỉ để đi học thôi, nhiều người phải đi bộ trên những quãng đường dài tắp tít; phải băng rừng, lội suối, leo đồi; phải đi trong mưa nắng, trong giá rét hay dưới cái trời nóng bức; phải tranh thủ ngay cả những giờ nghỉ ngơi sau một ngày lao động vất vả… Thêm vào đó, người học còn phải đọc thêm sách tham khảo, nghiên cứu tìm tòi, hỏi han thầy cô bạn bè, phải làm bài, học bài, phải thi cử. Rồi còn có những khó khăn do không hiểu được bài, không theo kịp bạn bè, những lúc đau ốm, mỏi mệt gây ra bao lo âu, phiền muộn. Bao nhiêu vất vả khó nhọc kia chính là những chùm rể đắng mà người học phải nếm trải.
Nhưng, khi một chương trình học kết thúc, người học sẽ bước thêm một bước dài trên con đường tri thức. Họ khám phá ra nhiều điều hay trong kho tàng kiến thức nhân loại. Chỉ biết đọc thôi cũng đã là một cách biệt lớn so với những người mù chữ rồi. Vì người đó đã có thể đọc được thông tin trên báo chí để biết tin tức, hay là thưởng thức một tác phẩm văn học nào đó. Nếu theo học tiếp, người đó sẽ biết tính toán các phép toán đơn giản, biết được những định luật lý hoá đơn giản để giải thích các hiện tượng thường gặp trong cuộc sống. Còn với những chương trình chuyên sâu hơn, người học sẽ trở thành những chuyên gia, am hiểu khá sâu trong lĩnh vực đó, và trở thành người dạy cho người khác. Họ sẽ trở thành những người có hiểu biết hơn, hữu ích hơn và được người khác quý mến hơn. Như thế, học vấn mang lại cho người học bao nhiêu điều tốt đẹp, đó chính là những hoa quả ngọt ngào.
Tuy vậy, cần lưu ý rằng: hoa quả của học vấn không phải là để có địa vị cao trong xã hội, để hơn người, để được người khác phục tùng, vị nể, vì người học với mục đích như vậy là kẻ kiêu ngạo. Hoa quả ở đây là sự hiểu biết cái chân, thiện, mĩ, có đức độ. Thầy Tử Lộ cũng nói: “quân tử học dĩ tri kì đạo” – người quân tử học để hiểu rõ cái đạo. Chính vì thế, người học không những trau dồi kiến thức, mà còn phải rèn luyện nhân cách, đạo đức. Thông thường, người hiểu biết kiến thức sâu rộng và đúng đắn, là người có đạo đức và nhân cách cao đẹp. Vì người hiểu biết nhiều là người khiêm nhường, bởi học càng nhiều càng thấy mình thiếu sót; là người khôn ngoan vì biết nhìn nhận đánh giá sự việc một cách đúng đắn, hợp lý, không ba hoa, tự phụ. Do vậy, sự hiểu biết của họ được dùng để sống một cuộc sống tốt đẹp, để trình bày cho người khác hiểu, để bênh vực bảo vệ chân lý, để phục vụ đắc lực hơn.
Chính vì thế, học vấn ở đây cần được hiểu rộng ra là tự rèn luyện nhân cách cho bản thân. Mỗi người ai ai cũng có những cái chưa tốt cần thay đổi sửa chữa, cái thiếu sót cần bổ sung. Tuy nhiên, để nhận ra những khuyết điểm và chấp nhận thay đổi là một điều không dễ dàng chút nào, như tục ngữ Việt Nam vẫn nói: “cái nết đánh chết không chừa”. Do đó, để hoàn thiện mình đòi hỏi ở con người nhiều nổ lực cố gắng lẫn kiên trì bền chí. Việc đó khó nhưng không phải là không làm được. Dale Cagnergine là một triết gia và bậc thầy trong lĩnh vực hùng biện của thế kỉ XX. Nhưng khi còn đi học, ông mắc tật hay mắc cỡ, không thuyết trình trước lớp được. Thế nên, ông rèn luyện hằng ngày bằng cách vừa tắm cho heo, vừa nói thật mạnh về bài thuyết trình ở lớp hôm sau. Cuối cùng, ông đã bạo dạn mạnh mẽ hơn trong những bài thuyết trình sau này.
Tương tự như ngạn ngữ Hy Lạp, sách Lễ Kí chương XVIII cũng có câu: “Ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất tri đạo”. Một viên ngọc mà không được mài dũa đẽo gọt thì trở thành vô dụng, cũng như con người không có học không biết lý lẽ phải trái. Con người sống mà không biết lý lẽ, phải trái như vậy thì sống cũng vô ích cho xã hội mà thôi. Do đó, như một điều tất yếu, để “tri đạo”, để sống có ý nghĩa, sống xứng đáng là một con người, được người khác quí trọng, con người phải miệt mài học tập. Chính nhờ trải qua học tập rèn luyện nghiêm túc, con người sẽ mang một giá trị cao đẹp hơn, đáng quí hơn. Việc học tập ở đây cũng sẽ vất vả khó nhọc như viên ngọc bị dũa gọt vậy, và kết quả của quá trình rèn dũa này sẽ tạo ra những viên ngọc tốt đẹp, quí giá biết bao!
Tóm lại, trong quá trình học tập, người học phải biết chấp nhận những gian khổ, không được nản chí sờn lòng. Nhưng người học phải luôn tin tưởng vào một tương lai xán lạn phía trước và tiếp tục nổ lực không ngừng để vững bước. Nhìn gương của các danh nhân, có thể nhận thấy được các vị ấy đã bỏ ra không biết bao nhiêu công sức, trải qua những gian khổ không sao kể xiết, đã nếm trải vị đắng của những chùm rễ học vấn như thế nào? Kết cục, các vị ấy đã được hưởng những hoa quả ngọt ngào biết chừng nào! Do vậy, chấp nhận và nếm trải những vị đắng cay là một điều tất nhiên, để đạt được hoa quả ngọt ngào sau này vậy. Theo những tâm gương đó, chúng ta vững chí kiên tâm, cố gắng không ngừng học tập trau dồi để trở thành những hoa quả tốt đẹp cho xã hội.
Mỗi đất nước đều có những nền học vấn riêng mang đậm đà bản sắc dân tộc. Và dù là dân tộc nào thì cũng hiểu rất rõ những giá trị mà học vấn mang lại, cũng như có nhiều kinh nghiệm về những gian khổ qua quá trình rèn luyện và trau dồi tri thức. Cũng chính vì vậy mà người Nga có câu ngạn ngữ rất hay: "Học vấn là chùm rễ đắng cay nhưng cho hoa trái ngọt lành.”
Học vấn là gì? Đó là cả một quá trình dài mà con người thu nhận kiến thức, kinh nghiệm, những kĩ năng từ thầy cô, bạn bè, sách vở và chính từ cuộc sống. Để rồi từ đó con người biến tất cả những thứ đó thành cái của mình để làm hành trang bước vào đời.
Nói học vấn là chùm rễ đắng cay là vì để việc học tập có hiệu quả, con người phải đầu tư nhiều thời gian, sức lực, tiền của và sự nỗ lực của bản thân cho việc học tập. Chỉ để đi hoc thôi, nhiều người phải đi bộ trên những quãng đường dài hàng chục cây số, phải băng rừng lội suối phải đi trong mưa nắng, phải tranh thủ ngay cả những giờ nghĩ ngơi sau một ngày lao động vất vả… Thêm vào đó người học phải đọc thêm sách tham khảo nghiên cứu tìm tòi, hỏi han thầy cô, bạn bè, phải làm bài, học bài thi cử. Rồi còn có khó khăn là không hiểu được bài, không theo kịp bạn bè, có lúc nhức đầu mệt mỏi. Bao nhiêu vất vả khó nhọc kia chính là ”chùm rễ đắng cay” mà người học phải nếm trải. Lại nói học vấn là ”hoa trái ngọt lành” bởi khi chương trình học kết thúc người học sẽ bước thêm một bước dài trên con đường tri thức, được khám phá nhiều điều hay trong kho tàng kiến thức nhân loại.
Chỉ biết đọc thôi cũng là một khác biệt lớn so với những người mù chữ, nếu học toán ta sẽ biết tính toán những phép toán đơn giản, biết được những định luật lý hóa đơn giản để giải thích các hiện tượng thường gặp trong cuộc sống. Còn với những chương trình chuyên sâu hơn. Người học sẽ trở thành chuyên gia am hiểu khá sâu trong lĩnh vực đó và trở thành thầy dạy cho người khác. Học vấn giúp con người trở nên hiểu biết hơn, hữu ích và được mọi ngừơi tôn trọng. Như thế học vấn mang lại cho người học bao nhiêu điều tốt đẹp, đó là “những hoa trái ngọt lành”. Con đường học vấn mà chúng ta đi hôm nay đầy gian nan thử thách cần vượt qua như những chùm rễ phải cố gắng cắm sâu tận trong lòng đất để hút lấy chất dinh dưỡng của đất mẹ. Lòng đất ở đây tượng trưng cho thế giới vô tận không bờ bến cho sự học. Những chùm rễ quanh năm không thấy ánh sáng mặt trời vẫn kiên cường sống bám vào lòng đất, không gian nan nào không vượt qua… Để đến một ngày được gặt hái những chùm hoa quả ngọt lành. Nhưng bên cạnh đó có những người không hiểu được những lợi ích mà học vấn mang lại mà trước mắt chỉ thấy những đắng cay và gian nan mà học vấn đem tới, cũng chính vì ý nghĩ thiểu cận như vậy mà việc học của họ chẳng đi tới đâu, dẫn đến biết bao sự việc tai hại có thể xảy ra. Không học thì không có kiến thức, không có hiểu biết thì không thể nào trở thành một người có ích cho xã hội.
Tuy vậy chúng ta cần nhớ rằng “hoa trái ngọt lành” của học vấn không phải là để người khác phục tùng, vị nể. Vì người học với muc đích như vậy chỉ là kẻ kiêu ngạo. Học vấn ở đây cần được hiểu rộng ra là sự hiểu biết, là tự rèn luyện nhân cách cho bản thân để trở thành người có hiểu biết, có kiến thức sâu rộng, có đạo đức và nhân cách cao đẹp. Chính nhờ trải qua học tập con người sẽ mang lại được những giá trị cao đẹp hơn.
Để mỗi người đều trở thành những người tốt trong xã hội, ngay từ bây giờ chúng ta hãy cố gắng học tập thật tốt và tiếp thu nhiều kiến thức trong cuộc sống cũng như trong môi trường học đường, cố gắng nâng cao học vấn, đó chính là giúp hoàn thiện bản thân mình cũng như xây dựng đất nước giàu đẹp hơn.
Câu ngạn ngữ trên mãi mãi là một chân lý đúng đắn để mỗi chúng ta nhận thức rõ giá trị của học vấn trong cuộc sống. Hãy học hỏi hơn nữa để cây học vấn của mỗi chúng ta mãi xanh tươi và trĩu nặng những hoa trái ngọt lành.
Kiến thức cũng như học vấn, nó là một thứ rất quan trọng đối với mỗi người chúng ta. Những người có trình độ học vấn cao thì họ sẽ đạt được nhiều thành tựu, đỉnh cao ở những lĩnh vực khác nhau. Họ cũng là người góp phần cho thế giới ngày càng phát triển và hiện đại hơn. Tuy nhiên, con người phải vượt qua nhiều khó khăn, chông gai trong quá trình học tập để có được kiến thức. VÌ vậy, ngạn ngữ Hi Lạp có câu: “ Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả rất ngọt ngào”.
Đầu tiên, theo ta biết thì “học vấn” không giống học tập, nó là trình độ hiểu biết nhất định của mỗi chúng ta. “Chùm rễ đắng cay” là những khó khăn, vất vả, gian nan trên con đường học tập. Và “hoa quả ngọt ngào” chính là những niềm vui, hạnh phúc, những thành quả tốt đẹp mà ta đạt được sau quá trình học tập đầy chông gai. Cả câu ngạn ngữ muốn cho chúng ta biết về cả hai mặt trong một vấn đề: con đường học vấn tuy đầy những thử thách chông gai nhưng sẽ đem lại nhiều kết quả thật tốt đẹp. Thật vậy, con đường học vấn có rất nhiều khó khăn, đó là những “chùm rễ đắng cay” mà ta phải vượt qua. Bởi vì tri thức nhân loại là vô tận, khả năng con người chúng ta thì có hạn, liệu ta có đủ kiên nhẫn để chiếm lĩnh nó? Trên con đường học vấn còn có rất nhiều thử thách mà ta phải cố gắng vượt qua để đạt được tri thức. Tuy nhiên, học vấn không chỉ là những hiểu biết, mà ta còn phải rèn luyện cả đạo đức và nhân cách của mỗi người. Muốn có học vấn không phải chỉ vượt qua những khó khăn trên con đường học tập mà còn phải vượt qua chính mình, phải biết rèn luyện những đức tính như cần cù, nhẫn nại,…để đạt được thành quả như mong muốn. Đó là quá trình rèn luyện vất vả mà ta buộc phải vượt qua để đạt được những “hoa quả ngọt ngào”. Kiến thức mà ta thu được sau bao năm học tập dù chỉ là hạt cát nhỏ trong sa mạc, nhưng nó vẫn giúp ta đảm bảo cuộc sống của mình và góp một phần nhỏ xây dựng xã hội ngày càng tiến bộ. Hiểu biết và đạo đức là hai yếu tố quan trọng để có được học vấn cao, vì thế chúng ta phải ra sức học tập và rèn luyện bản thân.
Tấm gương sáng nhất của chúng ta về việc học tập, tìm tòi, nâng cao tri thức chính là Bác Hồ vĩ đại. Bác luôn kiên trì, bền bỉ học tập rất gian khổ để có học vấn cao. Bác biết rất nhiều ngoại ngữ và đã trở thành người rất tài giỏi. Người đã đưa nước Việt Nam thoát khỏi cảnh xiềng xích, khổ đau để có được cuộc sống yên bình, hạnh phúc như hôm nay. Với trình độ học vấn uyên thâm của bác thì bác còn được gọi là doanh nhân văn hoá thế giới. Bên cạnh đó là những tấm gương nhỏ như các nhà khoa học, họ cũng đã rất vất vả để có thể phát minh và sáng tạo ra nhiều thứ mới lạ. Những thứ đó đã góp phần cải tạo xã hội ngày càng văn minh, hiện đại hơn. Nó còn giúp ta nâng cao chất lượng cuộc sống cả về vật chất và tinh thần. Hiểu sâu sắc được vị đắng của “chùm rễ đắng cay” ấy thì mỗi chúng ta sẽ tự biết cố gắng hơn để rồi tự hào về học vấn của mình. Mỗi chúng ta phải tự xác định được mục đích và quan điểm học tập đúng đắn. Ta không nên nản lòng mà cần phải chống chọi những gai góc, gian lao đó, không ngừng bồi dưỡng nghị lực và quyết tâm theo con đường học vấn.
Học tập là chìa khoá duy nhất giúp chúng ta mở cánh cửa thành công. Đừng nên quản ngại với những “chùm rễ đắng cay” mà hãy đối mặt và vượt qua nó, như thế ta mới có thể nhận được những “hoa quả rất ngọt ngào”. Có như thế, chúng ta mới đủ kiến thức tự tin bước vào đời.
Hơn một ngàn năm trước, ở nước Trung Quốc xuất hiện Tôn Ngộ Không – con khỉ đá ngổ nghịch nhưng dám quỳ suốt ba mùa đông trong mưa tuyết để “tầm sư học đạo”. Là Tôn Hành Giả hay chính con người ngộ ra sự cần thiết của học vấn với bản thân mình? Với Tôn Ngộ Không ba năm quỳ trong mưa tuyết và mấy chục năm học tập, vất vả kia là cái giá phải trả cho sự bất tử của “Tề Thiên Đại Thánh”
Còn ở nước Anh xa xôi có anh chàng Rôbinxơn Cruxô nhờ có tri thức về các môn khoa học, về trồng trọt, chăn nuôi đã sống được trên đảo hoang suốt hai mươi tám năm trời để rồi trở về trong sự ngạc nhiên, khâm phục của mọi người… Dù học vấn ở dạng nào thì Tôn Ngộ Không hay Rôbinsơn đều nhờ có học vấn mà sống sót được. Ở Hi Lạp, xứ sở của những vị thần thông minh, nhân bản đã đúc kết một câu nói rất đơn giản nhưng chính xác chứa đầy một sự thực về học vấn: “Học vấn có chùm rễ đắng ngắt nhưng hoa quả lại rất ngọt ngào”.
Từ “đắng ngắt” cho đến “ngọt ngào” là cả một quá trình vất vả. “Chùm rễ” kia là cái gốc, là bước khởi đầu cho cả một con đường gian nan vất vả đi tìm học vấn, đi tìm tri thức nhân loại. “Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học”, trên trái đất này mấy nghìn năm qua, từ nền văn minh cổ đại cho đến nay, không một vĩ nhân nào thành danh mà lại không có học vấn cả. Một nhà bác học được người ta kính phục vì đầu óc anh ta chứa đựng nhiều kiến thức hơn người bình thường, cái đầu của anh ta có khả năng cải tạo thế giới, cải tạo và làm biến đổi xã hội. Chính học vấn và tri thức đã giúp con người tiến xa hơn trong nấc thang tiến hóa tránh xa hơn với lối sống động vật, cuộc sống của con người ngày một được cải thiện hơn. Như vậy có thể nói học vấn có vai trò hết sức quan trọng đối với con người, một xã hội văn minh và hiện đại.
Nhưng học tập là một con đường rất khó khăn đó là “tẩu lộ nan” mà kẻ nào không có đủ ý chí và nghị lực để vượt qua sẽ ngã quỵ và bị tụt lại phía sau mãi mãi. Bởi tri thức thì vô cùng mà sức lực và trí tuệ của con người thì có hạn. Trước một vấn đề khó khăn nan giải liệu anh có đủ kiên nhẫn để giải tỏa vướng mắc hay không?
Mà trên con đường học vấn sẽ xuất hiện không ít những hòn đá to, những vực sâu mà chỉ có những kiến thức anh mới vượt qua được nhưng biết đâu anh sẽ nản lòng? Thu nhận kiến thức là một quá trình lâu dài và vất vả. Với học vấn sự quyết tâm và chiến thắng những ham muốn cá nhân của mình là rất quan trọng. Điều đó thật khó bởi những con số tính toán những con chữ chắc gì có đủ sức giữ được chân ta, tâm trí ta trước những trò vui, những tiếng còi đang hấp dẫn, gọi mời? Chỉ cần buông thả mình một chút, anh sẽ bị bỏ xa biết bao nhiêu và anh sẽ trở thành một kẻ bại trận trước học vấn.
Bể học vô cùng, ta không thể một sớm, một chiều mà có thể thu nhận tất cả, học vấn cũng như góp nhặt, tích trữ cần phải cần mẫn thu nhặt từng tí một làm đầy thêm kiến thức của mình. Nếu bắt anh đếm chính xác hàng trăm con cá đang bơi qua lại trong cái bể kia anh không thể chỉ đứng nhìn và đếm mà phải nhẫn nại, phải vớt từng con một sang bể khác như vậy mới đếm đúng được. Học vấn cũng như vậy, mỗi ngày học một ít dần dần tích luỹ lại cứ thế mà học vấn sẽ cao lên. Học không phải chỉ mấy ngày, mấy năm mà có thể sẽ phải học cả đời. Quả thật học vấn là một “chùm rễ đắng ngắt” mà chúng ta phải nếm trải dù nhọc nhằn, ta có quyền phủ nhận, có quyền từ chối không tiếp nhận học thức nhưng rồi ta sẽ là kẻ vô học, kẻ lạc hậu và vô dụng mà thôi. Cho nên dù đắng ngắt tới đâu nhưng nếu muốn có hoa quả ngọt ngào ta phải nếm trải cái chùm rễ ấy, nó là cái gốc, là điều kiện đầu tiên để ta có thể thành công và vững bước trên đường đời. Cuối cùng, sau bao nhiêu năm học tập miệt mài vất vả những kiến thức mà ta thu nhận được dù chỉ như một hạt cát trong sa mạc, một giọt nước trong đại dương học thức, nhưng điều quan trọng là với vốn kiến thức ấy, chúng ta có khả năng đảm bảo cho cuộc sống của chính mình, có khả năng xây dựng hay tái tạo xã hội… và đặc biệt có quyền tự hào mình là người có học, là kẻ hiểu biết. Tục ngữ Việt Nam có câu “không thầy đố mày làm nên”, vâng, một người dù có tài năng thiên bẩm nhưng nếu không có người thầy dạy dỗ cung cấp cho những hiểu biết cơ bản thì anh ta cũng không thể thành công được. Xã hội đang phát triển từng ngày, con người hiện đại càng phải luôn luôn có ý thức nâng cao học vấn để theo kịp tốc độ phát triển của thế giới. Học tập vì tương lai của mình và vì công cuộc xây dựng đất nước không chỉ là một khẩu hiệu.
Đã hơn 10 năm em ngồi trên ghế nhà trường, trải qua thực tế, em cũng đã thấu hiểu phần nào vị đắng của chùm rễ ấy, nhưng không chỉ em mà hàng triệu học sinh khác cố gắng và luôn tự hào vì chùm rễ ấy bởi chỉ có học vấn mới đảm bảo tương lai của các em.
Ngày nay chất rađium và tia X có nhiều ứng dụng quan trọng trong đời sống và khoa học kỹ thuật, chính những phát minh đó đã đưa Marie Curie trở thành nhà nữ bác học đạt giải Nobel đầu tiên thế giới. Để đạt được thành tựu ấy, người phụ nữ Balan này đã phải vượt qua bao sóng gió tới Vương quốc Anh xa xôi để có thêm điều kiện nghiên cứu và tự học. Bà đã hi sinh cả tuổi thanh xuân của mình vì khoa học. Đó là Marie Curie người đạt giải Nôbel hóa học. Còn ở đất nước Việt Nam chúng ta, hẳn không ai quên “bông sen trong giếng ngọc” Mạc Đĩnh Chi – chú bé nghèo bắt đom đóm làm đèn học sinh, vượt qua bao nỗi mặc cảm miệt mài học tập kinh sử để có ngày đỗ bảng vàng vinh quy bái tổ, để có ngày trở thành “Lượng quốc trạng nguyên”… và nơi nơi trên đất nước Việt Nam ta, trên thế giới này có biết bao nhiêu tấm gương nghèo hiếu học và cuối cùng họ đặt chân được vào đỉnh vinh quang của thành công.
Thế giới hiện đại, quan niệm học vấn được mở rộng ra, học vấn không phải chỉ là văn thơ, là kinh sử, là tri thức khoa học mà học vấn bao gồm nhiều vấn đề văn hóa, xã hội… học vấn là vô cùng nhưng để đạt thành công trong một lĩnh vực nào đó, ta nên am hiểu kiến thức về lĩnh vực ấy. Một diễn viên muốn nổi tiếng ngoài tài năng vốn có thì buộc anh ta phải có nhiều kiến thức về kĩ năng, kỉ xảo diễn xuất, một họa sĩ cần thành thục về kỹ thuật phối màu và pha màu hay sắp đặt… mà điều ấy hầu như chỉ học tập mới đạt được.
“Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng”, nhờ có học vấn mà một kẻ vô danh sẽ trở thành một vĩ nhân, chỉ có chùm rễ đắng ấy mới giúp ta có được những hoa trái ngọt ngào. Câu nói trên đã đúc kết nên một quan niệm thật đúng đắn về học tập nó giúp em có thêm nghị lực, quyết tâm để đi tiếp con đường học vấn đầy vất vả chông gai, đầy đắng chát để rồi trong cuộc đời các mà em nhận được là những hoa trái ngọt ngào của chiến thắng và thành công.
Để có được thành công, con người phải không ngừng học hỏi, tìm kiếm, thậm chí phải đổ cả mồ hôi, nước mắt. Để động viên mọi người học tập, phấn đấu, ngạn ngữ xưa từng có câu: "Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả lại ngọt ngào". Đây chính là bài học kinh nghiệm mà người xưa muốn gửi gắm cho thế hệ mai sau.
"Học vấn" là một vấn đề đáng quan tâm nhất của mọi thời đại. Để phát triển, con người phải không ngừng học hỏi, khám phá để chinh phục những chân trời đầy bí ấn. "Học vấn" là học hỏi, là sự tìm tòi, khám phá và là con đường chiếm lĩnh tri thức của nhân loại. Những con đường chiếm lĩnh ấy không bằng phẳng. "Chùm rễ đắng cay" ở đây là hình ảnh nói đến sự vất vả, khổ cực. "Rễ" là cái gốc, cái xuất phát, cái khó khăn vất vả con người. "Chùm rễ đắng cay" được hiểu là những gian khổ khó khăn, có khi là sự thất bại cay đắng. Hình ảnh này tượng trưng cho những bước kiếm tìm, khám phá. Để đạt được mục đích, con người phải miệt mài vượt qua bao thử thách.
Đối lập với "đắng cay" là một kết quả "ngọt ngào". Như một quy luật tất yếu "trồng cây đến ngày hái quả" - thứ quả mà con người trồng bằng bao đắng cay, gian khổ cũng đến ngày chín. "Hoa quả ngọt ngào" là cụm từ chỉ thành quả của một quá trình học tập, nghiên cứu để làm chủ tri thức. "Ngọt ngào" cũng là từ nói về cảm giác. Thú vị là cảm giác "đắng cay" nói về rễ, còn "ngọt ngào" nói về "hoa quả", đó đều là những cảm giác có thật, và ở đây chúng được dùng theo nghĩa ẩn dụ. "Hoa quả ngọt ngào" tượng trưng cho những thành quả mĩ mãn, đúng như mong ước. Đó là những kết quả vinh quang và hiển hách, là sự đền bù xứng đáng cho những con người biết vượt khó.
Bằng cách nói đầy hình ảnh, câu ngạn ngữ đã làm thành một lời nhắc nhở, khuyên răn: muốn thành công, con người phải trải qua vô vàn gian khó. Càng khó khăn bao nhiêu thì cái đích thắng lợi càng vinh quang bấy nhiêu. Tục ngữ xưa cũng từng khuyên: "Có công mài sắt có ngày nên kim". Người xưa khuyên chúng ta phải kiên trì, học tập, tu dưỡng, biết chờ đợi, biết cách vượt lên mọi khó khăn thì thành công nhất định sẽ tới.
Chân trời kiến thức của nhân loại tuy bao la vô tận, để chinh phục được nó không phải là điều dễ dàng. Có người phải bỏ cả tuổi thanh xuân của mình, có người phải hi sinh tình cảm riêng tư, có khi phải đổ mồ hôi, xương máu... để thử nghiệm một vấn đề nào đó. Và không phải bao giờ cũng thành công. Nhiều người trong số họ đã phải chịu thất bại cay đắng. Nhưng cũng có nhiều người cuối cùng đã thành công. Bù lại những công lao và cả sự mất mát, họ sẽ hái được "hoa quả ngọt ngào". Nguyễn Ngọc Kí từng là một cậu bé bị liệt hai tay, nhưng cậu đã dùng đôi chân để tập viết. Nhiều lúc cậu tưởng chừng bỏ cuộc. Nhưng bằng nghị lực phi thường Nguyễn Ngọc Kí đã thành công.
Mạc Đỉnh Chi từng là cậu bé nhà quê học bằng ánh đèn đom đóm, nhưng cuối cùng đã thành tài, đỗ Trạng Nguyên. Để có được sự thành công đó, Mạc Đỉnh Chi đã không quản khó khăn, học tập và rèn luyện với một nghị lực phi thường. Phải nói rằng, nghị lực con người sẽ làm nên tất cả.
Hiện nay trong nhà trường, học sinh được trang bị kiến thức bằng nhiều môn học, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau: Văn, Sử, Địa, Lí, Hóa, Toán, Anh... Đó chính là cơ hội tốt để học sinh tự trang bị cho mình những kiến thức trước khi bước vào đời.
Dù có khó khăn đến đâu cũng phải phấn đấu để học tốt.
Ý nghĩa của câu ngạn ngữ vô cùng to lớn, nó giúp chúng ta biết tin vào ngày mai, tin vào cuộc sống. Dù ngày hôm nay, chúng ta vất vả và học hành, nhưng ngày mai chúng ta có kiến thức để vào đời.
Có thể nói, câu ngạn ngữ là lời dạy, khuyên nhủ, cũng là lời tâm tình của người xưa dành cho chúng ta hôm nay. Đó là bài học kinh nghiệm mà bao thế hệ đi trước đã đúc kết nên. "Học không bao giờ là muộn", vì "học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả lại ngọt ngào".
Trong lịch sử phát triển của thế giới suốt mấy ngàn năm qua, ở bất cứ quốc gia nào, dân tộc nào cũng có những tài năng xuất chúng, những học giả uyên bác đã cống hiến cho đời nhiều điều đem lại lợi ích lớn lao, làm thay đổi cơ bản cuộc sống vật chất và tinh thần của xã hội loài người.
Cả nhân loại ngưỡng mộ trí tuệ, tài năng của Niu-tơn, Men-đê-lê-ép, Anh-xtanh, Đác-uyn, Lô-mô-nô-xốp, Sô-panh, Mô-da, Tôn-xtoi, Vích-to Huy-gô, Ban-dắc ... Nhưng liệu mấy ai hiểu rằng để có được những thành tựu khoa học, nghệ thuật lớn lao như vậy, họ đã phải học tập và làm việc miệt mài, vất vả đến mức nào. Thực tế cho thấy muốn thành công thì phải học tập để tích lũy và nâng cao tri thức. Con đường học tập là con đường gian nan, khổ ải nhưng cuối con đường ánh sáng, là tương lai. Bàn về vấn đề này, ngạn ngữ Hy Lạp cố câu: Học vẫn có những chùm dễ đắng cay nhưng hoa quả lại ngọt ngào.
Trước hết, chúng ta phải hiểu thế nào là học vấn và học vấn có vai trò quan trọng ra sao trong đời sống con người.
Học vấn thường được hiểu là trình độ hiểu biết của người có học. Trình độ hiểu biết này được nâng cao dần dần qua từng cấp học (phổ thông, đại học, sau đại học... ) và quá trình tự học kéo dài suốt cả cuộc đời. Học vấn của một con người không chỉ hạn chế trong một lĩnh vực nào đó mà có thể mở rộng ra nhiều lĩnh vực khác nhau. Học vấn đem lại niềm vui và hạnh phúc cho con người: Bộ lông làm đẹp con công, Học vấn làm đẹp con người (ngạn ngữ cổ). Ông cha ta xưa cũng đã từng giáo huấn con cháu: Bất học bất tri lí (không học không biết đâu là lẽ phải). Hay: Có học thì như lúa như nếp, không học thì như rơm như cỏ.
Có học vấn, con người mới có điều kiện làm chủ thiên nhiên , xã hội, nhất là làm chủ vận mệnh của mình. Trên cơ sở ấy, đời sống vật chất và tinh thần mới được nâng cao.
Học vấn cần thiết đối với mỗi con người như vậy, nhưng con người đến với học vấn quả là gian nan, vất vả. Việc tích lũy và nâng cao tri thức không phải là chuyện ngày một ngày hai mà là chuyện cả đời người: Bể học không bờ (Khổng tử); Học, học nữa, học mãi; Học ở trường, học trong sách vở, học lẫn nhau và học ở dân (Lê-nin).
Muốn có học vấn, chúng ta phải có ý chí và nghị lực phấn đấu rất cao. Hãy nhìn con kiến tha mồi, con ong làm mật. Việc tích lũy kiến thức của con người giống như Kiến tha lâu cũng đầy tổ (tục ngữ). Nếu cố gắng học hành thì đến một ngày nào đó, chúng ta có được một trình độ học vấn vững vàng, phong phú.
Thực tế lịch sử cho thấy những người nổi tiếng, uyên bác đều trải qua quá trình học tập, nghiên cứu lâu dài, lao tâm khổ trí; phải nếm trải không ít vị đắng cay của thất bại; thậm trí cả sự nguy hiểm đối với mạng sống của mình. Nhưng với lòng đam mê hiểu biết và khát vọng chinh phục, họ đã vượt qua tất cả để đi đến thành công.
Trong quá trình tích lũy, nâng cao học vấn, chúng ta thấy rất ít người có đầy đủ điều kiện học tập mà phần lớn là gặp khó khăn. Khó khăn khách quan như thiếu tài liệu , như bài giảng khó hiểu, bài tập khó giải hay những vấn đề phức tạp trong quá trình học tập và nghiên cứu... Bên cạnh đó là những khó khăn chủ quan như gia đình nghèo túng, bản thân phải vừa học vừa làm thêm để kiếm sống... Tất cả những cái đó ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình học tập của mỗi người, đòi hỏi chúng ta phải biết vượt lên để đi tới đích.
Xưa nay, ở nước ta có biết bao gương hiếu học đáng khâm phục. Mạc Đĩnh Chi nhà nghèo đến mức phải hằng ngày kiếm củi đổi gạo nuôi thân . Đêm xuống, không tiền mua dầu thắp sáng, phải bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng thay đèn để học bài. Lương Thế Vinh từ một trẻ chăn trâu mà tu chí học hành để rồi trở thành nhà toán học. Lê Quý Đôn với sức học, sức nhớ xuất chúng đã trở thành huyền thoại... Gần hơn có Bác Hồ kính yêu - một tấm gương vượt khó trong học tập. Thời trai trẻ, anh thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã xác định cho mình một quan niệm sống đúng đắn: phải đi nhiều nơi, phải học nhiều điều hay, điều mới để giúp ích cho đất nước và dân tộc. Từ một anh Ba phụ bếp trên chiếc tàu buôn, người thợ ảnh ở ngõ nhỏ Poonggoang đến người thợ quét tuyết trong công viên ở Luân Đôn... Bác Hồ đã trải qua bao gian nan, thử thách để rèn luyện ý chí, không ngừng nâng cao hiểu biết về văn hóa và lịch sử nhân loại. Từ đó rút ra những kinh nghiệm bổ ích, thiết thực phục vụ cho phong trào cách mạng đấu tranh giải phóng dân tộc.
Những nhà bác học như Lương Định Của, Võ Tòng Xuân... suốt đời cống hiến cho sự nghiệp nghiên cứu khoa học về các giống lúa có khả năng chống sâu rầy và mang lại năng xuất cao nhất để góp phần cải thiện đời sống nông dân, đưa Việt Nam từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ ba trên thế giới.
Gần chúng ta hơn nữa là gương sáng của Trần Bình Gấm - cô bé bán khoai đậu ba trường đại học; là gương vượt khó để vươn lên của bao Học trò giỏi - hiếu thảo, xứng đáng được nhận học bổng và phần thưởng Vì ngày mai phát triển của báo Tuổi trẻ. Các bạn ấy có chung những đức tính rất đáng quý như cần cù, siêng năng, không chùn bước trước gian nan thử thách; luôn tu dưỡng tình cảm, đạo đức, không ngừng trau dồi và nâng cao kiến thức khoa học... để một ngày không xa sẽ trở thành những công dân có đủ tài và đức, xứng đáng là lớp chủ nhân tuổi trẻ, tài cao của đất nước trong thời đại mới.
Việc học hành vô cùng quan trọng. Nó chi phối và có tác dụng quyết định đến cả đời người. Những đắng cay trên bước đường nâng cao học vấn giúp chúng ta hoàn thiện nhân cách và biết quý trọng hơn những hoa quả ngọt ngào mà học vấn mang lại cho cuộc sống.
Ý nghĩa của câu ngạn ngữ Hy Lạp: Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả lại ngọt ngào đã trở thành chân lí trong mọi thời đại, nhất là trong thời đại hiện nay - nền kinh tế tri thức đang là vấn đề được đặt lên hàng đầu.
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.