Toptailieu.vn xin giới thiệu 40 bài tập trắc nghiệm Một số axit quan trọng (có đáp án) chọn lọc, hay nhất giúp học sinh lớp 9 ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Hóa.
Mời các bạn đón xem:
Một số axit quan trọng
Bài 1: Kim loại nào sau đây không tác dụng được với dung dịch axit HCl?
A. Al
B. Fe
C. Na
D. Cu
Lời giải
Al, Fe, Na đều tác dụng với dung dịch HCl
Cu không tác dụng với dung dịch HCl
Đáp án cần chọn là:D
Bài 2: Dãy kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng là
A. Cu, Zn, Na
B. Au, Pt, Cu
C. Ag, Ba, Fe
D. Mg, Fe, Zn
Lời giải
Dãy kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng là Mg, Fe, Zn.
H2SO4 không phản ứng với Cu, Ag, Pt.
Đáp án cần chọn là:D
Bài 3: Dung dịch H2SO4 loãng phản ứng được với :
A. Au
B. Fe
C. Ag
D. Cu
Lời giải
Au, Ag, Cu là kim loại đứng sau H trong dãy điện hóa học nên không phản ứng được với dd H2SO4 loãng.
Đáp án cần chọn là:B
Bài 4: Để nhận biết dung dịch H2SO4, người ta thường dùng
A. dung dịch NaOH
B. dung dịch KCl
C. dung dịch BaCl2
D. dung dịch CuSO4
Lời giải
Để nhận biết dung dịch H2SO4, người ta thường dùng dung dịch BaCl2 vì tạo kết tủa trắng BaSO4
Đáp án cần chọn là:C
Bài 5: Hiện tượng khi thêm vài giọt dung dịch H2SO4 vào dung dịch BaCl2 là:
A. Xuất hiện kết tủa hồng.
B. Xuất hiện kết tủa trắng.
C. Xuất hiện kết tủa xanh lam.
D. Xuất hiện kết tủa nâu đỏ.
Lời giải
Hiện tượng: xuất hiện kết tủa trắng
H2SO4 + BaCl2 → BaSO4↓ trắng + 2HCl
Đáp án cần chọn là:B
Bài 6: Các dung dịch đều làm quỳ tím chuyển đỏ là
A. NaCl, HCl
B. HCl, H2SO4
C. NaOH, KOH
D. NaCl, NaOH
Lời giải
Các dung dịch đều làm quỳ tím chuyển đỏ là HCl, H2SO4.
Đáp án cần chọn là:B
Bài 7: Chất dùng để phân biệt các dung dịch không màu: HCl, H2SO4 loãng, BaCl2 là:
A. dd NaOH
B. dd KOH
C. Qùy tím
D. dd NaCl
Lời giải
Chất dùng để phân biệt các dung dịch không màu: HCl, H2SO4 loãng, BaCl2 là qùy tím
Vì
Đáp án cần chọn là:C
Bài 8: Để an toàn khi pha loãng H2SO4 đặc cần thực hiện theo cách:
A. rót từng giọt nước vào axit.
B. rót từng giọt axit vào nước.
C. cho cả nước và axit vào cùng một lúc.
D. cả 3 cách trên đều được.
Lời giải
Để an toàn khi pha loãng H2SO4 đặc cần thực hiện theo cách: rót từng giọt axit vào nước.
Đáp án cần chọn là:B
Bài 9: Khi pha loãng axit sunfuric người ta phải
A. đổ từ từ axit vào nước
B. đổ từ từ nước vào axit
C. đổ nhanh axit vào nước
D. đổ nhanh nước vào axit
Lời giải
H2SO4 tan vô hạn trong nước và tỏa rất nhiều nhiệt. Nếu ta rót nước vào H2SO4, nước sôi đột ngột và kéo theo những giọt axit bắn ra xung quanh gây nguy hiểm. Vì vậy, muốn pha loãng axit H2SO4 đặc, người ta phải rót từ từ axit vào nước và khuấy nhẹ bằng đũa thủy tinh và không được làm ngược lại
Đáp án cần chọn là:A
Bài 10: Khi pha loãng axit sunfuric từ axit đặc người ta phải:
A. đổ từ từ axit đặc vào nước
B. đổ từ từ nước vào axit đặc
C. đổ nhanh axit đặc vào nước
D. đổ nhanh nước vào axit đặc
Lời giải
Khi pha loãng axit sunfuric từ axit đặc người ta phải đổ từ từ axit đặc vào nước
Đáp án cần chọn là:A
Bài 11: Để nhận biết axit sunfuric và muối sunfat người ta thường dùng
A. BaCl2
B. Ba3(PO4)2
C. BaCO3
D. BaSO4
Lời giải
Để nhận biết axit sunfuric và muối sunfat, ta dùng dung dịch muối BaCl2, Ba(NO3)2 hoặc Ba(OH)2 vì tạo kết tủa trắng
Đáp án cần chọn là:A
Bài 12: Nhỏ từ từ dung dịch BaCl2 vào dung dịch Na2SO4 ta thấy xuất hiện
A. Xuất hiện kết tủa màu trắng
B. Xuất hiện kết tủa màu xanh lam
C. Có bọt khí thoát ra khỏi dung dịch
D. Chất kết tủa màu đỏ
Lời giải
Nhỏ từ từ dung dịch BaCl2 vào dung dịch Na2SO4 ta thấy xuất hiện kết tủa màu trắng
Do BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4(↓ trắng) + 2NaCl
Đáp án cần chọn là:A
Bài 13: Hoà tan hết 25,2 gam kim loại R trong dung dịch axit HCl, sau phản ứng thu được 10,08 lít H2 (đktc). Kim loại R là
A. Fe
B. Zn
C. Mg
D. Al
Lời giải
nH2 = 0,45 mol
Gọi hóa trị của kim loại R là a (a = 1, 2, 3, 4)
2R + 2aHCl → 2RCla + aH2
← 0,45
Áp dụng công thức: m = M.n
a |
1 |
2 |
3 |
4 |
R |
28 (loại) |
56 (Fe) |
84 (loại) |
112 (loại) |
Vậy kim loại cần tìm là sắt (Fe)
Đáp án cần chọn là:A
Bài 14: Hoà tan hoàn toàn 6,5 gam một kim loại A chưa rõ hoá trị vào dung dịch axit H2SO4, thì thu được 2,24 lít H2 (đktc). Kim loại A là
A. Zn
B. Fe
C. Mg
D. Al
Lời giải
Gọi kim loại A có hóa trị n (n = 1, 2, 3, 4)
2A + nH2SO4 → A2(SO4)n + nH2
← 0,1 mol
Áp dụng công thức:
n |
1 |
2 |
3 |
4 |
A |
32,5 (loại) |
65 (Zn) |
97,5 (loại) |
130 (loại) |
Kim loại A là Zn
Đáp án cần chọn là:A
Bài 15: Hóa chất có thể dùng để nhận bết 2 axit HCl và H2SO4 ?
A. NaOH
B. Ba(OH)2
C. Fe
D. CaO
Lời giải
Hóa chất có thể dùng để nhận bết 2 axit HCl và H2SO4: Ba(OH)2
Đáp án cần chọn là:B
Câu 16: Dãy các chất tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng tạo thành sản phẩm có chất khí là
A. Na2SO3, CaCO3, Zn.
B. Al, MgO, KOH.
C. BaO, Fe, CaCO3.
D. Zn, Fe2O3, Na2SO3.
Lời giải:
Viết phản ứng ở từng đáp án
A.
Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 + H2O
CaCO3 + H2SO4 → CaSO4 + CO2 + H2O
Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2
B.
2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2↑
H2SO4 + MgO → H2O + MgSO4
H2SO4 + 2KOH → 2H2O + K2SO4
→ Loại vì có 2 phản ứng với MgO và KOH không sinh ra khí
C.
BaO + H2SO4 → H2O + BaSO4
Fe + H2SO4 → H2 + FeSO4
CaCO3 + H2SO4 → H2O + CO2 + CaSO4
→ Loại vì có 2 phản ứng với BaO không sinh ra khí
D.
H2SO4 + Zn → H2 + ZnSO4
Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O
Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 + H2O
→ Loại vì có phản ứng với Fe2O3 không sinh ra khí
Đáp án cần chọn là:A
Câu 17: Chất tác dụng với dung dịch HCl tạo thành chất khí nhẹ hơn không khí là:
A. Mg
B. CaCO3
C. Cu
D. Na2SO3.
Lời giải:
A. Mg + 2HCl → MgCl2 + H2↑
B. CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 ↑+ H2O
C. Cu + HCl không phản ứng
D. Na2S + 2HCl → CuCl2 + H2S↑
Trong 3 khí H2, CO2, H2S chỉ có khí H2 nhẹ hơn không khí
Đáp án cần chọn là:A
Câu 18: Cho một khối lượng mạt sắt dư vào 500 ml dd HCl, sau phản ứng thu được 3,36 lít khí (đktc). Nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng là
A. 0,5M.
B. 0,6M.
C. 0,15M.
D. 0,3M.
Lời giải:
Đáp án cần chọn là:B
Câu 19: Cho a gam sắt vào dung dịch HCl dư. Sau phản ứng thu được 6,72 lít khí hidro ở đktc.Giá trị của a là
A. 5,6 gam.
B. 11,2 gam.
C. 16,8 gam.
D. 22,4 gam.
Lời giải:
Đáp án cần chọn là:C
Câu 20: Hòa tan hoàn toàn 5,6 gam Fe cần dùng V(ml) dung dịch HCl 2M. Giá trị của V cần tìm là:
A. 0,1.
B. 100.
C. 50.
D. 300.
Lời giải:
nFe = 5,6: 56 = 0,1 (mol)
PTHH: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑
Theo PTHH: nHCl = 2nFe = 2. 0,1 = 0,2 (mol)
⇒ VHCl = n: CM = 0,2: 2 = 0,1 (lít) = 100 (ml)
Đáp án cần chọn là:B
Câu 21: Cho 16,25 gam kẽm vào 300 gam dung dịch HCl lấy dư, phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch A và khí H2. Khối lượng dung dịch A là
A. 316,25 gam.
B. 300,00 gam.
C. 312,35 gam.
D. 315,75 gam.
Lời giải:
Vì phản ứng sinh ra khí H2
⇒ mdd sau phản ứng = mdd trước phản ứng – mH2
Ta có:
mdd trước phản ứng = mZn + mdd HCl = 16,25 + 300 = 316,25 gam
⇒ mdd sau phản ứng = 316,25 – 0,25.2 = 315,75 gam
Đáp án cần chọn là: D
Câu 22: Cho 4,8 gam kim loại magie tác dụng vừa đủ với dung dịch axit clohidric. Thể tích khí Hiđro thu được ở đktc là:
A. 44,8 lít
B. 4,48 lít
C. 2,24 lít
D. 22,4 lít
Lời giải:
Đáp án cần chọn là: B
Câu 23: Cho 10,5 gam hỗn hợp hai kim loại Zn và Cu vào dung dịch H2SO4 loãng dư, người ta thu được 2,24 lít khí (đktc). Thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu là
A. 63% và 37%.
B. 61,9% và 38,1%.
C. 61,5% và 38,5%.
D. 65% và 35%.
Lời giải:
Chỉ có Zn phản ứng với H2SO4, Cu không phản ứng.
nH2 = 0,1 mol
Đáp án cần chọn là:B
Câu 24: Hỗn hợp X gồm Fe và Al (với tỉ lệ mol 1 : 1). Hòa tan hoàn toàn m gam X bằng dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được 5,6 lít H2 (đktc). Giá trị của m là:
A. 10,2 gam.
B. 8,3 gam.
C. 2,7 gam.
D. 16,6 gam.
Lời giải:
Đáp án cần chọn là: B
Câu 25: Cho 1,25 lít dung dịch KOH 1M tác dụng vừa đủ với x lít dung dịch HCl 0,5M. Giá trị của x là
A. 1,25
B. 2,0
C. 2,5
D. 1,5
Lời giải:
Đáp án cần chọn là: C
Câu 26: Để trung hòa hoàn toàn 100ml dung dịch NaOH 1M cần vừa đủ V ml dung dịch H2SO4 2M. Giá trị của V là:
A. 25ml.
B. 50ml.
C. 100ml.
D. 200ml.
Lời giải:
nNaOH = 0,1.1 = 0,1 (mol)
PTPƯ:
2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + H2O
0,1 → 0,05 (mol)
⇒ VH2SO4 = nH2SO4 : CM = 0,05 : 2 = 0,025 (lít) = 25 (ml)
Đáp án cần chọn là: A
Câu 27: Cho 44,78 gam hỗn hợp A gồm KOH và Ba(OH)2 vào 400 gam dung dịch HCl vừa đủ, phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được 56,065 gam hỗn hợp muối. Nồng độ phần trăm của BaCl2 trong dung dịch X là
A. 8,42%.
B. 5,34%.
C. 9,36%.
D. 14,01%.
Lời giải:
mHCl = 400.7,3% = 29,2 gam
Gọi số mol KOH và Ba(OH)2 lần lượt là x và y mol
Vì sau phản ứng không sinh ra chất khí hay chất kết tủa nên
Đáp án cần chọn là: A
Câu 28: Hòa tan hoàn toàn một hiđroxit của kim loại R bằng dung dịch HCl 14,6% (vừa đủ), sau phản ứng thu được dung dịch chứa muối clorua có nồng độ 17,03%. Công thức hiđroxit của kim loại R là
A. Mg(OH)2.
B. Cu(OH)2.
C. Zn(OH)2.
D. Fe(OH)3.
Lời giải:
n | 1 | 2 | 3 | 4 |
R | 12 (loại) | 24 (Mg) | 36 (loại) | 48 (loại) |
→ công thức hiđroxit là Mg(OH)2
Đáp án cần chọn là:A
Câu 29: Hòa tan 2,4 gam oxit của một kim loại hóa trị II vào 21,9 gam dung dịch HCl 10% thì vừa đủ . Oxit đó là:
A. CuO
B. CaO
C. MgO
D. FeO
Lời giải:
Đáp án cần chọn là: A
Câu 30: Hòa tan 1,68 gam oxit của 1 kim loại hóa trị II vào 21,9 gam dung dịch HCl 10% thì phản ứng xảy ra vừa đủ. Công thức của oxit là:
A. CuO
B. CaO
C. MgO
D. FeO
Lời giải:
Đáp án cần chọn là:B
Câu 31: Hòa tan hoàn toàn 23,2 gam hỗn hợp A gồm (FeO, CuO) cần dùng vừa đủ 200 ml dung dịch H2SO4 1,5M thu được dung dịch X. Phần trăm khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp A là
A. 32,23% và 67,77%.
B. 31,03% và 68,97%.
C. 56,25% và 43,75%.
D. 45,55 và 54,45%.
Lời giải:
Đáp án cần chọn là:B
Câu 32: Hòa tan vừa hết 20 gam hỗn hợp CuO và Fe2O3 trong 200 ml dung dịch HCl 3,5M . Khối lượng mỗi oxit trong hỗn hợp là:
A. 4 g và 16 g
B. 10 g và 10 g
C. 8 g và 12 g
D. 14 g và 6 g.
Lời giải:
Đáp án cần chọn là: A
Câu 33: Hòa tan 10 gam hỗn hợp chất rắn gồm Fe, FeO và Cu vào dung dịch HCl loãng dư. Kết thúc phản ứng thấy có 2,24 lít khí H2 (đktc) thoát ra và thu được dung dịch B và 0,8 gam chất rắn C. Cô cạn dung dịch B thu được m gam muối. Gía trị của m là:
A. 19,00 gam
B. 19,05 gam
C. 20 gam
D. 20,05 gam
Lời giải:
Đáp án cần chọn là:B
Câu 34: Lấy 200 ml dung dịch BaCl2 0,6M tác dụng với 400 ml dung dịch H2SO4 0,5M thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 46,60
B. 34,95
C. 23,30
D. 27,96
Lời giải:
Đáp án cần chọn là:D
Câu 35: Khi cho axit tác dụng với bazơ thu được:
A. Muối và khí hiđro.
B. Muối và nước.
C. Dung dịch bazơ.
D. Muối.
Lời giải:
Axit + bazơ → muối và nước
Đáp án cần chọn là:B
Câu 36: Phản ứng giữa dung dịch HCl và NaOH là phản ứng
A. Hóa hợp
B. Trung hòa
C. Thế
D. Phân hủy
Lời giải:
HCl + NaOH → NaCl + H2O
Phản ứng giữa axit và bazơ được gọi là phản ứng trung hòa.
Đáp án cần chọn là:B
Câu 37: Phản ứng giữa natri hiđroxit và axit sunfuric loãng được gọi là phản ứng
A. hiđrat hóa.
B. oxi hóa – khử.
C. trung hòa.
D. thế.
Lời giải:
Phản ứng giữa dd axit và dd bazo được gọi là phản ứng trung hòa.
Đáp án cần chọn là:C
Câu 38: Thêm vài giọt kali hiđroxit vào dung dịch đồng (II) clorua. Sản phẩm thu được là:
A. Cu(OH)2 và KCl.
B. Cu(OH)2 và NaCl.
C. CuOH và KCl.
D. CuOH và NaCl.
Lời giải:
2KOH + CuCl2 → Cu(OH)2↓ + 2KCl
Đáp án cần chọn là:A
Câu 39: Để trung hòa 10 ml dung dịch hỗn hợp axit gồm HCl và H2SO4 cần dùng 40ml dung dịch NaOH 0,5M. Mặt khác lấy 100 ml dung dịch hỗn hợp axit trên đem trung hòa bằng một lượng NaOH vừa đủ rồi cô cạn thì thu được 13,2 gam muối khan. Nồng độ mol của mỗi axit trong dung dịch ban đầu lần lượt là
A. 0,8M và 0,6M.
B. 1M và 0,5M.
C. 0,6M và 0,7M.
D. 0,2M và 0,9M.
Lời giải:
Gọi nồng độ mol ban đầu của HCl và H2SO4 lần lượt là x và y (M)
Lần 1: 10 ml dd hỗn hợp axit + NaOH: 0,02 (mol)
HCl + NaOH → NaCl + H2O (1)
0,01x → 0,01x (mol)
H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O (2)
0,01y → 0,02y (mol)
Ta có: ∑nNaOH = 0,01x + 0,02y = 0,02 (*)
Lần 2: 100 ml dd hỗn hợp axit + NaOH vừa đủ → 13,2 g muối
⇒ mmuối = mNaCl + mNa2SO4
⇒ 0,1x. 58,5 + 0,1y. 142 = 13,2 (**)
Từ (*) và (**) ⇒ x = 0,8 và y = 0,6
Vậy nồng độ ban đầu của HCl = 0,8M và H2SO4 = 0,6M
Đáp án cần chọn là:A
Câu 40: Dung dịch axit clohiđric tác dụng với sắt tạo thành:
A. Sắt (II) clorua và khí hiđro.
B. Sắt (III) clorua và khí hiđro.
C. Sắt (II) Sunfua và khí hiđro.
D. Sắt (II) clorua và nước.
Lời giải:
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 (↑)
Đáp án cần chọn là: A
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.