Toptailieu.vn xin giới thiệu 15 câu trắc nghiệm Xu hướng biến đổi thành phần và một số tính chất của hợp chất trong một chu kỳ Kết nối tri thức (có đáp án 2023) CHỌN LỌC, hay nhất giúp học sinh lớp 10 ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Hóa học.
Mời các bạn đón xem:
15 câu trắc nghiệm Xu hướng biến đổi thành phần và một số tính chất của hợp chất trong một chu kỳ Kết nối tri thức (có đáp án 2023) CHỌN LỌC
Lý thuyết
I. Thành phần của các oxide và hydroxide
Hóa trị cao nhất của các nguyên tố nhóm A trong hợp chất với oxygen tăng từ I đến VII khi đi từ trái qua phải trong một chu kì (trừ chu kì 1 và nguyên tố fluorine ở chu kì 2), do đó thành phần của các oxide và hydroxide có sự lặp lại theo chu kì.
Ví dụ: Nguyên tố calcium thuộc nhóm IIA của bảng tuần hoàn. Viết công thức hóa học của oxide, hydroxide (ứng với hóa trị cao nhất) của nguyên tố trên.
Hướng dẫn giải:
Nguyên tố calcium (Ca) thuộc nhóm IIA.
→ Hóa trị cao nhất của Ca là II.
Công thức hóa học của oxide là CaO, của hydroxide là Ca(OH)2.
II. Tính chất của oxide và hydroxide
Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính base của oxide và hydroxide tương ứng giảm dần, đồng thời tính acid của chúng tăng dần.
Nhận xét:
Hydroxide của các nguyên tố nhóm IA thể hiện tính base mạnh, hydroxide ứng với hóa trị cao nhất của các nguyên tố nhóm VIIA (trừ fluorine) thể hiện tính acid mạnh.
Ví dụ: Cho các nguyên tố P (Z = 15), S (Z = 16), Cl (Z = 17). So sánh tính acid của hydroxide (ứng với hóa trị cao nhất) của các nguyên tố trên.
Hướng dẫn giải:
P (Z = 15): [Ne]3s23p3 → P thuộc chu kì 3, nhóm VA.
Hóa trị cao nhất của P là V → Công thức hydroxide (ứng với hóa trị cao nhất) là H3PO4.
S (Z = 16): [Ne]3s23p4 S thuộc chu kì 3, nhóm VIA.
Hóa trị cao nhất của S là VI → Công thức hydroxide (ứng với hóa trị cao nhất) là H2SO4.
Cl (Z = 17): [Ne]3s23p5 → Cl thuộc chu kì 3, nhóm VA.
Hóa trị cao nhất của Cl là VII → Công thức hydroxide (ứng với hóa trị cao nhất) là HClO4.
Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính base của oxide và hydroxide tương ứng giảm dần, đồng thời tính acid của chúng tăng dần.
→ So sánh tính acid: H3PO4 < H2SO4 < HClO4.
Bài tập
Câu 1. Nguyên tố nào có công thức oxide (với hóa trị cao nhất) là R2O5?
A. Carbon (C);
B. Sodium (Na);
C. Sulfur (S);
D. Nitrogen (N).
Đáp án: D
Công thức oxide (với hóa trị cao nhất) là R2O5
R thuộc nhóm VA
Nguyên tố cần tìm là nitrogen (N).
Câu 2. Nguyên tố nào có công thức hydroxide (với hóa trị cao nhất) là R(OH)3?
A. Aluminium(Al);
B. Sodium (Na);
C. Sulfur (S);
D. Nitrogen (N).
Đáp án: A
Công thức hydroxide (với hóa trị cao nhất) là R(OH)3
R thuộc nhóm IIIA
Nguyên tố cần tìm là aluminium (Al).
Câu 3. Nguyên tử X có 17 proton. Hóa trị cao nhất của X trong hợp chất với oxygen là?
A. V;
B. VI;
C. VII;
D. VIII.
Đáp án: C
Nguyên tử X có 17 proton.
Cấu hình electron của X là: 1s22s22p63s23p5.
X thuộc nhóm VIIA.
Hóa trị cao nhất của X với oxygen là VII.
Câu 4. Nguyên tố X thuộc nhóm A của bảng tuần hoàn. Oxide ứng với hóa trị cao nhất của X là XO2. Số electron hóa trị của X là?
A. 3;
B. 4;
C. 5;
D. 6.
Đáp án: B
Oxide ứng với hóa trị cao nhất của X là XO2
X có hóa trị cao nhất trong hợp chất với oxygen là IV.
X có 4 electron hóa trị.
Câu 5. Nguyên tố X thuộc chu kì 3 nhóm VIIA. Công thức hóa học của hydroxide (ứng với hóa trị cao nhất) của X là?
A. H2XO3;
B. HX;
C. H2XO4;
D. HXO4.
Đáp án: D
Nguyên tố X thuộc chu kì 3 nhóm VIIA
X có 7 electron lớp ngoài cùng
Công thức hóa học của hydroxide (ứng với hóa trị cao nhất) của X là HXO4.
Câu 6. Nguyên tố X thuộc chu kì 3 nhóm VA. Cho các phát biểu sau:
(1) X là phosphorus
(2) Oxide ứng với hóa trị cao nhất là X2O7
(3) Hydroxide ứng với hóa trị cao nhất là H3XO4
(4) Hydroxide của X có tính base mạnh
Số các phát biểu đúng là?
A. 1;
B. 2;
C. 3;
D. 4.
Đáp án: B
Phát biểu đúng là: 1, 3.
(2) sai vì: Oxide ứng với hóa trị cao nhất là X2O5
(3) sai vì: Hydroxide của X có tính acid trung bình.
Câu 7. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Hydroxide của các nguyên tố nhóm IA thể hiện tính base mạnh;
B. Hydroxide ứng với hóa trị cao nhất của các nguyên tố nhóm VIIA (trừ fluorine) thể hiện tính acid mạnh;
C. Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính base của oxide và hydroxide tương ứng tăng dần;
D. Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính acid của oxide và hydroxide tương ứng tăng dần.
Đáp án: C
C không đúng vì: Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính base của oxide và hydroxide tương ứng giảm dần.
Câu 8. Trong các acid sau, acid nào mạnh nhất?
A. HF;
B. HCl;
C. HBr;
D. HI.
Đáp án: D
F, Cl, Br, I đều thuộc nhóm VIIA, tính acid tăng dần từ HF đến HI.
HI là acid mạnh nhất.
Câu 9. Trong các chất dưới đây, chất nào có tính base mạnh nhất?
A. Mg(OH)2;
B. NaOH;
C. Al(OH)3;
D. Fe(OH)3.
Đáp án: B
Trong các 4 hydroxide, chỉ có NaOH là hydroxide của kim loại nhóm IA nên NaOH có tính base mạnh nhất.
Câu 10. Trong các chất dưới đây, chất nào có tính acid mạnh nhất?
A. HClO4;
B. H2SiO3;
C. H3PO4;
D. H2SO4.
Đáp án: A
HClO4 là acid rất mạnh.
Câu 11. Dãy gồm các chất có tính base giảm dần là?
A. NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3;
B. NaOH, Al(OH)3, Mg(OH)2;
C. Mg(OH)2, Al(OH)3, NaOH;
D. Al(OH)3, Mg(OH)2, NaOH.
Đáp án: A
Dãy gồm các chất có tính base giảm dần là: NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3.
Giải thích:
Na, Mg, Al thuộc cùng một chu kì. Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính base của hydroxide tương ứng giảm dần.
Câu 12. Dãy gồm các chất có tính acid tăng dần là?
A. H2SiO3, H3PO4, HClO4, H2SO4;
B. H2SO4, HClO4, H2SiO3, H3PO4;
C. H2SiO3, H3PO4, H2SO4, HClO4;
D. H2SO4, HClO4, H3PO4, H2SiO3.
Đáp án: C
Dãy gồm các chất có tính acid tăng dần là: H2SiO3, H3PO4, H2SO4, HClO4.
Giải thích:
Ta có Si, P, S, Cl thuộc cùng một chu kì.
Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính acid của các hydroxide tương ứng tăng dần.
Câu 13. Dãy gồm các chất có tính acid tăng dần là?
A. Al(OH)3; H2SiO3; H3PO4; H2SO4;
B. H2SiO3; Al(OH)3; Mg(OH)2; H2SO4;
C. NaOH; Al(OH)3; Mg(OH)2; H2SiO3;
D. H2SiO3; Al(OH)3; H3PO4; H2SO4.
Đáp án: A
Dãy gồm các chất có tính acid tăng dần là: Al(OH)3; H2SiO3; H3PO4; H2SO4.
Giải thích:
Ta có Al; Si; P; S thuộc cùng một chu kì.
Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính acid của các hydroxide tương ứng tăng dần.
Câu 14. Cho công thức oxide ứng với hóa trị cao nhất của X là XO3, trong đó X chiếm 40% về khối lượng. Xác định nguyên tố X.
A. Sulfur (S);
B. Phosphorus (P);
C. Carbon (C);
D. Nitrogen (N).
Đáp án: A
Công thức oxide ứng với hóa trị cao nhất của X là XO3, trong đó X chiếm 40% về khối lượng
× 100% = 40%
Mx = 32
X là sulfur (S).
Câu 15. Cho công thức hydroxide ứng với hóa trị cao nhất của X là H3XO4, trong đó X chiếm 31,63% về khối lượng. Xác định nguyên tố X.
A. Sulfur (S);
B. Phosphorus (P);
C. Carbon (C);
D. Nitrogen (N).
Đáp án : B
Công thức hydroxide ứng với hóa trị cao nhất của X là H3XO4, trong đó X chiếm 31,63% về khối lượng
× 100% = 31,63%
MX = 31
X là phosphorus (P).
Xem thêm các bài giải Trắc nghiệm Hóa lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 6: Xu hướng biến đổi một số tính chất của nguyên tử các nguyên tố trong một nhóm
Bài 8: Định luật tuần hoàn. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.