35 câu trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 8 Tiết 2 (có đáp án)

Toptailieu.vn xin giới thiệu 35 câu trắc nghiệm Liên bang Nga. (Tiết 2): Kinh tế (có đáp án) chọn lọc, hay nhất giúp học sinh lớp 11 ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Địa lí.

Mời các bạn đón xem:

35 câu trắc nghiệm Liên bang Nga. (Tiết 2): Kinh tế (có đáp án) chọn lọc

Câu 1. Phát biểu nào nói lên vai trò của Liên bang Nga trong Liên Bang Xô Viết?

A. Tạo dựng Liên Xô trở thành cường quốc trên thế giới.

B. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Liên Xô đứng đầu thế giới.

C. Đưa Liên Xô trở thành cường quốc xuất khẩu dầu mỏ.

D. Mở rộng lãnh thổ Liên Xô, là nước có diện tích lớn nhất.

Đáp án: A

Câu 2. Nội dung nào sau đây nằm trong chiến lược kinh tế mới của Liên bang Nga từ năm 2000?

A. Đưa nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng.

B. Tiếp tục xây dựng nền kinh tế bao cấp.

C. Hạn chế mở rộng ngoại giao.

D. Coi trọng châu Âu và châu Mĩ.

Đáp án: A

Câu 3. Nội dung nào dưới đây là thành tựu đạt được sau năm 2000 nền kinh tế của Liên bang Nga?

A. Tăng lạm phát, tăng trưởng chậm và rơi vào bất ổn.

B. Đạt tốc độ tăng trưởng thần kì, phục hồi nhanh chóng.

C. Phát triển chậm lại, tăng trưởng thấp so với thế giới.

D. Vượt qua khủng hoảng, dần ổn định và đi lên.

Đáp án: D

Câu 4.  Ngành kinh tế nào đóng vai trò là xương sống của nền kinh tế Liên bang Nga?

A. Năng lượng.

B. Công nghiệp.

C. Nông nghiệp.

D. Dịch vụ.

Đáp án: B

Câu 5. Ngành công nghiệp nào dưới đây được coi là ngành mũi nhọn, hằng năm mang lại nguồn tài chính lớn cho Liên bang Nga?

A. Công nghiệp hàng không – vũ trụ.

B. Công nghiệp luyện kim.

C. Công nghiệp quốc phòng.

D. Công nghiệp khai thác dầu khí.

Đáp án: D

Câu 6. Ở Nga, các ngành công nghiệp như năng lượng, chế tạo máy, luyện kim, khai thác gỗ và sản xuất giấy, bột xen-lu-lô thuộc nhóm ngành công nghiệp nào?

A. Mới.

B. Thủ công.

C. Truyền thống.

D. Hiện đại.

Đáp án: C

Câu 7. Nội dung nào sau đây là điều kiện thuận lợi nhất trong sản xuất nông nghiệp của Liên bang Nga?

A. Quỹ đất nông nghiệp lớn.

B. Đất đai phân hoá đa dạng.

C. Giáp nhiều biển và đại dương.

D. Có nhiều sông, hồ lớn.

Đáp án: A

Câu 8. Hai trung tâm dịch vụ lớn nhất của Nga là

A. Mát-xcơ-va và Vôn-ga-grát.

B. Xanh Pê-téc-bua và Vôn-ga-grát.

C. Vôn-ga-grát và Nô-vô-xi-biếc.

D. Mát-xcơ-va và Xanh Pê-téc-bua.

Đáp án: D

Câu 9. Loại hình vận tải nào sau đây có vai trò quan trọng nhất thúc đẩy sự phát triển của vùng Đông Xi-bia?

A. Hàng không.

B. Đường sắt.

C. Đường biển.

D. Đường sông.

Đáp án: B

Câu 10. Biểu hiện khó khăn của Liên bang Nga sau khi Liên Bang Xô viết tan rã không phải là

A. sản lượng các ngành kinh tế giảm.

B. tình hình chính trị bất ổn.

C. tốc độ tăng trưởng kinh tế âm.

D. đời sống nhân dân ổn định.

Đáp án: D

Câu 11. Nội dung nào sau đây không phải là thành tựu về kinh tế của Liên bang Nga sau năm 2000?

A. Sản lượng các ngành kinh tế tăng.

B. Thanh toán xong nợ nước ngoài từ thời Xô viết.

C. Giá trị xuất siêu ngày càng tăng.

D. Đời sống nhân dân được nâng cao.

Đáp án: D

Câu 12. Nhận định nào sau đây đúng với hoạt động ngoại thương của Liên bang Nga?

A. Giá trị xuất khẩu luôn cân bằng với giá trị nhập khẩu.

B. Hàng xuất khẩu chính là thủy sản, hàng công nghiệp nhẹ.

C. Hàng nhập khẩu chính là dầu mỏ, khí đốt.

D. Tổng kim ngạch ngoại thương liên tục tăng.

Đáp án: A

Câu 13. Nhận định nào sau đây không đúng với kinh tế Nga?

A. Kinh tế đối ngoại là ngành khá quan trọng.

B. Các ngành dịch vụ đang phát triển mạnh.

C. Sản lượng nông nghiệp đứng hàng đầu thế giới.

D. Công nghiệp khai thác dầu khí là ngành mũi nhọn.

Đáp án: C

Câu 14. Nội dung nào là biểu hiện cơ bản nhất chứng tỏ LB Nga từng là trụ cột của Liên bang Xô viết?

A. Chiếm tỉ trọng lớn nhất về diện tích trong Liên Xô.

B. Chiếm tỉ trọng lớn nhất về dân số trong Liên Xô.

C. Chiếm tỉ trọng lớn nhất về sản lượng các ngành kinh tế trong Liên Xô.

D. Chiếm tỉ trọng lớn nhất về số vốn đầu tư trong toàn Liên Xô.

Đáp án: C

Câu 15. Tình hình của LB Nga sau khi Liên bang Xô viết tan rã không phải là

A. tình hình chính trị, xã hội ổn định.

B. tốc độ tăng trưởng GDP âm.

C. sản lượng các ngành kinh tế giảm.

D. đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.

Đáp án: A

Câu 16. Phát biểu nào sau đây không đúng với cơ sở hạ tầng giao thông vận tải của LB Nga?

A. Có đủ các loại hình giao thông vận tải.

B. Có hệ thống đường sắt xuyên Xi-bia.

C. Giao thông đường thủy hầu như không phát triển được.

D. Nhiều hệ thống đường được nâng cấp, mở rộng.

Đáp án: C

Câu 17. Chức năng gắn kết Âu – Á thể hiện nội dung nào trong chiến lược kinh tế mới của Liên bang Nga?

A. Nâng cao vị thế của Liên bang Nga trên trường quốc tế.

B. Mở rộng ngoại giao, coi trọng châu Á.

C. Tăng cường liên kết kinh tế khu vực.

D. Tăng khả năng ảnh hưởng với các nước châu Á.

Đáp án: B

Câu 18. Những ngành công nghiệp mà Liên bang Nga hợp tác chủ yếu với Việt Nam là

A. Điện tử - tin học, chế tạo máy.

B. Luyện kim màu, đóng tàu biển.

C. Thủy điện, dầu khí.

D. Chế tạo máy,dệt –may.

Đáp án: C

Câu 19. Diễn đàn kinh tế nào được tổ chức nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư ở vùng Viễn Đông của Liên bang Nga?

A. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC).

B. Diễn đàn kinh tế phương Đông (EEF).

C. Diễn đàn Diễn đàn Kinh tế thế giới Đông Á (WEF Đông Á).

D. Tổ chức thương mại thế giới (WTO)

Đáp án: B

Câu 20. Nội dung nào sau đây là khó khăn lớn nhất đối với nền sản xuất nông nghiệp của LB Nga?

A. Phần lớn lãnh thổ là đầm lầy, băng giá nên thiếu đất canh tác.

B. Thời tiết, khí hậu quá sức khắc nghiệt nên sản xuất khó khăn .

C. Dân số già nên thiếu lực lượng lao động cho sản xuất.

D. Sông ngòi đóng băng thường xuyên nên thiếu nước tưới.

Đáp án: A

Câu 21: Chức năng gắn kết Âu – Á thể hiện nội dung nào trong chiến lược kinh tế mới của Liên Bang Nga?

A. Nâng cao vị thế của Liên Bang Nga trên trường quốc tế.B. Mở rộng ngoại giao, coi trọng châu Á.

C. Tăng cường liên kết kinh tế khu vực.

D. Tăng khả năng ảnh hưởng với các nước châu Á.

Đáp án: B

Câu 22: Chính sách đối ngoại của Liên Bang Nga coi trọng khu vực nào?

A. Châu Âu.

B. Châu Phi.

C. Châu Mĩ.

D. Châu Á.

Đáp án: D

Câu 23: Những ngành công nghiệp mà Liên Bang Nga hợp tác chủ yếu với Việt Nam (trước đây và hiện nay) là

A. Điện tử - tin học, chế tạo máy.

B. Luyện kim màu, đóng tàu biển.

C. Thủy điện, dầu khí.

D. Chế tạo máy,dệt –may.

Đáp án: C

Câu 24: Hệ thống sông nào sau đây có giá trị về thủy điện và giao thông lớn nhất Liên Bang Nga?

A. Sông Ô-bi.

B. Sông Vôn-ga.

C. Sông Ê-nit-xây.

D. Sông Lê-na.

Đáp án: C

Câu 25: Vùng kinh tế quan trọng để nền kinh tế Liên bang Nga hội nhập vào khu vực châu Á – Thái Bình Dương là

A. vùng Viễn Đông.

B. vùng U-ran.

C. vùng Trung ương.

D. vùng Trung tâm đất đen.

Đáp án: A

Câu 26: Diễn đàn kinh tế được tổ chức nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư ở vùng Viễn Đông của Liên Bang Nga, biến khu vực này thành trung tâm kinh tế châu Á là

A. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC).

B. Diễn đàn kinh tế phương Đông (EEF).

C. Diễn đàn Diễn đàn Kinh tế thế giới Đông Á (WEF Đông Á).

D. Tổ chức thương mại thế giới (WTO).

Đáp án: B

Câu 27: Từ lâu, Liên Bang Nga đã được coi là cường quốc về ngành công nghiệp nào dưới đây?

A. Công nghiệp luyện kim.

B. Công nghiệp vũ trụ.

C. Công nghiệp chế tạo máy.

D. Công nghiệp dệt.

Đáp án: B

Câu 28: Trong các ngành công nghiệp sau, ngành nào được coi là thế mạnh của Liên Bang Nga?

A. Công nghiệp luyện kim.

B. Công nghiệp chế tạo máy.

C. Công nghiệp quốc phòng.

D. Công nghiệp chế biến thực phẩm.

Đáp án: C

Câu 29: Lúa mì ở LB Nga được trồng chủ yếu ở khu vực nào dưới đây?

A. Phía bắc đồng bằng Tây Xia bia.

B. Cao nguyên Trung Xi bia.

C. Vùng Viễn Đông.

D. Đồng bằng Đông Âu.

Đáp án: D

Câu 30: Nhận xét nào dưới đây đúng nhất về các ngành công nghiệp có điều kiện tài nguyên thuận lợi để phát triển ở phần lãnh thổ phía Tây của nước Nga?

A. Chế biến gỗ, khai thác, năng lượng, luyện kim, hóa chất.

B. Chế biến gỗ, khai thác, luyện kim, dệt, hóa chất.

C. Chế biến gỗ, khai thác, thực phẩm, hóa chất.

D. Chế biến gỗ, khai thác, chế tạo máy, hóa chất.

Đáp án: A

Tài liệu có 11 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tài liệu cùng môn học

25 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 30 (có đáp án 2023): Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh Phạm Thị Huyền Trang 25 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 30 (có đáp án 2023): Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
545 8 1
12 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 29 (có đáp án 2023): Môi trường và tài nguyên thiên nhiên Phạm Thị Huyền Trang 12 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 29 (có đáp án 2023): Môi trường và tài nguyên thiên nhiên đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
468 5 1
25 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 28 (có đáp án 2023): Thương mại, tài chính ngân hàng và du lịch Phạm Thị Huyền Trang 25 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 28 (có đáp án 2023): Thương mại, tài chính ngân hàng và du lịch đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
493 11 2
15 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 27 (có đáp án 2023): Địa lí giao thông vận tải và bưu chính viễn thông Phạm Thị Huyền Trang 15 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 27 (có đáp án 2023): Địa lí giao thông vận tải và bưu chính viễn thông đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
532 7 1
Tải xuống