35 câu trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 3 (có đáp án)

Toptailieu.vn xin giới thiệu 35 câu trắc nghiệm Một số vấn đề mang tính toàn cầu (có đáp án) chọn lọc, hay nhất giúp học sinh lớp 11 ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Địa lí.

Mời các bạn đón xem:

35 câu trắc nghiệm Một số vấn đề mang tính toàn cầu (có đáp án) chọn lọc

Câu 1. Vấn đề nào sau đây không phải là thách thức mang tính toàn cầu?

A. Già hóa dân số.

B. Ô nhiễm môi trường.

C. Biến đổi khí hậu.

D. Động đất và núi lửa.

Đáp án: D

Câu 2. Nội dung nào dưới đây là biểu hiện của dân số thế giới đang có xu hướng già đi?

A. Tỉ lệ người dưới 15 tuổi ngày càng cao.

B. Số người trong độ tuổi lao đông rất đông.

C. Tỉ lệ người trên 65 tuổi ngày càng cao.

D. Tuổi thọ của nữ giới cao hơn nam giới.

Đáp án: C

Câu 3. Trong các ngành sau, ngành nào đã đưa khí thải vào khí quyển nhiều nhất?

A. Nông nghiệp.       

B. Công nghiệp.

C. Xây dựng,   

D. Dịch vụ.

Đáp án: B

Câu 4. Nhiệt độ Trái Đất ngày càng tăng lên là do sự gia tăng chủ yếu của chất khí nào trong khí quyển?

A. O3.   

B. CH4.

C. CO2.    

D. N2O.

Đáp án: A

Câu 5. Một trong những biểu hiện rõ nhất của biến đổi khí hậu là

A. xuất hiện nhiều động đất.

B. nhiệt độ Trái Đất tăng.

C. băng ở vùng cực ngày càng dày.

D. núi lửa sẽ hình thành ở nhiều nơi.

Đáp án: A

Câu 6. Hiện nay, nguồn nước ngọt ở nhiều nơi trên thế giới bị ô nhiễm nghiêm trọng, nguyên nhân chủ yếu là do

A. chất thải công nghiệp chưa qua xử lí.

B. chất thải trong sản xuất nông nghiệp,

C. nước xả từ các nhà máy thủy điện,

D. khai thác tài nguyên quá mức.

Đáp án: A

Câu 7. Trong các loại khí thải sau, loại khí thải nào đã làm tầng ôdôn mỏng dần?

A. O3.  

B. CFCs.

C. CO2.      

D. N2O.

Đáp án: B

Câu 8. Nguyên nhân chính làm suy giảm đa dạng sinh vật hiện nay là

A. cháy rừng.

B. ô nhiễm môi trường.

C. biến đổi khí hậu.

D. con người khai thác quá mức.

Đáp án: D

Câu 9. Việc dân số thế giới tăng nhanh đã

A. Thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội.

B. Làm cho tài nguyên suy giảm và ô nhiễm môi trường.

C. Thúc đẩy giáo dục và y tế phát triển mạnh.

D. Làm cho chất lượng cuộc sống ngày càng tăng.

Đáp án: B

Câu 10. Dân số già sẽ dẫn tới hậu quả nào sau đây?

A. Thất nghiệp và thiếu việc làm.

B. Thiếu hụt nguồn lao động cho đất nước.

C. Gây sức ép tới tài nguyên môi trường.

D. Tài nguyên nhanh chóng cạn kiệt.

Đáp án: B

Câu 11. Sự suy giảm đa dạng sinh học dẫn tới những hậu quả nào dưới đây?

A. Khan hiếm nguồn nước ngọt xảy ra ở nhiều nơi.

B. Cuộc chiến sinh tồn khốc liệt của động vật hoang dã.

C. Mất đi nhiều loài gen, nguồn thuốc, nguồn thực phẩm.

D. Thu hẹp không gian sống của các loài sinh vật.

Đáp án: C

Câu 12. Để giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu cần sự hợp tác giữa

A. các quốc gia trên thế giới.

B. các quốc gia phát triển.

C. các quốc gia đang phát triển.

D. một số cường quốc kinh tế.

Đáp án: A

Câu 13. Nguyên nhân chủ yếu nào gây nên hiệu ứng nhà kính?

A. Sự gia tăng khí CO2 trong khí quyển.

B. Khí thải CFCs quá nhiều trong khí quyển.

C. Tầng ozon mỏng dần và thủng ở Nam cực.

D. Chất thải ra môi trường không qua xử lý.

Đáp án: A

Câu 14. Việc khai thác quá mức các tài nguyên thiên nhiên là nguyên nhân chính gây ra tình trạng nào?

A. Sự suy giảm đa da sinh học.

B. Biến đổi khí hậu toàn cầu.

C. Môi trường đất bị ô nhiễm nghiêm trọng.

D. Làm thủ tầng ôzôn và mưa axit.

Đáp án: A

Câu 15. Nhận định nào dưới đây là kết quả tác động trực tiếp của hiện tượng hiệu ứng nhà kính?

A. Tan băng ở hai cực Trái Đất.

B. Mực nước biển dâng cao hơn.

C. Nhiệt độ toàn cầu nóng lên.

D. Xâm nhập mặn vào sâu nội địa hơn.

Đáp án: C

Câu 16. Dân số già không dẫn tới hậu quả về mặt kinh tế - xã hội nào dưới đây?

A. Thiếu lực lượng lao động trong xã hội.

B. Chi phí chăm sóc cho người già lớn.

C. Nguy cơ làm tăng dân số nhanh.

D. Dẫn tới nguy cơ suy giảm dân số.

Đáp án: C

Câu 17. Ở Việt Nam, vùng nào sau đây chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu do nước biển dâng?

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

B. Đồng bằng sông Hồng.

C. Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ.

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Đáp án: D

Câu 18. Năm 2016, hiện tượng cá chết hàng loạt ở một số tỉnh miền Trung của Việt Nam là do nguyên nhân nào sau đây?

A. Nước biển nóng lên.

B. Hiện tượng thủy triều đỏ.

C. Ô nhiễm môi trường nước.

D. Độ mặn của nước biển tăng.

Đáp án: C

Câu 19. Cần làm gì để bảo vệ động, thực vật quý hiếm khỏi nguy cơ tuyệt chủng?

A. Tăng cường nuôi trồng.

B. Đưa chúng đến các vườn thú.

C. Tuyệt đối không được khai thác.

D. Đưa vào Sách đỏ để bảo vệ.

Đáp án: D

Câu 20. Nội dung nào dưới đây không phải là mục tiêu của phát triển bền vững?

A. Đạt được sự đầy đủ về vật chất.

B. Sự xuất hiệu của nhiều loài mới.

C. Sự hài hòa giữa con người và tự nhiên.

D. Sự giàu có về tinh thần và văn hóa.

Đáp án: A

Câu 21: Hậu quả của nhiệt độ Trái Đất tăng lên là

A. thảm thực vật bị thiêu đốt.

B. suy giảm hệ sinh vật.

C. băng tan nhanh.

D. mực nước ngầm hạ thấp.

Đáp án: C

Câu 22: Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước ngọt là

A. lượng chất thải công nghiệp tăng.

B. săn bắt động vật quá mức.

C. khai thác rừng bừa bãi.

D. nạn du canh du cư.

Đáp án: A

Câu 23: Nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí là

A. hoạt động sản xuất nông nghiệp.

B. hoạt động sản xuất công nghiệp.

C. khai thác rừng qúa mức.

D. khai thác dầu khí trên biển.

Đáp án: B

Câu 24: Nguyên nhân gây nên hiệu ứng nhà kính là

A. sự gia tăng khí CO2 trong khí quyển.

B. khí thải CFCs quá nhiều trong khí quyển.

C. tầng ô dôn mỏng dần và thủng ở Nam cực.

D. chất thải ra môi trường không qua xử lý.

Đáp án: A

Câu 25: Việc khai thác quá mức các tài nguyên thiên nhiên là nguyên nhân chính gây ra tình trạng nào?

A. Sự suy giảm đa da sinh học.

B. Biến đổi khí hậu toàn cầu.

C. Môi trường đất bị ô nhiễm nghiêm trọng.

D. Làm thủ tầng ôdôn và mưa axít.

Đáp án: A

Câu 26: Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng “thủy triều đen” là do

A. nước thải từ các nhà máy, xí nghiệp ven sông – biển.

B. các luồng sinh vật biển di chuyển với số lượng lớn tạo ra.

C. sự cố đắm tàu, tràn dầu trên biển và đại dương.

D. chất thải sinh hoạt không quá xử lý đổ vào biển và đại dương.

Đáp án: C

Câu 27: Sự suy giảm đa dạng sinh học dẫn tới những hậu quả nào dưới đây?

A. Khan hiếm nguồn nước ngọt xảy ra ở nhiều nơi.

B. Cuộc chiến sinh tồn khốc liệt của động vật hoang dã.

C. Mất đi nhiều loài gen, nguồn thuốc, nguồn thực phẩm.

D. Thu hẹp không gian sống của các loài sinh vật.

Đáp án: C

Câu 28: Tầng ôdôn bị thủng là do

A. sự tăng lượng CO2 trong khí quyển.

B. khí thải CFCs trong khí quyển.

C. nhiệt độ Trái Đất tăng lên.

D. chất thải từ ngành công nghiệp.

Đáp án: B

Câu 29: Nguyên nhân gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước ngọt ở nhiều nơi trên thế giới là

A. gia tăng nhiều loại hình hoạt động du lịch.

B. chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt chưa xử lí.

C. phát triển thủy điện quá mức trên sông, hồ.

D. đẩy mạnh việc đánh bắt thủy, hải sản.

Đáp án: B

Câu 30: Tác động trực tiếp của hiện tượng hiệu ứng nhà kính là

A. tan băng ở hai cực Trái Đất.

B. mực nước biển dâng cao hơn.

C. nhiệt độ toàn cầu nóng lên.

D. xâm nhập mặn vào sâu nội địa hơn.

Đáp án: C

Câu 31. Trong các ngành sau, ngành nào đã đưa khí thải vào khí quyển nhiều nhất?

A.Nông nghiệp       B.Công nghiệp

C.Xây dựng       D. Dịch vụ

Đáp án: B

Câu 32. Nhiệt độ Trái Đất ngày càng tăng lên là do sự gia tăng chủ yếu của chất khí nào trong khí quyển?

A. O3       B.CH4

C. CO2       D.N2O

Đáp án: C

Câu 33. Ở Việt Nam, vùng sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu do nước biển dâng là

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ

B. Đồng bằng sông Hồng

C. Tây Nguyên

D. Đồng bằng sông Cửu Long

Đáp án: D

Câu 34. Một trong những biểu hiện rõ nhất của biến đổi khí hậu là

A. Xuất hiện nhiều động đất

B. Nhiệt độ Trái Đất tăng

C. Bang ở vùng cực ngày càng dày

D. Núi lửa sẽ hình thành ở nhiều nơi

Đáp án: B

Câu 35. Hiện nay, nguồn nước ngọt ở nhiều nơi trên thế giới bị ô nhiễm nghiêm trọng, nguyên nhân chủ yếu là do

A. Chất thải công nghiệp chưa qua xử lí.

B. Chất thải trong sản xuất nông nghiệ

C. Nước xả từ các nhà máy thủy điện

D. Khai thác và vận chuyển dầu mỏ.

Đáp án: A

Tài liệu có 12 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tài liệu cùng môn học

25 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 30 (có đáp án 2023): Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh Phạm Thị Huyền Trang 25 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 30 (có đáp án 2023): Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
427 8 1
12 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 29 (có đáp án 2023): Môi trường và tài nguyên thiên nhiên Phạm Thị Huyền Trang 12 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 29 (có đáp án 2023): Môi trường và tài nguyên thiên nhiên đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
323 5 1
25 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 28 (có đáp án 2023): Thương mại, tài chính ngân hàng và du lịch Phạm Thị Huyền Trang 25 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 28 (có đáp án 2023): Thương mại, tài chính ngân hàng và du lịch đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
385 11 2
15 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 27 (có đáp án 2023): Địa lí giao thông vận tải và bưu chính viễn thông Phạm Thị Huyền Trang 15 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 27 (có đáp án 2023): Địa lí giao thông vận tải và bưu chính viễn thông đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
404 7 1
Tải xuống